Phong Ấn Quỷ Dữ – Phim kinh dị sử dụng yếu tố tâm linh & văn hóa Ấn Độ
Tháng 10 này, Phong Ấn Quỷ Dữ – bộ phim đánh dấu sự trở lại của nhà sản xuất bom tấn Get Out kết hợp cùng Neon – nhà phát hành đứng sau tác phẩm khuynh đảo lịch sử điện ảnh châu Á Parasite.
Phong Ấn Quỷ Dữ – Câu chuyện kinh dị khai thác về cuộc sống người nhập cư lồng ghép nhiều yếu tố tâm linh và văn hóa Ấn Độ.
Ngay từ hình ảnh nhá hàng đầu tiên, khán giả có thể thấy câu chuyện kinh dị lần này trong Phong Ấn Quỷ Dữ được kể với nhân vật nữ chính Samidha (Megan Suri) – diễn viên từng “gây sốt” với các vai diễn xuất sắc trong Never Have I Ever và Missing xuất hiện cùng một chiếc hũ bí ẩn. Đến poster chính thức, trọng tâm vẫn là hình ảnh Samidha , nhưng lần này sự an nguy của cô đang đối mặt với sự đe dọa từ một bàn tay quỷ dữ, đồng thời hé lộ mối liên kết đáng sợ giữa chiếc hũ bí ẩn kia và nguồn gốc ghê rợn của quỷ dữ.
Qua đoạn trailer, một số chi tiết quan trọng xoay quanh Samidha được nhà sản xuất hé lộ, mở ra nhiều tình tiết kinh dị, rùng rợn. Samidha – một thiếu niên người Mỹ gốc Ấn đang tìm cách hòa nhập với môi trường học đường của mình vì vốn dĩ cô là người nhập cư. Biến cố ập đến khi người bạn từng thân thiết với Samidha là Tamira (Mohana Krishnan), cũng là một nữ sinh gốc Ấn, bắt đầu có những biểu hiện kì lạ xoay quanh chiếc hũ bí ẩn. Tamira tìm đến Samidha với mong cầu sự giúp đỡ nhằm cứu lấy cô thoát khỏi sự đeo bám khủng khiếp từ một thế lực vô hình, không ngờ rằng, chính Samidha và hành động đập vỡ chiếc hộp kia đã giải phóng con quỷ khát máu đang mắc kẹt ở bên trong. Chúng bắt cóc Tamira vào khoảng không gian tách biệt đáng sợ và sẵn sàng nuốt chửng bất kỳ ai cố gắng cứu lấy Samidha . Mặc cho những tiếng gào thét trong tuyệt vọng của đôi bạn Tamira và Samidha , những cái chết ám ảnh vẫn dần dần diễn ra gieo rắc một nỗi ám ảnh đến kinh hoàng.
Là tác phẩm điện ảnh đầu tay, đạo diễn Bishal Dutta thể hiện tài năng của mình khi mượn câu chuyện đôi bạn người Mỹ gốc Ấn song hành cùng một thế lực ma quỷ để khai thác khía cạnh xã hội về cuộc sống của người nhập cư. Bên cạnh đó, các yếu tố về tâm linh và văn hóa Ấn Độ cũng được lồng ghép sâu sắc bởi sự hiện diện của cái ác trong phim – quỷ dữ ăn thịt người Pishach nổi tiếng trong thần thoại Ấn Độ giáo và Phật giáo.
Tác phẩm kinh dị với dàn ekip hậu thuẫn bảo chứng độ chất lượng hàng đầu Hollywood.
Sau hơn 3 năm, nhà sản xuất tài ba Sean McKittrick – người góp phần đánh dấu bước chuyển mình của dòng phim kinh dị khi đầu tư khai thác sâu nội dung về mảng tối xã hội chính thức tái xuất với Phong Ấn Quỷ Dữ. Với sự thành công của loạt phim kinh dị Get Out và Us gây bão phòng vé những năm trở lại đây, Sean McKittrick tiếp tục trở lại trên màn ảnh rộng cùng Phong Ấn Quỷ Dữ vào tháng 10, hứa hẹn đem đến câu chuyện mang nhiều tầng ý nghĩa và thông điệp châm biếm sâu sắc với nội dung về bản sắc văn hóa của người nhập cư. Bên cạnh đó, bộ phim còn có sự kết hợp của nhà phát hành Neon – đơn vị tạo nên tiếng vang lớn cho điện ảnh châu Á sau thành công rực rỡ của Parasite ra mắt năm 2019. Là một đối trọng đang vươn mình trên trường phim quốc tế, nhà phát hành phim Neon xuất sắc khi xác lập kỷ lục có 4 bộ phim liên tiếp giành giải Cành cọ vàng tại LHP Cannes. Với cú bắt tay giữa bộ đôi sản xuất và phát hành phim uy tín, Phong Ấn Quỷ Dữ chắc chắn sẽ là tác phẩm hứa hẹn bùng nổ chất lượng về mặt nội dung, mang đến những giây phút giật gân, ám ảnh cho khán giả.
Màn “Phong Ấn Quỷ Dữ” của Samidha và Tamira hứa hẹn sẽ mang đến những giây phút rợn tóc gáy và cảm giác ớn lạnh kéo dài cho khán giả bởi những góc quay kinh dị đầy chất lượng. Có thể nói, đây chính là một tác phẩm kinh dị mà bạn không thể bỏ qua vào tháng 10 tới đây.
Phong Ấn Quỷ Dữ sẽ khởi chiếu tại các cụm rạp trên toàn quốc vào ngày 20/10.
Người gieo rắc ác mộng trên màn ảnh
Jordan Peele được nhắc tới như cái tên bảo chứng cho thành công của dòng phim kinh dị thế giới với ngôn ngữ điện ảnh sáng tạo và ấn tượng.
Trước 2012, cái tên Jordan Peele vẫn còn khá lạ lẫm với khán giả. Bắt đầu con đường nghệ thuật với vai trò diễn viên hài và chủ yếu xuất hiện trong các bộ phim truyền hình, anh vẫn chưa thể tạo được nhiều dấu ấn tại Hollywood.
Cánh cổng bước đến thành công chỉ bắt đầu hé mở khi series Key & Peele , một show truyền hình in đậm dấu ấn cá nhân do Jordan Peele và Keegan Michael Key làm diễn viên kiêm biên kịch được ra mắt. Ngay khi phát sóng, series trở thành hiện tượng nổi tiếng, được khán giả và giới chuyên môn đánh giá cao bởi tính hài hước đặc trưng xoáy sâu vào các vấn đề về chủng tộc và văn hóa.
Cặp bài trùng Keegan Michael và Jordan Peele.
Nhờ sự thành công của show, Jordan Peele trở thành chủ nhân của một giải Peabody và hai giải Emmy - những giải thưởng danh giá nhất của lĩnh vực truyền hình.
Đem sự hài hước vào miền đất kinh dị
Tài năng và tên tuổi dần được khẳng định tại Hollywood, nhưng Jordan Peele không chỉ dừng lại ở đó. Tham vọng trở thành đạo diễn, biên kịch và nhà sản xuất đã đưa sự nghiệp của anh đi xa hơn nhiều so với bạn diễn Keegan Michael Key.
Đem theo "trí hài hước thông minh và nét châm biếm xã hội sâu cay", Jordan Peele mở đường tới miền đất kinh dị bằng bộ phim Get Out (2017) cùng sự hậu thuẫn đắc lực của hãng sản xuất nổi tiếng Blumhouse.
Tác phẩm điện ảnh đầu tay của Jordan Peele khiến cả giới phê bình và khán giả phát cuồng. Phim thu về 255 triệu USD doanh thu trên toàn cầu, gấp 50 lần kinh phí sản xuất và được đánh giá là bộ phim kinh dị đầu tay thành công nhất lịch sử điện ảnh. Tại lễ trao giải Oscar lần thứ 90, Get Out nhận được 4 đề cử và thắng giải Kịch bản phim xuất sắc dành cho Jordan Peele. Anh ghi danh vào lịch sử khi là biên kịch người Mỹ gốc Phi đầu tiên được trao tặng giải thưởng này.
Bộ phim Get Out (2017) trở thành cú hích đầu tay thành công cho sự nghiệp lừng lẫy của Jordan Peele.
Sau thành công đầu tay với tư cách đạo diễn được đánh giá là "hiện tượng mùa Oscar 2017", ông tiếp tục cho ra mắt Us. Không ngạc nhiên khi bộ phim tiếp tục gặt hái nhiều thành công vang dội, được giới phê bình đánh giá cao. Doanh thu bán vé của Us vượt qua cả phim kinh dị đình đám trước đó như A Quiet Place và soán ngôi vương phòng vé của Captain Marvel tại thời điểm đó với doanh thu kỷ lục 70 triệu đô trong ngay tuần công chiếu đầu tiên.
Gần đây nhất, Nope vừa được ra mắt tại các rạp, là phim kinh dị thứ ba do Jordan Peele làm đạo diễn .
Us (2019) và Nope (2022) lần lượt ra mắt sau thành công của bộ phim tiền nhiệm.
Nghệ thuật sử dụng chất liệu điện ảnh
Cả 3 tác phẩm của Jordan Peele đều đặt ra một kỳ vọng vô định: không điều gì đáng tin tưởng nếu chỉ dựa trên quan sát bằng mắt thường. Nói cách khác, những gì chúng ta thấy chưa chắc là những gì đang diễn ra.
Xuyên suốt các thước phim, những chi tiết hay hình ảnh xuất hiện rải rác đem lại những manh mối mơ hồ cho khán giả. Jordan thực sự thành công trong việc gợi mở tâm lý khám phá và đẩy cao không khí căng thẳng qua từng hồi phim khi những bí mật dần được gợi mở. Để rồi khi nút thắt của câu chuyện được gỡ bỏ, khán giả chợt kinh ngạc nhận ra những gì họ đã khám phá được đơn giản chỉ là "bề nổi của tảng băng chìm".
Vị đạo diễn giành được tượng vàng Oscar tại hạng mục Kịch bản xuất sắc với Get Out.
Bên cạnh hình ảnh, âm nhạc cũng là thứ ngôn ngữ mang đậm dấu ấn làm phim cá nhân của anh khi được vận dụng một cách khéo léo qua từng hồi, đóng vai trò như mắt xích kết nối các hình ảnh và sự kiện đầy tính nghi hoặc.
Từ âm thanh của chiếc thìa chạm vào tách trà, là chìa khóa để thôi miên Chris Washington trong Get Out hay với Us, thứ giọng nói quái đản đầy bất an của thủ lĩnh các song trùng đem lại gợi ý về bức tranh thảm kịch của việc tráo đổi nhân vật trong quá khứ.
Cũng giống như hai bom tấn trước đó, Nope không phải một tác phẩm kinh dị tầm thường sử dụng hiệu ứng âm nhạc tạo nên các màn jumpscare sáo rỗng. Thay vào đó, âm thanh hòa nhập và trở thành một phần của câu chuyện, tinh tế và đầy tính ẩn dụ.
Cuối cùng, Jordan Peele chính là minh chứng cho việc đập tan định kiến phim hài và phim kinh dị không thể trộn lẫn do mang những sắc thái trái ngược nhau. Xuất phát điểm là một diễn viên hài, yếu tố hài hước giải trí đem lại tiếng cười cho khán giả thường xuyên được Jordan sử dụng như một gia vị mới mẻ cho các bộ phim của mình.
"Kinh dị và hài hước là hai cách tốt nhất để chúng ta đối mặt với cuộc khủng hoảng hiện hữu về kiến thức, rằng các mô hình cuộc sống mà chúng ta từng sử dụng một ngày nào đó sẽ bị phá vỡ và chúng ta không biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo", ông chia sẻ.
Nghệ thuật khai phá tâm lý khán giả
"Không phải tất cả nỗi kinh hoàng đều nhấn mạnh tầm quan trọng của yếu tố tâm lý - nhưng kịch bản phim của Peele chắc chắn diễn ra theo cách này". Trọng tâm của cấu trúc trong mỗi câu chuyện là sự giăng bẫy tâm lý khó chịu cho người xem trước khi những bất ngờ đáng sợ trở nên rõ ràng với nhân vật chính ở nửa cuối câu chuyện. Bằng việc khai thác triệt để nút thắt các mối quan hệ, nhân vật trong phim của Jordan mang chiều sâu tâm lý với những câu chuyện quá khứ phủ đầy đau thương và ám ảnh.
"Nếu bạn có thể dự đoán khán giả sẽ nghĩ, khám phá được điều gì hoặc họ nghĩ bạn sẽ làm gì, bạn có thể sử dụng điều đó để chống lại họ". Cách Jordan xây dựng và khai thác tuyến nhân vật phản diện trong các tác phẩm của mình luôn độc đáo và mới mẻ. Mang hơi thở viễn tưởng đặc trưng của thể loại kinh dị, nhưng phản diện trong phim của ông không xa rời thực tế, đánh thẳng vào nỗi khiếp sợ trong sâu thẳm mỗi người bằng ý tưởng "chúng ta mới là kẻ thù khủng khiếp nhất của chính mình".
Áp lực tâm lý trong các điểm thắt nút của phim.
Bên cạnh đó, không khó để nhận thấy các bộ phim của ông luôn tràn ngập các biểu tượng chứa đầy tính ẩn dụ, gợi lên nhiều trăn trở trong lòng khán giả. Những ẩn ức về hình ảnh hiệp sĩ trắng, vùng trũng, cây kéo, bầy thỏ ... được cài cắm trong những khung hình ngột ngạt khiến các bộ phim trở thành ví dụ điển hình chứa đựng tính thời sự trong dòng phim kinh dị. Mỗi phim của Jordan sẽ nói về một cái xấu riêng, những vấn đề không chỉ của riêng nước Mỹ mà còn của nhân loại trong thế giới hiện đại: bức tường biên giới, người di cư - nhập cư trước bất ổn chính trị, xã hội lan rộng, chiến tranh hay nỗi đau mà chính con người gieo rắc cho nhau.
Nếu như Get out ghi điểm trong lòng khán giả khi đưa các yếu tố nhạy cảm về chính trị, phân biệt chủng tộc, giai cấp thì Us lại gói gọn cả câu chuyện xã hội bằng sự tương đồng quái đản giữa người thật và phiên bản song trùng của họ.
Mối trăn trở về xã hội loài người
Với Peele, Get Out là cơn mộng mị lâu năm trở thành hiện thực với tư cách biên kịch, đạo diễn.
Với khán giả, đây là cơn ác mộng màn ảnh xé toạc những che đậy giả tạo về một xã hội công bằng, công kích thói phân biệt chủng tộc của người Mỹ thượng đẳng.
Bên trong mỗi người đều lẩn khuất một con quái vật mà chúng ta không hề hay biết. "Chúng ta có phải con người hay không? Chúng ta cũng có linh hồn cơ mà?" - đó là lời tự vấn của nhân vật Adelaide trong Us, cũng là trăn trở của vị đạo diễn.
Còn trong Nope, giá trị nhân văn được gửi gắm dưới những sự thật vén màn ngành công nghiệp điện ảnh Hollywood, về giá trị tình thân, hay chủ đề mới lạ về mối quan hệ giữa con người và động vật.
Yếu tố nhân văn không thể thiếu trong các tác phẩm của Jordan.
Jordan Peele không phải là "lớp vỏ bọc mới" của Kubrick, M. Night Shyamalan, Alfred Hitchcock Hay Steven Spielberg, ông là phiên bản của chính mình với góc nhìn tổng hợp của hài kịch, kinh dị và nhân văn.
Peele đã vận dụng ngôn ngữ điện ảnh một cách khác biệt so với Kubrick, thay đổi tình tiết linh hoạt xuyên suốt bộ phim hơn so với Shyamalan. Đồng thời, các tác phẩm của Peele cũng đem lại nhiều tiết bất ngờ so với Hitchcock và sở hữu khả năng dung hợp yếu tố hài kịch mà Spielberg chưa từng có.
Thành công của ông là việc phá bỏ những chuẩn mực mà người khác chưa hề dám thực hiện, lấp đầy những khoảng trống của ngành công nghiệp điện ảnh kinh dị đương đại.
Nam chính 'Nope': 'Keke tự nhiên, không gượng gạo' Chia sẻ với Zing, nam chính "Nope" cho biết anh ấn tượng khi làm hợp tác với Keke Palmer. Daniel Kaluuya nói nữ diễn viên là người thân thiện và chuyên nghiệp.
Nỗi ám ảnh với... rốn ở điện ảnh Bollywood Điện ảnh Bollywood, Ấn Độ tràn ngập các màn hở rốn. Chỉ cần nhập cụm "nữ hoàng rốn", bạn liền thấy tên một loạt minh tinh nổi tiếng như Tamannah Bhatia, Katrina Kaif, Kirti Sanon... Họ thậm chí để đời với các cảnh quay chiên trứng, chơi con vụ, bổ dừa trên bụng. Với điện ảnh Ấn Độ, hở rốn là cảnh không...