Phối hợp trợ cấp xã hội cho người học
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT và Thủ trưởng các Bộ, ngành liên quan xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định chính sách trợ cấp xã hội cho người học.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 31/2011/NĐ – CP ngày 11/5/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ – CP ngày 2/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục.
Theo đó, thay vì quy định”Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về trợ cấp xã hội cho người học”, Nghị định 07/2013/NĐ-CP mới quy định “Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thủ trưởng các Bộ, ngành liên quan xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định chính sách trợ cấp xã hội cho người học.
Ảnh minh họa
Trước đó, trong dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất trợ cấp xã hội cho học sinh, sinh viên với mức bằng 50% mức lương tối thiểu hiện hành và cấp đủ 12 tháng trong năm.
7 đối tượng học sinh, sinh viên được hưởng trợ cấp xã hội trong dự thảo gồm: học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số đang sống ở những vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; học sinh, sinh viên có cha mẹ thường trú tại vùng cao, miền núi, vùng sâu và hải đảo; học sinh, sinh viên mồ côi không nơi nương tựa; học sinh, sinh viên khuyết tật có khó khăn về kinh tế; học sinh, sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vượt khó học tập; học sinh, sinh viên là con cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo chế độ hợp đồng mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động được hưởng trợ cấp thường xuyên; học sinh, sinh viên con gia đình thuộc diện hộ nghèo theo quy định chung của nhà nước.
Các đối tượng trên phải là học sinh, sinh viên đang học hệ chính quy tập trung, có thời gian khóa học từ 1 năm trở lên tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Nếu học sinh, sinh viên thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội mà cùng một lúc học ở nhiều trường (hoặc nhiều khoa trong cùng một trường) thì chỉ được hưởng một suất trợ cấp xã hội. Việc chi trả dự kiến được thực hiện theo phương thức chuyển kinh phí về địa phương trực tiếp chi trả cho đối tượng thụ hưởng.
Video đang HOT
Hiện dự thảo này đang được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội công khai lấy ý kiến.
Hồng Hạnh
Theo dân trí
Lại thay mẫu bằng tốt nghiệp, nhiều trường bất ngờ
Đầu tháng 12/2012, Bộ GD-ĐT ban hành thông tư thay mẫu bằng tốt nghiệp cao đẳng (CĐ) và trung cấp chuyên nghiệp (TCCN). Nhiều trường quá bất ngờ vì trong 3 năm học, Bộ thay mẫu bằng đến 2 lần.
Mẫu bằng CĐ và TCCN đang sử dụng cũng vừa mới thay năm 2009. Mới hơn hai năm sử dụng, khi các trường, người học và nhà tuyển dụng đang quen dần với mẫu bằng năm 2009, bỗng dưng Bộ lại thay mẫu phôi và đổi cách ghi thông tin trên bằng.
Nội dung trang 2 và 3 mẫu phôi bằng CĐ mới (dưới) cơ bản không có gì mới so với bằng đang sử dụng (trên). (Ảnh tư liệu)
Thay đổi hình thức
So với mẫu bằng ban hành năm 2009, những nội dung ghi trên mẫu bằng mới lần này cơ bản không có gì khác so với mẫu bằng đang áp dụng, ngoại trừ việc vị trí mục ghi "tên ngành học" được chuyển lên phía trên. Mẫu bằng mới lần này vẫn không có chỗ dán ảnh và dành hẳn trang 2 để ghi thông tin bằng tiếng Anh (tương ứng phần ghi tiếng Việt bên trang 3). Nhiều trường CĐ, TCCN thắc mắc: mẫu bằng mới nhưng không có nội dung gì mới, không hiểu sao phải thay mẫu bằng?
Ngày 26/11, các trường phía Nam được dự chương trình tập huấn của Bộ về quản lý và cấp phát văn bằng tại Đà Nẵng. Tất cả thông tin tại kỳ họp này đều xoay quanh mẫu bằng đang áp dụng, tuyệt đối không có thông tin nào về việc sẽ thay mẫu bằng. Đùng một cái, thông tin thay mẫu bằng được ký ngày 30/11, chỉ sau đó bốn ngày. "Tại sao bộ không công bố thông tin mẫu bằng mới để các trường có ý kiến luôn một thể? Giờ chỉ thấy thông tin trên mạng, chưa thấy Bộ hướng dẫn gì thêm"- trưởng phòng đào tạo một trường CĐ tại TP.HCM thắc mắc.
Ba năm, hai lần thay mẫu bằng
Ngày 12/8/2009, Bộ GD-ĐT ban hành các thông tư về việc thay mẫu bằng tốt nghiệp ĐH, CĐ, TCCN. Ngày 24/5/2011, Bộ ban hành mẫubằng ĐH mới, áp dụng từ ngày 10/7/2011. Ngày 30/11/2012, Bộ lại có thông tư thay mẫu bằng CĐ, TCCN, áp dụng từ ngày 26/11/2013.
Thông tư ban hành mẫu bằng tốt nghiệp CĐ, TCCN mới có hiệu lực từ ngày 26/11/2013. Các trường còn gần một năm để chuẩn bị áp dụng mẫu bằng mới. Tuy nhiên có rất nhiều băn khoăn từ việc thay đổi bất ngờ này. Ông Đỗ Hồng Cường, trưởng phòng đào tạo Trường CĐ Sư phạm Hà Nội, cho hay ngay khi bộ công bố mẫu bằng CĐ mới, trường đã rà soát phôi bằng cũ đã mua chưa sử dụng, chuẩn bị báo cáo để xin hướng xử lý. "Với lớp học chính quy, năm học kết thúc từ tháng 8, các phôi bằng cũ đã dùng hết. Riêng các lớp liên thông, do đặc thù học theo đợt, chưa tốt nghiệp nên số phôi bằng trường mua của Bộ cho các lớp học này chưa dùng đến, trường phải xin ý kiến của Bộ xem có hủy hay không"...
Th.S Đỗ Hữu Khoa, chủ tịch khối liên kết các trường chuyên nghiệp tại TP.HCM, bày tỏ: "Mỗi lần thay mẫu bằng là mỗi lần xáo trộn cho người học và người tuyển dụng. Lần thay mẫu bằng năm 2010 đã gây ra rất nhiều thắc mắc từ các nhà tuyển dụng về tính xác thực của văn bằng khi họ tuyển dụng". Bằng kinh nghiệm qua mỗi lần đổi mẫu bằng, các trường cho rằng năm 2013, thời điểm giao thời 2013 thế nào cũng phát sinh những chuyện thừa - thiếu phôi bằng. Nếu chờ đến cuối tháng 11 để được mua phôi bằng mới, việc phát bằng tốt nghiệp của các trường có thể phải muộn hơn so với mọi năm.
Ông Khoa phân tích: thông thường HS TCCN sẽ tốt nghiệp khoảng tháng 9 hằng năm, việc mua phôi bằng, ghi thông tin lên bằng và phát bằng được các trường thực hiện trong khoảng tháng 10, tháng 11. Giờ chưa thể biết được những HS tốt nghiệp năm 2013 sẽ được cấp bằng theo mẫu ban hành năm 2009 hay 2012. Các trường TCCN được phép tuyển sinh nhiều lần trong năm, như vậy cũng tốt nghiệp nhiều đợt trong cùng một năm. Nếu thực hiện đúng như thông tin của bộ vừa ban hành, những HS tốt nghiệp năm 2013 tùy thời điểm sẽ nhận hai bằng cấp theo mẫu cũ - mới khác nhau. Hiệu trưởng một trường CĐ tại Hà Nội cho rằng việc đổi mẫu bằng liên tục khiến SV tốt nghiệp có thể gặp nhiều phiền toái và mệt mỏi giải trình với nhà tuyển dụng khi đi xin việc. "SV tốt nghiệp cùng một trường, cách nhau không lâu mà mẫu bằng khác nhau thì đơn vị có hoài nghi cũng là điều dễ hiểu".
Ghi tên ngành bằng tiếng Anh: Mạnh ai nấy làm
Cùng với thắc mắc "vì sao phải thay mẫu bằng", nỗi băn khoăn lớn của các trường xoay quanh việc "vì sao chưa có quy định thống nhất cách ghi tên ngành bằng tiếng Anh". Nhiều trường than phiền: mẫu phôi bằng thay đổi nhưng danh mục mã ngành bằng tiếng Anh các trường chờ đợi bấy lâu vẫn chưa được ban hành. Điều này gây lúng túng cho các trường trong việc ghi ngành đào tạo bằng tiếng Anh lên văn bằng và đánh đố nhà tuyển dụng. Do chưa có quy định thống nhất nên lâu nay các trường phải tự dịch sang tiếng Anh phần tên ngành đào tạo.
Hiệu trưởng một trường TCCN tại TP.HCM nêu ví dụ: chỉ riêng ngành tin học bậc TCCN có nhiều cách ghi khác nhau. Có trường ghi "Information Technology", có trường dịch thành "Informatics", có trường ghi "Information Communication Technology"... Có trường đào tạo ngành kế toán - tin học bối rối không biết ghi thế nào cho đúng phải gọi sang trường khác hỏi thăm. Hoặc như với ngành sư phạm giáo dục tiểu học khi dịch sang tiếng Anh cũng có nhiều cách dịch: nơi dịch theo tên "giáo dục tiểu học", nơi dịch theo tên "sư phạm tiểu học"... Những rắc rối này các trường mong bộ có quy định thống nhất trước càng sớm càng tốt.
Tính xác thực, độ tin cậy của văn bằng tốt nghiệp cũng là nỗi băn khoăn trong thời điểm bằng giả tràn lan không phải hiếm và Bộ liên tục đổi mẫu bằng tốt nghiệp. Không chỉ các doanh nghiệp nghi ngại với văn bằng, chính các trường đào tạo liên thông, văn bằng hai cũng không tin tưởng tuyệt đối khi nhận bằng của thí sinh tốt nghiệp từ trường khác.
Trưởng phòng đào tạo một trường CĐ nhóm ngành kinh tế cho biết: khi tuyển sinh liên thông, trường phải gửi công văn từng trường có thí sinh dự thi để xác nhận thông tin văn bằng.
Bộ GD-ĐT có yêu cầu các trường công khai thông tin tốt nghiệp và cấp phát bằng của HS, SV lên trang web nhưng rất nhiều trường chưa thể thực hiện được. Các nhà tuyển dụng và các trường cũng chưa quen kiểu tra cứu thông tin trên mạng. Thành ra phòng đào tạo các trường có thêm phần việc thường xuyên là xác nhận thông tin văn bằng đã cấp. Nhiều ý kiến từ các trường đề xuất: Bộ nghiên cứu đổi chất liệu làm phôi bằng. Chất liệu dùng làm phôi bằng hiện nay láng bóng, mỏng manh, có vẻ dễ làm giả hơn bằng phủ giả da trước đây. Như vậy mới xứng là bằng quốc gia".
Để đồng bộ với phôi bằng đại học
Bà Lê Thị Kim Dung, phó vụ trưởng phụ trách Vụ Pháp chế Bộ GD-ĐT, cho hay: mục đích việc thay đổi mẫu bằng CĐ, TCCN lần này để đồng bộ với phôi bằng ĐH đã thay đổi từ trước. Thay đổi trên mẫu bằng chủ yếu ở phần ghi tiếng Anh. Còn về danh mục mã ngành cấp 4, bộ đang triển khai dịch để có công bố sớm nhất, giúp các trường thống nhất tên gọi tiếng Anh các ngành. Kế hoạch ban đầu mã ngành này được công bố năm 2012, nhưng do tính phức tạp của việc dịch tên ngành nên mốc ban hành bị trễ hơn.
Theo Dantri
Cô bé 11 tuổi chăm cha bị liệt Mẹ mất, anh trai đi làm ăn xa, Nguyễn Thị Loan (xã Yên Thọ, Yên Định, Thanh Hóa) mới 11 tuổi đã trở thành trụ cột gia đình. Cô bé vừa đi học, vừa chăm sóc người cha bị tai biến nằm một chỗ. Mẹ mất, bố bị tai biến, anh trai đi làm xa, mọi việc trong nhà đều do một tay...