Phở Việt Nam ở Hàn Quốc
Ở Hàn Quốc (HQ), nếu như “Udon”, một món mì khá nổi tiếng của Nhật Bản đã gần như được Hàn Quốc hóa và có mặt ở hầu như tất cả các nhà hàng từ bình dân đến cao cấp, thì phở VN lại được “phổ cập” theo một hệ thống khác khá bài bản. Đó là nếu muốn ăn phở và các món ăn truyền thống khác của VN thì thực khách phải vào hệ thống các cửa hàng “ Pho Mein”, “ Pho Saigon”, “Pho Hòa”, “ Pho Bay”…
Sẽ là một lựa chọn hợp lý cho mọi thực khách “ du lịch ba-lô” của VN khi phải giải quyết bữa ăn ở ngoài phố, nếu như vào các quán phở của VN. Thứ nhất là giá cả: Một bát phở với 8.500won sẽ làm thỏa mãn cả về khẩu vị lẫn dạ dày của khách hơn rất nhiều so với khoảng 5.000 – 8.000 won một bát mỳ kiểu HQ ở ngoài phố. Nước dùng trong, ngọt, mềm của phở VN khác hẳn với nước mì ngọt lờ lợ của mỳ HQ. Thịt bò cũng vậy, là thứ thịt trần chín tới, không qua chế biến sẵn và giữ nguyên mùi vị nguyên bản. Chỉ có bánh phở là được làm khác – nó được làm như bánh đa sợi nhỏ, nhưng không cứng như bánh đa. Rau thơm, rau mùi, hành tây… được bày riêng trên một chiếc đĩa đi kèm, chứ không cho thẳng vào bát như ở ta.
Tôi hỏi Han Ji Hyung (45 tuổi) chủ quán Pho Mein trên đường Seopangyo tại một khu phố mới ở Seoul: Tại sao là phở VN mà không chế biến hoàn toàn theo kiểu VN bằng cách cho các gia vị đầy đủ vào bát phở? Ông ta bảo: Vì phở VN nhưng chủ yếu phục vụ người HQ nên vẫn tránh cho những gia vị đặc trưng như ngũ vị hương hay hành và gừng nướng vào nước dùng. Người HQ chưa quen với các mùi gia vị đó. Han Ji Hyung cũng cho biết: Ngoài phở, quán của ông còn bán cả ném rán, cơm rang theo kiểu VN.
Một cửa hàng phở VN tại Hàn Quốc
Video đang HOT
Điều gây ngạc nhiên cho chúng tôi là chủ nhân hệ thống các cửa hàng phở ở HQ không có ai là người VN cả. Nhãn hiệu “Pho Mein” là độc quyền của Cty Dailyking Inc – một công ty chuyên kinh doanh mặt hàng ăn uống. Ahn Byung Jin, một quản lý của Cty cho biết: Hiện hệ thống “Pho Mein” có 102 nhà hàng trên toàn quốc, riêng ở khu thủ đô (gồm Seoul, TP.Incheon và tỉnh Gyeonggi) có 70 nhà hàng. “Pho Mein” có quy định riêng về cách bài trí cũng như cách chế biến các món ăn VN, trong đó có phở. Nhà hàng của Han Ji Hyung được đặt tại một ngã ba thuận tiện cho việc đỗ xe và được trang trí rất đẹp, nhìn ngoài cửa không ai nghĩ đó là quán ăn, nếu như không có biển đề “Pho Mein” – Vietnamese Cuisine. Các nhà hàng khác như “Pho Bay”, “Phơ Hòa”, “Pho Saigon”… cũng là do người HQ làm chủ, thậm chí đầu bếp cũng là người HQ luôn.
Chủ nhân hệ thống các cửa hàng phở ở HQ không có ai là người VN cả
Dù được thưởng thức bát phở “khá ổn” sau những giờ lang thang ngoài phố lạnh, nhưng tôi vẫn thấy thoáng buồn vì một món ăn đã từng được nhiều nhà văn đưa vào tác phẩm của mình như phở – đã không còn giữ được cách chế biến của nó ở HQ. Một bát phở với màu xanh của hành thơm, màu đỏ của ớt, màu hồng của thịt, màu trắng của bánh đa cùng với hương vị hòa quyện của các loại gia vị và nước dùng được bày trước thực khách sẽ rất khác với một bát phở mà chỉ thấy thịt và bánh… và e rằng, đến một giai đoạn nào đó, phở VN sẽ biến thành một món ăn được HQ hóa như mỳ udon. Trong khi đó, ẩm thực HQ đang đi từng bước vững chắc vào thị trường VN với nguyên hương vị của nó, không cần phải thay đổi, chiều theo thị hiếu của người Việt.
Theo LĐO
"Nhậu" tưng bừng giữa phố hoa
Giữa không gian văn hóa của phố hoa, nhiều du khách cảm thấy thất vọng khi chứng kiến những hình ảnh không đẹp.
Là một trong những sự kiện lớn diễn ra trong dịp tết dương lịch tại Hà Nội, lễ hội phố hoa đã thu hút hàng trăm nghìn lượt du khách mỗi ngày. Nhiều hiện tượng tiêu cực tại các lễ hội năm trước vẫn xảy ra, như tình trạng "chặt chém" du khách. Giá gửi xe ô tô lên tới hàng trăm nghìn đồng/xe, xe máy trung bình 20.000-30.000 đồng/xe.
Năm nay, không gian trưng bày hoa thu hẹp hơn lễ hội năm trước. Hoa được chuyển từ lòng đường lên vỉa hè, có rào chắn bảo vệ xung quanh. Tại mỗi khu vực trưng bày, lực lượng bảo vệ thường xuyên có mặt nhắc nhở du khách. Vậy mà, nhiều hình ảnh cũ tại kỳ lễ hội trước vẫn tái diễn như vượt qua hàng rào bảo vệ đề đứng sát cạnh hoa, cầm hoa chụp ảnh, bấm thử xem hoa thật hay giả...
Tối 31.12, khi chúng tôi có mặt tại lễ hội, một số chậu hoa trưng bày không có hàng rào bảo vệ đã bị bứt cánh, cành lá gãy dập. Nhiều khóm hoa ly đặt tại khu vực dưới chân tượng đài Lý Thái Tổ đã héo rũ. Thương thay các cây cổ thụ ven Hồ Gươm, nhiều du khách hồn nhiên trèo lên cây tạo dáng chụp ảnh, hay ngồi vắt vẻo trên cây xem chương trình nghệ thuật chào năm mới
Số lượng hoa và các loài hoa có mặt trong lễ hội năm nay ít phong phú. Có du khách cười buồn: "Ngắm hoa thì ít, ngắm người thì nhiều". Một điều đáng nói là tại lễ hội, thay vì có những tấm biển chỉ dẫn, giới thiệu về các loài hoa, lại xuât hiên nhiều tấm biển quảng cáo "vô duyên". Nhiều khu vực trưng bày do các công ty, cửa hàng hoa thực hiện. Sẽ không có gì đáng phải phàn nàn nếu tấm biển quảng cáo không quá to, gây phản cảm. Tại một không gian trưng bày, nhiều người tò mò khi nhìn thấy tấm biển in chữ to "Hoa Sáo". Có du khách thắc mắc , không biết loại hoa nào trưng bày là hoa sáo? Tìm hiểu một lúc mới ngớ người: "Hoá ra, Hoa Sáo là tên cửa hàng hoa".
Tại lễ hội, các hàng bán rong đồ ăn như xúc xích, bò bía, mực nướng, ngô nướng kem, kẹo bông, hoa quả... mọc lên nhan nhản. Trên đoạn vỉa hè ngắn cũng là không gian trưng bày hoa, có tới hàng trăm người bán hàng rong. Giữa không gian hoa, mùi mực nướng, ngô nướng, mùi xúc xích rán, bỏng ngô... quyện vào nhau, tỏa ra khắp nơi. Du khách khó ngửi thấy hương hoa nhưng lại bị nức mũi bởi hương thơm của các loại đồ ăn.
Cung trong buôi tôi cuối cung cua năm 2011, ngay sát cạnh khu vực bày hoa, nhiều hàng quán vô tư mọc lên, vô tư mời khách ngồi thưởng thức ngay trên bãi cỏ hay vỉa hè. Các nam thanh, nữ tú, cả các bậc trung niên thản nhiên ngồi nhấm nháp đồ ăn, chúc tụng, trò chuyện râm ran như đang đi dã ngoại bên bờ hồ. Dòng người ngắm hoa cứ tấp nập qua lại, người bán cứ bán, người ăn cứ ăn, rác cứ vô tư xả. Bãi cỏ từ trước vẫn được cắm biển "cấm giâm chân lên cỏ" nay đã nát tươm, trở thành quán hàng đông đúc. Không gian hoa ngập trong rác. Que kem, giấy báo, túi ni lông, đồ ăn thừa, chai nước...tràn trên vỉa hè, trên đường đi, nổi lềnh bênh ven hồ. Thật khó hiểu là, lực lượng bảo vệ được huy động không hề ít, bố trí khắp khu vực phố hoa nhưng lại không hề nhắc nhở các quán hàng rong và du khách. Chỉ vào ban ngày, tình trạng này mới được cải thiện chút ít.
Biết rằng, lễ hội có văn minh hay không phụ thuộc vào chính ý thức của người dân, người đi hội. Nhưng, thiết nghĩ ban tổ chức, cơ quan quản lý cũng không nên hững hờ trước những hiện tượng "xâu" xảy ra tại lễ hội, hoặc có lúc làm chặt, có lúc lại bỏ mặc.
Theo TNO
Ngập tràn điểm vui chơi "Tết Tây" cho Teen Hà thành Tết Dương lịch năm nay có tới 3 ngày nghỉ, trên các diễn đàn và mạng xã hội giới trẻ Hà thành đang lùng sục các địa điểm để tổ chức vui chơi "Tết tây" trên đất Việt. Sau đây là một số điểm vui chơi lí tưởng cho giới trẻ. Đếm ngược chào năm 2012 Quảng trường Nhà Hát Lớn Hà Nội...