Phó tướng NATO hung hăng gọi Nga là kẻ thù
Phó Tổng thư ký NATO – ông Alexander Vershbow mới đây đã nói rằng liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương giờ đây buộc phải đối xử với Nga “như một kẻ thù hơn là một đối tác”, hãng tin AP hôm qua (1/5) đưa tin.
Phó Tổng thư ký NATO – ông Alexander Vershbow
Cựu Đại sứ Mỹ tại Nga, 61 tuổi, tuần này đã phát biểu với giới phóng viên báo chí rằng, vai trò của Moscow trong cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng ở Ukraine hiện nay đã buộc NATO phải xem xét lại lập trường của liên minh này đối với Nga và rằng NATO sẽ sớm triển khai thêm quân đến khu vực khi căng thẳng leo thang.
Theo phóng viên AP Robert Burns hôm qua cho biết, Phó Tổng thư ký NATO Vershbow đã tuyên bố, vai trò mà Kremlin bị cáo buộc trong những diễn biến gần đây ở Ukraine “đánh dấu một bước ngoặt trong nhiều thập kỷ NATO nỗ lực để đưa Moscow lại gần hơn”.
Phó tướng của NATO được cho là đã nói với giới phóng viên rằng, liên minh này đang cân nhắc, xem xét những biện pháp mới chống lại bất kỳ hành động gây hấn nào trong tương lai từ Nga nhằm vào các nước đối tác của họ. Ông Vershbow thậm chí còn tuyên bố, NATO có thể sẽ sớm triển khai môt lực lượng chiến đấu hùng hậu đến Đông ÂU.
Theo nguồn tin từ Civil.Ge, ông Vershbow đã phát biểu với khán giả trong một cuộc hội thảo nhóm ở thủ đô Washington, DC một ngày trước đó rằng, NATO nên triển khai “vũ khí phòng thủ đến khu vực”.
“Chúng ta cần phải tăng cường sự giúp đỡ cho các nước láng giềng của Nga để họ cải tổ hệ thống quốc phòng và hiện đại hóa quân đội, không chỉ là Ukraine mà cả Moldova, Gruzia, Armenia, Azerbaijan,”, ông Vershbow đã nói như vậy.
Cũng theo Phó Tổng thư ký Vershbow, NATO nên nghĩ đến chuyện “nâng cấp” các cuộc tập trận chung giữa các quốc gia đối tác, trang tin Civil.Ge dẫn lời ông Vershbow cho biết đồng thời thừa nhận rằng việc triển khai quân đến Gruzia sẽ là một hành động “gây tranh cãi”.
Về phần mình, phát biểu trong cuộc hội thảo, Bộ trưởng Quốc phòng Gruzia Irakli Alasania đã nói: “Việc Mỹ thể hiện vai trò lãnh đạo là rất quan trọng để đảm bảo rằng các bước tiếp theo mà NATO sẽ thực hiện, ví dụ như tại hội nghị thượng đỉnh trong tháng 9 này, sẽ là một đòn đáp trả tương xứng với những gì đang diễn ra ở Ukraine”.
Video đang HOT
“Phương Tây nên nắm lấy cơ hội và tạo ra tình hình thực tế bằng cách chấp nhận kết nạp thêm các nước có nguyện vọng gia nhập vào NATO, bằng cách đưa các vũ khí phòng vệ đến các nước có mong muốn và chủ yếu là ở Gruzia”, ông Alasania cho biết. “Điều quan trọng bây giờ là tạo dựng một số năng lực răn đe trên mặt đất như các hệ thống phòng không, chống bọc thép. Những năng lực đó sẽ giúp chúng tôi bảo vệ sự tự do của mình bởi chúng tôi biết rằng, nếu mọi thứ đi sai hướng vào thời điểm này, sẽ không ai đến cứu chúng tôi, chúng tôi đã thấy điều đó năm 2008″, Bộ trưởng Quốc phòng Gruzia nói thêm.
Hồi đầu tuần này, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu cho hay, NATO đang tăng cường các hoạt động quân sự một cách “chưa từng có” ở sát biên giới Nga. Trước đó vài tuần, Tư lệnh Không quân Mỹ phụ trách sự hiện diện quân sự của NATO ở Châu Âu từng tuyên bố, Mỹ có thể sớm triển khai các binh lính đến khu vực khi căng thẳng tiếp tục leo thang nghiêm trọng ở khu vực gần biên giới giữa Ukraine và Nga.
Trong nhiều tuần nay, giới chức ở Washington và Kiev liên tục đổ lỗi, chỉ trích Nga đã gây ra tình hình bất ổn ở miền đông Ukraine. Kết quả là Mỹ và phương Tây đã tung ra không ít đòn trừng phạt nhằm vào Moscow. Điện Kremlin đã nhiều lần bác bỏ những cáo buộc trên đồng thời lên án các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Hồi đầu tuần này, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng tố cáo, chính Nhà Trắng đã dàn dựng ra cuộc khủng hoảng hiện nay ở Ukraine.
“Tôi cho rằng, những gì đang diễn ra hiện giờ cho chúng ta thấy rõ ai thực sự đang nắm tiến trình ở Ukraine ngay từ đầu. Tuy nhiên, ngay từ đâu, Mỹ đã lựa chọn cách ở trong bóng tối”, ông Putin thẳng thừng chỉ trích.
Cuộc khủng hoảng ở Ukraine đang chứng kiến cuộc đối đầu Đông-Tây nghiêm trọng nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
Kiệt Linh – (theo RT)
Theo_VnMedia
Vai trò Lực lượng Không quân hải quân tương lai của Trung Quốc
Trung Quốc đang tích cực phát triển lực lượng vũ trang, bao gồm các lực lượng hải quân, không quân hải quân. Trong tương lai các lực lượng hải quân, không quân hải quân Trung Quốc có thể bắt đầu một cuộc hành trình dài tới các đại dương xa xôi và như vậy trong tương lai gần ở Thái Bình Dương có thể bắt đầu một cuộc chiến tranh lạnh mới giữa Mỹ và Trung Quốc.
Tại Đối thoại Shangri-La 2012 ở Singapore, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ L. Paneta tuyên bố, đến năm 2020 Hải quân Mỹ sẽ điều động 2/3 lực lượng sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Theo đó, máy bay, tàu chiến cùng các vũ khí trang bị của Hải quân Mỹ sẽ được tăng cường hiện diện tại khu vực.
Thủy phi cơ tuần biển Harbin SH-5 (Cáp Nhĩ Tân SH-5)
Tuyên bố trên cùng các động thái quân sự của Mỹ thời gian qua cho thấy, dường như chính sách tăng cường hiện diện tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ phớt lờ sự có mặt của Trung Quốc - một trong số ít quốc gia có tiềm lực sức mạnh quân sự hàng đầu khu vực. Đương nhiên cả Mỹ và Trung Quốc đều biết, giới lãnh đạo chính trị, quân sự của Trung Quốc sẽ không để yên cho sự hiện diện công khai của tàu chiến Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương, thậm chí Trung Quốc còn đang chuẩn bị cho một cuộc xung đột vũ trang có thể xảy ra.
Trong đó, đang nỗ lực tạo ra một chiến lược phát triển mới cho lực lượng hải quân, đồng thời tính đến sự cần thiết để chống Hải quân Mỹ, đặc biệt là tiêu diệt các nhóm tác chiến tàu sân bay (CSG) của Mỹ.Trong những năm gần đây, Bộ Quốc phòng Trung Quốc rất chú trọng đến việc phát triển lực lượng hải quân, trong đó có lực lượng không quân của hải quân.
Trực thăng tấn công Ka-31
Trực thăng Changhe Z-8
Hiện nay, các máy bay của hải quân và máy bay trực thăng Trung Quốc hầu hết được thiết kế để giải quyết một số lỗ hổng trong tác chiến của tàu hải quân và thực thi các nhiệm vụ hộ tống. Như vậy, không quân của hải quân trong những năm tới có thể là một thành phần quan trọng của lực lượng vũ trang của Trung Quốc nhằm nâng cao khả năng chống lại các đối thủ, đặc biệt là khi đối mặt với lực lượng Hải quân Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, có cơ sở để khẳng định rằng những thay đổi đó diễn ra chỉ trong tương lai xa.
Máy bay tiêm kích đa nhiệm J-11
Máy bay tiêm kích-ném bom JH-7
Máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2
Không quân hải quân Trung Quốc không khác biệt nhiều so với lực lượng không quân. Sự khác biệt duy nhất là sự hiện diện của máy bay đổ bộ đa năng Harbin SH-5 máy bay trực thăng trinh sát điện tử Ka-31 và Changhe Z-8. Trên thực tế, máy bay của Hải quân Trung Quốc có thể không phát huy hiệu quả chống lại các tàu ngầm của đối phương, nhưng với biến chế máy bay trực thăng săn ngầm và một số loại máy bay khác trong không quân hải quân, thì khả năng phát hiện mục tiêu của tàu ngầm đối phương sẽ được nâng lên đáng kể. Mặc dù vậy, khả năng chiến đấu của trực thăng săn ngầm vẫn rất hạn chế và đặc biệt không thể kiểm soát khu vực rộng lớn của Thái Bình Dương hoặc các vùng biển xung quanh lãnh thổ của Trung Quốc.
Máy bay ném bom phản lực hai động cơ H-6D.
Do đó, Không quân hải quân Trung Quốc trong tương lai có thể sử dụng máy bay chiến đấu trên tàu sân bay, nhưng hiện tại Trung Quốc mới có một tàu sân bay (Liêu Ninh CV-16) và chưa biết có hoạt động đầy đủ như một tàu sân bay thông thường hay không. Có thể thấy rằng, Không quân hải quân Trung Quốc vẫn chưa thể thực hiện tất cả các nhiệm vụ liên quan đến đối phó với tàu hải quân của đối thủ. Và lực lượng này mới chỉ có thể hoạt động ở phạm vi hẹp, chưa thể vươn xa tới các vùng biển rộng lớn.
Su Nhi (theo Topwar)
Theo Vietbao.vn
Sáng kiến hòa bình Trung Đông đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ Sáng kiến hòa bình Trung Đông của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ khi chính phủ Israel tiếp tục coi việc công nhận Nhà nước Do thái là điều kiện tiên quyết cho mọi thỏa thuận hòa bình trong tương lai, trong khi chính quyền Palestine khẳng định sẽ không nhượng bộ. Phát biểu với báo chí...