Phó tướng của bà Harris kêu gọi thay đổi cơ chế bầu tổng thống
Ứng viên phó tổng thống đảng Dân chủ Mỹ Tim Walz cho rằng Mỹ nên thay đổi cơ chế bầu tổng thống dựa trên phiếu đại cử tri.
Ông Tim Walz, ứng viên phó tổng thống đảng Dân chủ Mỹ (Ảnh: NBC).
“Tôi nghĩ chúng ta đều biết nên bỏ cơ chế bỏ phiếu đại cử tri. Chúng ta cần dựa vào bỏ phiếu phổ thông”, ông Tim Walz, ứng viên phó tổng thống liên danh tranh cử với Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris, phát biểu trước những người ủng hộ hôm 9/10.
Theo cơ chế bầu cử ở Mỹ, tổng thống và phó tổng thống do các đại cử tri của các bang bầu chọn chứ không phải do người dân bầu trực tiếp.
Lá phiếu do cử tri bỏ là lá phiếu phổ thông. Ứng viên giành nhiều phiếu bầu phổ thông hơn chưa chắc sẽ đắc cử tổng thống.
Thay vào đó, các đại cử tri được bầu lên theo thể thức phổ thông đầu phiếu mới là những người trực tiếp bầu tổng thống và phó tổng thống.
Video đang HOT
Mỗi bang cử ra một số đại cử tri bằng đúng tổng số thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ của bang. Ứng viên nào giành được tối thiểu 270 phiếu đại cử tri, tức là trên 50% trong số 538 phiếu đại cử tri, sẽ đắc cử tổng thống Mỹ.
Năm 2016, bà Hillary Clinton giành được nhiều hơn ông Trump gần 3 triệu phiếu phổ thông, nhưng chỉ giành được 227 phiếu đại cử tri, trong khi ông Trump giành được 304 phiếu. Điều này giúp ông Trump đắc cử tổng thống.
Đây không phải lần đầu tiên ông Walz kêu gọi thay đổi cơ chế bầu cử. Tuy nhiên, bất cứ thay đổi nào liên quan đến cơ chế bầu cử đòi hỏi phải sửa đổi hiến pháp Mỹ.
Lời kêu gọi của ông Walz đưa ra khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang đến gần.
Hầu hết các cuộc khảo sát đều cho thấy ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Kamala Harris dẫn trước ứng viên Cộng hòa Donald Trump. Tuy nhiên, ngay cả khi kịch bản này xảy ra vào ngày bầu cử, ông Trump vẫn có thể trở thành tổng thống một lần nữa nếu giành đủ số phiếu đại cử tri cần thiết sau đó.
Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc chiến ở "Bức tường xanh"
Trong không khí náo nhiệt của Đại hội toàn quốc đảng Dân chủ đang diễn ra, bà Kamala Harris đã nhận đề cử ứng cử viên chính thức của đảng ra tranh cử tổng thống tháng 11 tới, đồng thời ông Tim Walz cũng đã nhận đề cử ứng cử viên phó tổng thống bằng một bài phát biểu.
Giữa những ồn ào náo nhiệt, một câu hỏi lớn đang được các nhà bình luận đặt ra: Liệu đảng Dân chủ có thể chuyển đổi năng lượng bùng nổ xung quanh bà Kamala Harris thành phiếu bầu thực tế vào ngày bầu cử tháng 11 tới?
"Bức tường xanh" miền Trung Tây
Các tiểu bang được mệnh danh là "bức tường xanh" bao gồm Pennsylvania, Michigan và Wisconsin, nơi danh tính của vị tổng thống thứ 47 của Mỹ có thể sẽ được xác định. Tầm quan trọng quá mức của 3 tiểu bang trong cuộc đua này thể hiện rõ qua cuộc chạy đua của các ứng cử viên tổng thống để thu hút lá phiếu cử tri.
Cử tri ở 3 bang "bức tường xanh" có thể quyết định ai sẽ vào Nhà Trắng.
Bà Harris và ông Tim Walz đã rời khỏi đại hội đảng Dân chủ vào hôm 20/8 và bay đến Milwaukee, bang Wisconsin để vận động tranh cử - đây là chuyến thăm thứ ba của bà Harris đến bang chiến trường quan trọng chỉ trong tháng 8 này. Cùng ngày, ông Donald Trump đã chạy nước rút đến hạt Livingstone, bang Michigan, sau chuyến thăm tiểu bang Pennsylvania hôm 19/8.
Ông Walz đã có những chuyến thăm bất ngờ và dùng bữa sáng với các quan chức địa phương của tiểu bang Wisconsin và Pennsylvania hôm 19/8, nói với họ rằng sứ mệnh của ông là đấu tranh cho "chính trị với tinh thần tôn nghiêm, với tinh thần tử tế, với tinh thần vui vẻ".
Theo hệ thống tổng thống của Mỹ, 44 phiếu đại cử tri đoàn được chỉ huy giữa các tiểu bang "bức tường xanh" là những gì cần có trong các chu kỳ bầu cử tổng thống gần đây để đưa một ứng cử viên vượt qua 270 phiếu đại cử tri và giành chiến thắng tại Nhà Trắng. Các tiểu bang "vành đai gỉ sét" (nơi đa số cử tri là công nhân ngành cơ khí, sắt thép) này từng đặt niềm tin vào đảng Dân chủ cho đến khi ông Trump phá vỡ "bức tường" vào năm 2016, giành chiến thắng ở 3 tiểu bang "bức tường xanh" với tỷ lệ sít sao nhất.
Ông Joe Biden đã giành lại 3 tiểu bang vào năm 2020. Nhưng, lòng trung thành chính trị của họ vẫn còn mong manh và cuộc bầu cử năm 2024 đang chờ đợi liệu bả Harris có vượt qua được "bức tường xanh" này hay không.
Các cuộc thăm dò gần đây từ New York Times-Siena College, cũng như các công cụ theo dõi từ fivethirtyeight.com và realclearpolitics, tất cả đều cho thấy bà Harris đang vươn lên mạnh mẽ so với ông Biden trước khi ông rút lui. Tin tốt cho bà Harris là sự phấn khích bùng nổ xung quanh sự nổi lên đột ngột của bà với tư cách là ứng cử viên tổng thống thay thế dường như đang có tác động trên thực tế. Tại tiểu bang Wisconsin, nơi ông Biden giành chiến thắng với chỉ 20.000 phiếu bầu vào năm 2020, hơn 40.000 người đã đăng ký làm tình nguyện viên của đảng Dân chủ kể từ khi lá phiếu chuyển sang bà Harris.
Tại Michigan, nơi ông Biden giành chiến thắng với 154.000 phiếu bầu vào năm 2020, 60.000 người đã đăng ký bỏ phiếu kể từ khi bà Harris được đề cử. Đảng Dân chủ đang cố gắng tối đa hóa tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu tại các trung tâm đô thị lớn là Detroit và Flint, nơi tập trung cơ sở của đảng Dân chủ, cũng như mở rộng sâu hơn vào các vùng nông thôn.
Những bài học từ năm 2016
Trong số các bài học mà chiến dịch của bà Harris sẽ học được từ cuộc đua vụng về của bà Hillary Clinton 8 năm trước, một trong những bài học quan trọng nhất là nên nói về việc làm hơn là "đấu súng" ở 3 tiểu bang "bức tường xanh" nắm giữ chìa khóa vào Nhà Trắng.
Những đặc điểm riêng của đại cử tri đoàn của Mỹ gần như chắc chắn sẽ khiến cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 được quyết định bởi cử tri chỉ ở 7 tiểu bang. 4 tiểu bang: Arizona, Nevada, Bắc Carolina và Georgia - nằm ở "vành đai mặt trời" phía Nam. Nhưng, 3 tiểu bang ở phía Bắc - các tiểu bang "bức tường xanh" Michigan, Pennsylvania và Wisconsin - là những nơi mà các chiến lược gia của đảng Dân chủ tập trung vào. Có thể xem đây là "chiến trường thực sự trong chiến trường".
Nếu bà Harris có thể giành được "bức tường xanh" cùng các tiểu bang có thể tin tưởng để ủng hộ bà thì điều đó sẽ mang lại 270 phiếu đại cử tri cần thiết để giành Nhà Trắng, bất kể kết quả ở "vành đai mặt trời" như thế nào. Nhưng, trong khi một số dấu hiệu ban đầu là tốt cho bà Harris, "bức tường xanh" có thể là vùng đất bầu cử khó khăn.
Giới chuyên gia cho rằng sức mạnh được cải thiện của bà Harris trước ông Trump vẫn nằm trong biên độ sai số. Họ nhắc nhở rằng các cuộc thăm dò năm 2016 liên tục đánh giá thấp ông Trump ở các tiểu bang "bức tường xanh" trong cuộc đấu với bà Clinton, nhưng cuối cùng ông đã thắng.
Dan Kannien, Giám đốc chiến dịch của bà Harris tại các tiểu bang chiến trường, tuyên bố hôm 19/8 rằng họ không tập trung vào một khu vực này hơn khu vực khác. Tất cả những điều này là sự thừa nhận ngầm về việc chiến dịch của Clinton đã sai lầm tệ hại như thế nào vào năm 2016. Bà là ứng cử viên tổng thống đầu tiên của đảng Dân chủ kể từ cuối những năm 1980 mất 3 ghế ở "bức tường xanh". Thất bại của bà một phần có thể là do sự pha trộn giữa thái độ thù địch với chủ nghĩa tinh hoa nói chung và gia đình Clinton nói riêng, một nhận thức phức tạp hơn do những tranh cãi xung quanh các bài phát biểu của bà trước các công ty Phố Wall và các nhóm giàu có khác.
Chiến dịch của bà Clinton tập trung vào các cử tri thành thị và thường bỏ qua những người da trắng ở nông thôn và tầng lớp lao động, những người cảm thấy bị tụt hậu bởi toàn cầu hóa và các chính sách thương mại tự do khiến việc làm bị xuất khẩu. Các quan chức công đoàn phàn nàn rằng, nhóm của bà Clinton đã không lắng nghe lời khuyên nên nói nhiều hơn về việc bảo vệ việc làm khỏi sự cạnh tranh không lành mạnh của Trung Quốc và ít nói hơn về kiểm soát súng
Bà Kamala Harris ráo riết chọn người liên danh tranh cử Ngày 4/8, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris của đảng Dân chủ đã tiến hành phỏng vấn 3 ứng cử viên hàng đầu là Josh Shapiro (Thống đốc bang Pennsylvania), Tim Walz (Thống đốc bang Minnesota) và Mark Kelly (Thượng nghị sĩ của bang Arizona) tại nhà riêng của bà ở thủ đô Washington để chọn người đứng chung liên danh tranh cử...