Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM làm bí thư quận 10
Ông Lê Văn Minh – phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM – được điều động, chỉ định tham gia Ban chấp hành Đảng bộ, Ban thường vụ, giữ chức vụ bí thư Quận ủy quận 10.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên (phải) trao quyết định điều động, chỉ định của Ban thường vụ Thành ủy TP.HCM cho ông Lê Văn Minh – Ảnh: TIẾN LONG
Sáng 20-12, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đã trao quyết định của Ban thường vụ Thành ủy TP.HCM điều động, chỉ định ông Lê Văn Minh – phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM – tham gia Ban chấp hành Đảng bộ, Ban thường vụ, giữ chức bí thư Quận ủy quận 10.
Video đang HOT
Thời gian giữ chức vụ 5 năm.
Ông Minh giữ chức bí thư Quận ủy quận 10 thay ông Đặng Quốc Toàn được tiếp nhận và bổ nhiệm giữ chức chánh Văn phòng UBND TP.HCM.
Ông Lê Văn Minh sinh năm 1976, quê quán TP.HCM, cử nhân triết học. Trước khi làm bí thư Quận ủy quận 10, ông Minh từng công tác ở Thành ủy TP.HCM, giữ chức chánh văn phòng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP, phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.
Tháng 9-2016, ông Minh được điều động làm phó bí thư Huyện ủy huyện Bình Chánh. Đến tháng 6-2019, ông được điều động từ Huyện ủy Bình Chánh về lại làm phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM.
Phát biểu giao nhiệm vụ, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên chúc mừng và chia sẻ những khó khăn trước mắt của ông Lê Minh Văn khi nhậm chức bí thư quận 10 trong điều kiện công việc hết sức bộn bề, dịch bệnh còn diễn biến phức tạp.
Mong muốn ông Minh sẽ phát huy được sức mạnh của tập thể, biết phát huy năng lực, sở trường, khơi gợi được sự đóng góp của từng cán bộ. Từ đó quy tụ và phát huy tối đa nội lực, tạo thành sức mạnh tổng hợp.
Phát biểu nhận nhiệm vụ, tân bí thư Quận ủy quận 10 hứa sẽ tiếp thu toàn bộ chỉ đạo của bí thư Thành ủy TP để cùng Đảng bộ quận 10 hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần cùng quận tham gia phát triển kinh tế, chăm lo tốt đời sống người dân.
Thanh Hóa tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Nhằm bảo vệ sức khỏe cho người dân, trong những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn đến năm 2020 (gọi tắt Nghị quyết 04) tạo sự chuyển biến rõ nét về nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong công tác vệ sinh ATTP.
Tổng Công ty Đầu tư xây dựng và Thương mại Anh Phát đầu tư sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP, tại xã Yên Trung, huyện Yên Định.
Để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 04, hệ thống tuyên giáo cấp ủy và các ngành trong khối tư tưởng, các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã tích cực tuyên truyền bằng nhiều hình thức phù hợp. Qua 5 năm thực hiện, đã tổ chức hơn 9.000 lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo về ATTP cho gần 400.000 lượt cán bộ quản lý ATTP từ cấp tỉnh đến cấp xã, tổ giám sát cộng đồng thôn/bản/phố, tổ giám sát tại chợ và người lao động tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp đã lồng ghép tuyên truyền công tác bảo đảm ATTP vào các phong trào, cuộc vận động, xây dựng các phóng sự giới thiệu chuỗi sản xuất, kinh doanh, cung ứng thực phẩm an toàn; tổ chức các hội nghị, hội thi, tập huấn kiến thức về ATTP cho cán bộ, hội viên, đoàn viên; tổ chức cho các hộ gia đình ký cam kết đảm bảo ATTP, như hội thi "Phụ nữ Thanh Hóa với ATTP", phong trào "Cựu chiến binh Thanh Hóa nói không với thực phẩm bẩn", hội thi "Thanh niên Thanh Hóa với công tác đảm bảo ATTP", hội thi "Nhà nông tài giỏi" của Hội Nông dân tỉnh.
Các sở, ngành, địa phương trong tỉnh đã quan tâm chỉ đạo thúc đẩy phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn theo chuỗi cung ứng. So với trước khi nghị quyết được ban hành, công tác xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh tăng cả 3 tiêu chí: số lượng chuỗi, số sản phẩm được kiểm soát theo chuỗi và số điểm bán sản phẩm thực phẩm an toàn theo chuỗi. Đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được 1.061 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, như: chuỗi liên kết sản xuất và bao tiêu trứng gia cầm Hiền Nhuần; chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ vịt Cổ Lũng tại huyện Bá Thước; chuỗi rau an toàn tại xã Phú Lộc, huyện Hậu Lộc; chuỗi liên kết sản xuất khoai tây thương phẩm tại huyện Quảng Xương; chuỗi dưa Kim Hoàng Hậu tại xã Nga Yên, huyện Nga Sơn; chuỗi cung ứng lúa, gạo an toàn tại xã Đông Văn, huyện Đông Sơn; chuỗi liên kết sản xuất và bao tiêu ngô ngọt tại huyện Thiệu Hóa,...
Song song với công tác tuyên truyền vận, động, các cấp ủy đảng, chính quyền đã phối hợp với các sở, ngành tổ chức vận động Nhân dân sản xuất tập trung theo chuỗi giá trị, tiếp tục triển khai mở rộng các mô hình liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm cây trồng, đã hình thành và phát triển nhiều mô hình liên kết sản xuất có hiệu quả cao, nhiều vùng sản xuất rau, quả an toàn tập trung theo tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo ATTP. Trong chăn nuôi, phát triển chăn nuôi nông hộ theo hướng an toàn, bền vững; đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại theo chuỗi khép kín; tăng cường quản lý chất lượng ATTP vật tư đầu vào; thu hút nhiều dự án đầu tư trang trại chăn nuôi quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao.
Hoạt động kết nối sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ thực phẩm an toàn được đẩy mạnh. UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các địa phương thường xuyên tham gia các hội chợ, triển lãm nhằm quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm an toàn tới các tỉnh, thành trong cả nước và đã có 90 hợp đồng được ký kết. Nhiều sản phẩm của tỉnh đã tìm được đầu ra ổn định thông qua hệ thống các siêu thị và cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn. Nhằm quản lý chặt chẽ công tác đảm bảo vệ sinh thực phẩm, UBND cấp xã đã thành lập tổ giám sát cộng đồng về ATTP, tổ giám sát ATTP tại chợ; đến nay, có 4.357 thôn, bản, khu phố thành lập tổ giám sát cộng đồng về ATTP và 357 chợ thành lập tổ giám sát ATTP. Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương đã tiến hành thẩm định và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP cho 1.083 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc trách nhiệm quản lý; cấp giấy xác nhận kiến thức cho hơn 15.306 chủ cơ sở và người lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm. UBND cấp huyện đã thẩm định và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP cho gần 6.700 cơ sở; xác nhận kiến thức ATTP cho hơn 28.300 chủ cơ sở và người lao động trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh theo quy định; tổ chức cho hơn 52.100 cơ sở ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn. Cùng với tuyên truyền, vận động, các cấp ủy đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành chức năng đã tăng cường xử phạt những trường hợp vi phạm, trong 5 năm qua, toàn tỉnh đã tổ chức kiểm tra 67.302 cơ sở, phát hiện 9.563 cơ sở vi phạm, xử phạt 6.765 cơ sở với số tiền 22.507 triệu đồng.
Phát huy những kết quả đạt được trong thực hiện Nghị quyết 04, ngày 4-10-2021, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX ban hành Kết luận số 624-KL/TU về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh ATTP trên địa bàn tỉnh đến năm 2025. Theo đó, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đến năm 2025 như sau: 100% chợ kinh doanh thực phẩm, chợ đầu mối nông sản, thực phẩm, bếp ăn tập thể đáp ứng các quy định về điều kiện ATTP. 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc diện phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP được cấp Giấy chứng nhận; 95% trở lên số cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đáp ứng các điều kiện về ATTP theo quy định. 70% trở lên thực phẩm tiêu dùng trên địa bàn tỉnh được cung cấp thông qua chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn, có xác nhận... Để đạt được các mục tiêu trên, các cấp ủy đảng, chính quyền và hệ thống chính trị tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm vệ sinh ATTP trên địa bàn, xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, vừa cấp bách, vừa thường xuyên, liên tục, lâu dài, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, chỉ đạo, quản lý thống nhất của chính quyền, sự tham gia tích cực, hiệu quả của MTTQ, các đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân; đưa các chỉ tiêu về bảo đảm vệ sinh ATTP vào các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị phải trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác bảo đảm vệ sinh ATTP ở từng địa phương, đơn vị.
Bí thư TPHCM: Quân đội, công an, y tế chuẩn bị ứng phó biến chủng Omicron Bí thư Thành ủy TPHCM cho biết, ngành y tế, công an, quân đội đã phối hợp, chuẩn bị các kịch bản ứng phó khi biến chủng mới xuất hiện. Biến chủng này lây lan nhanh hơn 500% so với biến chủng Delta. Chiều 2/12, Hội nghị lần thứ X, Ban Chấp hành Đảng bộ TPHCM khóa XI, bước vào phiên bế mạc...