Phó Trưởng ban Kinh tế TƯ: Trong dịch Covid-19, nhiều nông dân vẫn bán được hàng nhờ Facebook, Zalo
Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương đề nghị cần tổ chức hướng dẫn bà con về thương mại điện tử vì vừa qua dịch Covid-19 nhưng nhiều người vẫn bán được hàng nhờ quảng cáo trên các nền tảng trực tuyến như Facebook, Youtube, Zalo…
Xây dựng nông thôn mới gắn với du lịch sinh thái
Chiều 17/12, Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn tổ chức hội thảo định hướng xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa ở Việt Nam giai đoạn 2021-2030. Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Duy Hưng chủ trì hội thảo.
Đánh giá về tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa đến phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam, PGS. TS Đào Thế Anh, Phó Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam cho rằng hiện nông thôn đang gặp phải những trở ngại như: dịch chuyển lao động tự do từ nông nghiệp sang công nghiệp, lao động nông nghiệp bị già hóa và bị nữ hóa do lao động nam giới đã di cư đến các thành phố để kiếm việc làm.
Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Duy Hưng chủ trì hội thảo định hướng xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa ở Việt Nam giai đoạn 2021-2030. Ảnh: P.V
“Nhất là lao động chưa được đào tạo trước yêu cầu công nghiệp hóa, cơ giới hóa, năng suất lao động công thấp. Đầu tư cho nông nghiệp còn hạn chế cho nên khó mở rộng sản xuất. Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, tại nông thôn thể chế chính sách về nông thôn chưa đồng bộ” – PGS.TS Đào Thế Anh nói và cho rằng thể chế, chính sách vẫn còn “lý thuyết” và có phần chưa thực tế.
Dẫn thực tế dịch Covid-19 đang ảnh hưởng tới sự phát triển của nông nghiệp, nhất là nền nông nghiệp Việt Nam có độ mở lớn, biến động cao, khi thị trường thế giới bị biến động thì nền nông nghiệp trong nước sẽ bị ảnh hưởng.
Do đó, theo ông Anh cần quan tâm tới vấn đề dự báo, bắt kịp theo xu hướng chung của quá trình hội nhập. Quan tâm phát triển nông nghiệp số, nông thôn số, tăng trưởng xanh và bền vững.
Đặt vấn đề nông thôn hiện đại phải trở thành miền quê đáng sống, tiếp cận đầy đủ các dịch vụ công, bảo vệ môi trường, thu hút du lịch nông thôn, ông Anh cho rằng, xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa trong giai đoạn tới phải dựa trên nền nông nghiệp sinh thái, phù hợp với vùng miền gắn với quá trình sản xuất.
Theo đó trước tiên, phải ưu tiên sản xuất dựa trên áp dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất năng động, liên kết theo chuỗi giá trị, tạo được động lực trong mọi thành phần kinh tế.
Từ đó khó thu hút thanh niên ở lại làm việc và phát triển nông thôn, xây dựng nền nông nghiệp sinh thái toàn diện bền vững, có tính cạnh tranh.
Thạc sỹ Nguyễn Hải Ninh, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu dân số, lao động việc làm, Viện Khoa học lao động xã hội Việt Nam cho rằng cần quan tâm tới vấn đề đào tạo nghề gắn với tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn.
Theo bà Ninh, cần sớm trình Chính phủ thông qua đề án nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở nông thôn 2021-2030 và chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp 2021-2030 và ban hành các chính sách mới phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn.
Video đang HOT
Ông Lê Văn Nghị, Phó Chủ tịch Liên minh hợp tác xã Việt Nam kiến nghị cần sớm có nghị quyết Trung ương mới về phát triển hợp tác xã, sửa đổi Luật hợp tác xã năm 2012.
Đầu tư hợp tác xã nông nghiệp khép kín từ sản xuất cho đến phân phối, liên kết các hợp tác xã nhỏ thành hợp tác xã đủ lớn để đấu giá dịch vụ đầu vào nhằm hạ giá thành sản phẩm.
“Đó là kinh nghiệm của thế giới trong 200 năm nay vì nhiều mô hình hợp tác xã nay đã trở thành các tập đoàn. Ví như sữa cô gái Hà Lan hiện đang chi phối 70% thị trường sữa thế giới. Liên kết để đủ lớn, đủ nguồn lực để có nguồn sản phẩm lớn” – ông Nghị nói.
TS. Nguyễn Trung Thắng, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng cần cải thiện môi trường nông thôn theo hướng sinh thái, tuần hoàn, xanh thúc đẩy nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao, giảm khí mê tan và khí CO2, quản lý chất lượng không khí môi trường đất, nước tại nông thôn, chất thải rắn.
Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Duy Hưng đề nghị cần tổ chức hướng dẫn bà con về thương mại điện tử vì vừa qua dịch Covid-19 nhưng nhiều người vẫn bán được hàng nhờ quảng cáo trên các nền tảng trực tuyến như Facebook, Youtube, Zalo… Ảnh: P.V
Còn kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào cho rằng trong xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa phải gắn với bảo vệ bản sắc cho nông thôn. Do vậy việc hiện đại hóa gắn với chỉnh trang, sạch sẽ văn minh, mở rộng đường làng thôn xóm phải tính toán cẩn thận.
“Người thưa đi nhưng giá trị gia tăng lại lớn. Ví như nước Mỹ xây dựng khu công nghiệp sản xuất chip và trang trại tại nông thôn. Cho nên tại vùng nông thôn chỉ hội nhập những phần chung, còn giữ lại phần riêng. Qua đó giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa bản địa, sử dụng”- ông Hào góp ý.
Hướng dẫn nông dân ứng dụng thương mại điện tử
Kết luận hội thảo, ông Nguyễn Duy Hưng, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương tổng kết thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW cho biết các vấn đề được đặt ra tại hội thảo sẽ được tổng hợp để trình Trung ương cho ý kiến tại Hội nghị Trung ương 5 vào tháng 5-2022.
“Tập trung nỗ lực lo cho nông thôn là chiến lược đã được Đảng xác định. Hiện người dân sống ở nông thôn chiếm 62% dân số Việt Nam. Lo cho nông thôn là lo cho đa số người dân Việt Nam. Vì vậy cần đầu tư mạnh mẽ cho khoa học công nghệ để tái cơ cấu mạnh mẽ nông nghiệp”- ông Nguyễn Duy Hưng nhấn mạnh.
Theo ông Nguyễn Duy Hưng, hiện nông thôn mới còn nhiều vấn đề đặt ra như thiếu bền vững về môi trường, về tiềm năng và kết nối giữa dịch vụ – công nghiệp – nông nghiệp. Đáng lo ngại là đang báo động về môi trường tại các vùng nông thôn, nhất là vùng làng nghề.
Như Hưng Yên có làng nghề tháo dỡ ắc quy có tỷ lệ ung thư cao lên rất cao. Vì vậy tái cơ cấu mạnh mẽ nông nghiệp, nông thôn cần song hành với đầu tư mạnh mẽ khoa học công nghệ để giảm thiểu tác hại.
“Chỉ có cách tạo việc làm cho người dân tại chỗ sẽ tránh việc phải tha hương, cứ đến khi dịch bệnh, lũ lụt lại trở về quê như trong thời gian qua. Nhà nước, các hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp, hợp tác xã cần tổ chức hướng dẫn bà con về thương mại điện tử vì vừa qua dịch Covid-19 nhưng nhiều vùng trong nước và trên thế giới vẫn bán được hàng nhờ quảng cáo trên các nền tảng trực tuyến như Facebook, youtube, zalo…” – ông Nguyễn Duy Hưng chia sẻ.
Bắc Kạn: Nông nghiệp, nông thôn thay đổi ra sao sau 13 năm thực hiện Nghị quyết 26?
Sau 13 năm thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn giai đoạn 2001 - 2021, tỉnh Bắc Kạn đã đạt được những kết quả khá toàn diện.
Ngày 19/11, đoàn công tác Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về khảo sát phục vụ tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị TƯ 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã có buổi làm việc với tỉnh Bắc Kạn.
Ông Nguyễn Duy Hưng, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương (người đứng trong ảnh) tại buổi làm việc với tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: Chiến Hoàng
Tại buổi làm việc, bà Đỗ Thị Minh Hoa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn cho biết, sau 13 năm thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW, bộ mặt nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều thay đổi. Đặc biệt là sự thay đổi trong nhận thức của các cán bộ, đảng viên, tầng lớp nông dân về vị trí, vai trò cũng như tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Kinh tế nông nghiệp, nông thôn tại Bắc Kạn sau khi thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW đã có bước phát triển khá. Cơ cấu nội bộ ngành chuyển dịch theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, bước đầu hình thành nhiều vùng sản xuất chuyên canh.
Đoàn công tác thăm mô hình trồng cây dong riềng tại thôn Đồng Tâm, xã Kim Lư, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: Chiến Hoàng
Thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW, đời sống vật chất người dân nông thôn được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, thu nhập của người dân khu vực nông thôn tăng; mức hưởng thụ về văn hóa được nâng cao, kết cấu kinh tế - xã hội ở nông thôn phát triển, từng bước đáp ứng yêu cầu sản xuất, đời sống.
Hệ thống chính trị ở nông thôn sau khi thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW hoạt động ngày càng hiệu quả, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Theo bà Hoa, việc tái cơ cấu, xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn đã có nhiều chuyển biến, các lĩnh vực nông trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy lợi đều có thành tựu nhất định.
Miến dong Tài Hoàn (HTX Tài Hoan, xã Côn Minh, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn), sản phẩm OCOP 5 sao của tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: Chiến Hoàng
Kết quả phát triển sản phẩm hàng hóa nông nghiệp, chương trình OCOP chỉ sau 3 năm thực hiện, tỉnh Bắc Kạn đã có 131 sản phẩm OCOP. Trong đó, có 1 sản phẩm OCOP quốc gia (5 sao); 12 sản phẩm 4 sao; 118 sản phẩm 3 sao của 76 chủ thể trên địa bàn tỉnh.
"Các kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với kết cấu hạ tầng và đô thị hóa nông thôn; công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển y tế, giáo dục, văn hóa; đổi mới xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ; nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực; đổi mới cơ chế chính sách, để huy động các nguồn lực, phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất tinh thần đều được quan tâm và đạt kết quả tốt", bà Hoa cho biết thêm.
Ông Hoàng Duy Chinh, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Kạn tại buổi làm việc với đoàn công tác Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X). Ảnh: Chiến Hoàng
Tại buổi làm việc với đoàn công tác, ông Hoàng Duy Chinh, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Kạn khẳng định, tất cả các chủ trương, nghị quyết của tỉnh Bắc Kạn đều tập trung vào nông nghiệp, nông thôn.
"Sự thay đổi rõ rệt là nhận thức của người dân. Chúng tôi là người địa phương còn thấy sự đổi khác, nhất là nhận thức của người dân liên quan đời sống văn hóa, sản xuất", ông Chinh nói.
Ông Chinh đề nghị nghị quyết mới không cần nhiều chính sách nhưng chính sách phải "ra tấm, ra món", tập trung vào kết cấu hạ tầng giao thông, ổn định dân cư (sắp xếp dân cư) và giáo dục đào tạo (giáo dục phổ thông và giáo dục nghề).
Giám đốc HTX Tài Hoan (xã Côn Minh, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn) giới thiệu sản phẩm của HTX với đoàn công tác. Ảnh: Chiến Hoàng
Thay mặt đoàn công tác, ông Nguyễn Duy Hưng, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương đánh giá cao nỗ lực và kết quả đạt được sau 13 năm thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW của tỉnh Bắc Kạn.
Ông Hưng bày tỏ sự vui mừng khi nhìn thấy những thành tựu đã đạt được của tỉnh Bắc Kạn sau gần 15 năm thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW.
"Tỉnh Bắc Kạn đã làm được rất nhiều việc quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đặc biệt, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã 2 lần ra nghị quyết riêng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và chỉ đạo rất quyết liệt, toàn diện.
Các kiến nghị, các vấn đề đã nêu, chúng tôi trong tổ biên tập sẽ ghi chép đầy đủ, lắng nghe, tiếp thu và tổng hợp để báo cáo Trung ương trong thời gian tới", Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương khẳng định.
Cùng ngày, đoàn công tác Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) đã có buổi làm việc tại huyện Na Rì.
Đồng thời, tham quan các mô hình chăn nuôi, trồng trọt và HTX tại huyện Na Rì để có cái nhìn đa chiều, toàn diện hơn đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Bắc Kạn.
Tin tưởng sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của Chính phủ trong phòng, chống dịch Theo dõi Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, diễn ra từ ngày 4-7/10 tại Thủ đô Hà Nội, đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh Phú Thọ đều đồng tình, nhất trí với những nội dung được đưa ra bàn bạc, thảo luận lần này. Toàn cảnh phiên bế mạc Hội nghị lần...