Phó Trưởng ban Ban Tiếp công dân HN nói về thực tế việc dân livestream cán bộ
Ông Lê Đình Cung – Phó Trưởng ban thường trực Ban Tiếp công dân TP Hà Nội tiết lộ thực tế việc người dân ghi hình khi làm việc với cán bộ tiếp dân ở thành phố.
Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung trong một buổi tiếp dân. Ảnh Báo Giao thông.
Mới đây, UBND TP.Hà Nội ban hành Quyết định số 12/QĐ-UBND – Nội quy về việc tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân. Đáng chú ý, trong đó là nội dung công dân không được quay phim, chụp ảnh cán bộ tiếp công dân khi chưa được sự đồng ý. Việc này đang gây tranh luận với nhiều ý kiến trái chiều.
Một số chuyên gia cho rằng, việc không quay phim, chụp ảnh cán bộ tiếp công dân khi được sự đồng ý của cán bộ nhằm tạo ra một môi trường chuyên nghiệp, nghiêm túc, ngăn chặn các trường hợp lợi dụng việc ghi âm, ghi hình nhằm mục đích xấu…
Thế nhưng, người dân thì lại cho rằng, chỉ cần cán bộ làm đúng bổn phận của mình thì việc người dân có quay phim hay ghi âm không ảnh hưởng đến công việc. Thậm chí, nếu cán bộ làm tốt, thì đó còn là một hình thức tuyên truyền cho hình ảnh đẹp của cán bộ khi tiếp dân.
Ngoài ra, người dân cũng lo ngại “thủ tục xin phép” việc ghi âm, ghi hình cán bộ tiếp dân có thể làm mất bằng chứng để tố giác cán bộ nếu người đó có hành vi không chuẩn mực, có biểu hiện tiêu cực.
Về vấn đề này, ngày 9/1, ông Lê Đình Cung – Phó Trưởng ban thường trực Ban Tiếp công dân TP Hà Nội cho hay, thực tế hiện nay, rất ít công dân có nhu cầu ghi âm, ghi hình mà chỉ là số ít người có nhu cầu “với mục đích khác” như livestream, gây ức chế cho cán bộ.
Còn những trường hợp công dân có mục đích chính đáng như muốn ghi âm, ghi hình để thông tin lại với gia đình về việc đã gửi đơn thì cán bộ chắc chắn sẽ đồng ý.
Nếu công dân sợ không ghi âm, ghi hình sẽ mất bằng chứng, ông Cung cho rằng, sau buổi tiếp, công dân sẽ được nhận phiếu nhận đơn của cán bộ tiếp công dân, hoặc biên bản xác nhận nội dung buổi tiếp giữa người tiếp công dân và công dân.
Video đang HOT
“Trên phiếu nhận đơn sẽ ghi ngày, giờ làm việc, và nội dung làm việc của công dân, ghi nhận đã nhận đơn của công dân. Còn trong nhiều trường hợp khác, ví dụ công dân đi thành đoàn có nhiều nội dung khác nhau thì cán bộ sẽ lập biên bản.
Cán bộ lập biên bản có sự đồng thuận của cả hai bên thể hiện bằng chữ ký. Như thế có nghĩa rằng, công dân có hài lòng với buổi tiếp thì mới ký vào biên bản, sau đó biên bản sẽ được đóng dấu”, ông Cung nói.
Sau khi tiếp nhận đơn thư, cán bộ tiếp công dân sẽ báo cáo cấp trên để xử lý, chuyển đơn thư của công dân đến những nơi có thẩm quyền giải quyết. Cấp có thẩm quyền sẽ ban hành văn bản gửi cho công dân để thông báo đã xử lý như thế nào.
Ông Nguyễn Hồng Điệp – Trưởng ban tiếp dân Trung ương. Ảnh Báo Giao thông.
Ông Nguyễn Hồng Điệp – Trưởng ban tiếp dân Trung ương thì cho hay, nội quy của Hà Nội chỉ mang tính nội bộ. Giống như việc, đến nhà, muốn quay phim, chụp ảnh thì phải xin phép chủ nhà. Việc làm này nhằm hạn chế những thành phần có thái độ không đúng hoặc những thành phần chống phá…
“Tôi là người tiếp dân rất nhiều, nếu người dân xin phép tôi vẫn để cho họ quay phim, ghi âm bình thường. Thế nhưng, có những người, họ đến chưa nói gì đã giơ cái điện thoại vào mặt cán bộ và có những lời lẽ khiêu khích, xúc phạm… Vì vậy, việc đưa ra nội quy là cần thiết”, ông Điệp chia sẻ.
Tuy nhiên, theo ông Điệp, nội quy đưa ra là như vậy, nhưng rất khó để kiểm soát việc này. Nhiều khi người dân vẫn quay phim, ghi âm… quan trọng cán bộ tiếp dân phải có thái độ đúng mực, hướng dẫn người dân cách phản ánh.
Nếu người dân không hài lòng về thái độ của cán bộ, có thể phản ánh vào phiếu nhận đơn hoặc biên bản và cấp thẩm quyền sẽ xem xét và xử lý vụ việc.
Ngoài ra, các phòng tiếp dân của Hà Nội và Trung ương đều có gắn camera ghi hình, có ghi âm. Nếu người dân yêu cầu trích xuất camera thì cán bộ có thẩm quyền sẽ thực hiện việc này, lập biên bản và bàn giao cho công dân.
“Với tôi, người dân có bức xúc tí thì cũng không sao, mình là cán bộ tiếp dân thì phải chịu thôi. Dân bức xúc, mình cũng bức xúc thì đừng làm cán bộ tiếp dân nữa.
Còn đối với cán bộ của tôi, nếu có thái độ không chuẩn mực, tôi ủng hộ việc quay phim, ghi âm và phản ánh lên. Việc này càng tốt cho cả cán bộ và người dân”, ông Điệp nói.
Theo Danviet
Tranh luận quy định về ghi âm, ghi hình tại trụ sở tiếp dân
Quy định 'không được quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân' gây ra nhiều tranh cãi.
Trụ sở tiếp công dân TP.Hà Nội ẢNH: NGỌC THẮNG
Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký Quyết định số 12/QĐ-UBND ban hành Nội quy tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân, trong đó quy định "không được quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân" gây ra nhiều tranh cãi.
Trụ sở tiếp dân T.Ư cũng cấm quay phim, chụp ảnh
Trao đổi với báo chí chiều 7.1, ông Nguyễn Hồng Điệp, Trưởng ban Tiếp dân T.Ư, cho biết Tổng thanh tra Chính phủ cũng ban hành quy định không được quay phim, chụp ảnh tại trụ sở tiếp dân T.Ư khi chưa được sự đồng ý của phụ trách trụ sở tiếp dân.
Lý do của việc ban hành quy chế này là "để người dân giám sát cũng tốt, nhưng có người livestream (truyền trực tiếp hình ảnh, âm thanh) trên mạng xã hội với những lời lẽ bình luận không đúng mực; có một số người không quay phim, chụp ảnh để giám sát mà mang động cơ khác", ông Điệp nói và cho biết thêm: "Quy chế do thủ trưởng cơ quan ban hành nên không sai dù bình thường tôi tiếp công dân, bà con quay phim, ghi âm hết; cán bộ công chức có ngại gì đâu".
Theo ông Điệp, có những công dân trong quá trình quay có lời lẽ bình luận không đúng mực làm ảnh hưởng đến quyền của người tiếp dân. "Người tiếp dân là công chức nhưng cũng là công dân. Quy định như thế nhằm đảm bảo sự tôn nghiêm của cơ quan công quyền, chứ không phải công dân đến đó muốn làm gì thì làm", ông Điệp khẳng định.
Cùng ngày, một lãnh đạo của Ban Tiếp công dân TP.Hà Nội cũng lý giải về quy định này và cho rằng, nội quy do Chủ tịch UBND TP vừa ký "không xâm phạm quyền của công dân mà chỉ tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp, nghiêm túc cho cả người tiếp dân và công dân được tiếp". Ngoài ra, theo vị này, mục đích của quy định nhằm ngăn chặn các trường hợp cực đoan - khi một số người đến không phải vì thực hiện quyền của mình mà để "tuyên truyền ra bên ngoài, nói xấu".
Tước đi quyền thu thập chứng cứ của người dân
Trong khi đó, trao đổi với Thanh Niên chiều 7.1, đại biểu Quốc hội Bùi Văn Xuyền, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cho rằng quy định này của UBND TP.Hà Nội là không phù hợp. Dẫn việc ghi âm, ghi hình đối với CSGT đang làm nhiệm vụ đã từng gây tranh cãi trước đây, đại biểu Xuyền cho rằng, cán bộ tiếp dân cũng đang thực thi công vụ, không phải tư cách cá nhân và không thuộc phạm vi bí mật đời tư. "Nếu ghi âm, ghi hình CSGT được, thì tại sao không ghi âm, ghi hình cán bộ tiếp dân được?", đại biểu Xuyền đặt vấn đề. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh, việc ghi âm, ghi hình như thế nào và sử dụng các âm thanh, hình ảnh đó ra sao lại phải tuân theo những quy định của pháp luật tương ứng.
Theo đại biểu Xuyền, công dân có thể sử dụng các dữ liệu đó để đảm bảo quyền của mình (làm căn cứ để xác định cán bộ tiếp dân đã tiếp nhận đơn thư chưa, đã trả lời công dân như thế nào...) nhưng nếu sử dụng để đăng tải lên mạng xã hội, bôi nhọ, mạt sát cán bộ tiếp dân, gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín hay gây ra các thiệt hại khác, thì sẽ phải chịu trách nhiệm theo các quy định của luật pháp tương ứng.
Ông Nguyễn Minh Đức, Ban Pháp chế, Phòng Thương mại - Công nghiệp VN (VCCI), cũng cho rằng quy định cấm quay phim, chụp ảnh khi tiếp công dân là trái với quy định của luật Tiếp cận thông tin. Theo ông Đức, khoản 4, điều 3 luật Tiếp cận thông tin quy định: "Việc hạn chế quyền tiếp cận thông tin phải do luật định trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng". Như vậy, chỉ có Quốc hội mới có quyền hạn chế quyền tiếp cận thông tin của người dân.
Cũng theo ông Đức, việc hạn chế quyền quay phim, chụp ảnh khi tiếp công dân cũng rất bất hợp lý. Theo quy định của luật Tố tụng hành chính và luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước, người dân có quyền khởi kiện một hành vi hành chính của cán bộ, trong đó có cán bộ tiếp dân. Nếu cấm người dân quay phim, chụp ảnh, là đã tước đi quyền thu thập chứng cứ của người dân, trước nguy cơ quyền lợi bị xâm phạm bởi hành vi của cán bộ tiếp dân.
Về vấn đề lo ngại một số người sử dụng hình ảnh, video ghi được vào mục đích xấu, ông Nguyễn Minh Đức cho rằng "không phù hợp và không phải lý do chính đáng", vì hình ảnh đó có thể được sử dụng vào mục đích hợp pháp (như làm bằng chứng trong các vụ kiện hành chính...). "Hiện đã có các quy định cấm và có hình thức xử lý khi người dân sử dụng hình ảnh, video vào mục đích bất hợp pháp. Do đó, việc đưa thêm quy định này vừa không cần thiết, lại vừa xâm phạm quyền của người dân", ông Đức nêu quan điểm.
Theo Danviet
Hà Nội "cấm" ghi âm, ghi hình khi tiếp dân: ĐBQH nói "cần thiết" Theo đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, sau khi nghiên cứu quy định nội quy của trụ sở tiếp công dân TP. Hà Nội, thì không phải cán bộ tiếp công dân sẽ cấm hoàn toàn việc người dân quay phim, chụp ảnh, ghi âm, quy định này dành quyền chủ động cho công chức quyết định. Phó Ban Dân nguyện Lưu...