Phở… trộn cơm nguội
Lâu lâu, chuyên gia ẩm thực Việt Nguyễn lại tới hàng phở quen ở Hà Nội, ông gọi một bát phở ít bánh. “Muốn ăn phở trộn cơm nguội thì phải gọi ít bánh đi, nhiều nước để có chỗ cho cơm nguội”, ông Việt nói..
Phở trộn cơm “thần thánh”
Phở trộn cơm nguội là món thỉnh thoảng chuyên gia thế hệ 7X này lại ăn cho đỡ… nhớ. Có lần ăn ở hàng, có lần lại xách cặp lồng mua về trộn cơm. Lần nào cũng nói với nhà hàng cho xin thêm nước dùng.
Nước bún riêu thời bao cấp cũng là thứ canh được mua hoặc xin thêm rồi “trọng dụng” để chan cơm. Nhưng phở, nước phở, phở trộn cơm vẫn trên một bậc về độ “xa xỉ”. Có lẽ vì cua ngày đó chưa hiếm, và “có người lái” vẫn là thứ phở ước mơ của đa số người dân.
Video đang HOT
Phở trộn cơm không có được cái thú vừa ăn vừa ngắm khói bốc lên từ nước dùng nóng rãy. Nhưng không vì thế mà người ta kém “thành kính” đi. Họ vẫn gia giảm đủ giấm tỏi, tương ớt…
“Phở ngày xưa ngon và chất, dù chẳng có gì nhiều như bây giờ, chỉ có hai ba lát thịt chín, mỗi lần ăn là cắn tí một cho lâu hết. Nước dùng thì ngọt, thơm, ăn với ít tương ớt dầu nữa, ngon và cay, cái vị đó luôn đi theo ta từng năm tháng, bây giờ, cho dù cuộc sống đầy đủ hơn trước rất nhiều”, ông Việt giờ vẫn nhớ tha thiết món phở trộn cơm thuở nhỏ.
Ăn độn như thế là ăn độn cao cấp, nếu so với độn bo bo hay độn sắn ngày xưa. Lại nhớ đến món xôi sắn, cũng sinh ra từ thời ăn độn nhưng giờ lại đâm ra rắc rối, thêm vào nào thịt băm xào thơm lẫn cả ruốc tôm hồng rắc lên. Vì thế, người từng ăn độn, từng xếp hàng đong gạo, mua thịt tem phiếu mới biết hơn ai hết sự ưu việt của món độn phở trộn cơm ngày nào.
Vì thế, nếu hỏi phở trộn cơm có thật ngon không, phải nói thực là không hẳn. Nhiều người vẫn rủ con cháu ăn thử mà xem ngon lắm nhưng không được hưởng ứng. Nó là món ngon của trải nghiệm, của so sánh buồn vui, của nỗi nhớ, của kỷ niệm xưa…
Theo Thanhnien
Lạ miệng với món khô cá sặc chiên
Lâu lâu, muốn thay đổi khẩu vị, thỉnh thoảng người ta lại đem khô cá sặc chiên giòn. Khô cá chỉ cần rửa sơ qua nước, để ráo. Bắc chảo mỡ cho thật nóng rồi thả khô vào chiên. Sức nóng của mỡ làm khô cá chín vàng, giòn rụm.
Những ngày tiết trời bắt đầu se lạnh, theo tập quán, người dân quê miền Tây Nam bộ hay làm món khô cá sặc để dành ... ăn tết.
Khi vụ mùa đã tạm ngơi tay, người nông dân bắt đầu đi kiếm cá. Có khi đăng mương, khi thì kéo lưới, thỉnh thoảng nhà nào ao đìa nhiều thì cũng bắt đầu vào vụ "tát nước bắt cá". Cá bắt được cũng rất đa dang về chủng loại. Từ cá lóc, cá trê, cá chạch đến những loại nhỏ hơn như cá chốt, cá sặc, cá rô, ... Ngày trước cá đồng nhiều, mỗi khi tát đìa, dở chà cá đong bằng táo, bằng giạ chứ không cân nổi. Cá sống lớp nướng, lớp chiên, lớp nấu canh chua, ... Ăn không hết thì làm khô, làm mắm.
Cá sặc đã phơi khô
Miền Tây Nam bộ, hễ gió chướng ùa về, là mưa đã ngớt, mùa nắng đã bắt đầu. Dưới ánh nắng chói chang cá chỉ việc làm sạch, ướp muối hột cho vừa ăn rồi trải ra nia, phên tre phơi hai ba ngày là đã có thành phẩm. Ngon và sang có khô cá lóc, khô cá kèo, cá chạch. Thường thường thì khô cá sặc rằn mà theo ngôn ngữ Khmer bà con kêu là khô cá lò tho. Xoàng nhất là khô cá chốt, cá sặc.
Canh tập tàng với khô cá sặc chiên giòn trong bữa cơm
Xin nói thêm, cá sặc rằn hay cá sặc bổi, mình cá có màu sậm, con lớn hơn, con cá sặc thường con nhỏ hơn, mình trắng hoặc xanh nhạt, kỳ dưới có màu đỏ. Loại cá này sống rất nhiều ở mương đìa. Loại cá này người ta thường làm mắm, nhưng cũng có khi nhà đã hết khạp, lu để chứa, buộc phải phơi khô để dành, khi nào túng ngặt mới ăn tới.
Lâu lâu, muốn thay đổi khẩu vị, thỉnh thoảng người ta làm món khô cá sặc chiên giòn. Khô chỉ cần rửa sơ qua nước, để ráo. Bắc chảo mỡ cho thật nóng rồi thả khô vào chiên. Sức nóng của mỡ làm khô vàng, giòn rụm. Thêm tô canh nấu rau tập tàng với nhiều loài hái từ vườn nhà, chén cơm nóng cũng làm người ăn cảm thấy thèm và ngon miệng.
Thật dân dã, chẳng tốn kém gì nhiều, song bữa ăn vẫn đầy đủ chất bổ dưỡng bởi có món khô cá sặc chiên giòn. Hơn nữa món ăn này rất lành, bởi không phải lo sợ thuốc tăng trưởng hay chất hóa học nào tác động.
Theo Dân Việt
Dùng vỏ chuối nướng thịt theo cách này, đảm bảo thịt không bị khô dai lại thơm ngon hơn cả ngoài hàng Từ xa xưa, người dân ở nhiều nước châu Á thường dùng lá chuối để gói ngoài món thịt nướng, giúp thịt mềm và thơm. Các chuyên gia ẩm thực cho biết không chỉ lá chuối mà cả vỏ chuối hay thịt chuối cũng có khả năng này. Thông thường, các mẹ chỉ biết dùng lá chuối gói thịt nhưng không hề biết...