Phó Tổng Thư ký Quốc hội được giới thiệu để QH bầu giữ chức vụ mới
Sáng nay (25/11), Quốc hội tiến hành công tác nhân sự. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đã trình bày Tờ trình về dự kiến nhân sự để bầu Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV.
Đại biểu Hoàng Thanh Tùng (ảnh quochoi.vn).
Theo Tờ trình, nhân sự được giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội là đại biểu Hoàng Thanh Tùng. Ông Tùng hiện đang là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, Phó Tổng Thư ký Quốc hội, ông là đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn Sóc Trăng.
Đại biểu Hoàng Thanh Tùng sinh năm 1966, quê Nghệ An; ông tốt nghiệp thạc sĩ luật học. Ông từng là đại biểu Quốc hội khóa XIII, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
Video đang HOT
Theo chương trình làm việc, sau khi Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội trình bày xong Tờ trình, Quốc hội sẽ thảo luận tại Đoàn về nội dung trên.
Đến buổi chiều cùng ngày, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng báo cáo kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự kiến nhân sự bầu Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV.
Tiếp theo, Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV bằng hệ thống biểu quyết điện tử; sau đó Quốc hội bầu Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV bằng hình thức bỏ phiếu kín. Kết quả bầu được công bố ngay sau khi Ban kiểm phiếu làm việc xong.
Theo danviet.vn
Hôm nay, Quốc hội bỏ phiếu kín bầu Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật
Chiều nay (25/11), Quốc hội sẽ bỏ phiếu kín bầu Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật thay cho ông Nguyễn Khắc Định vừa được Quốc hội miễn nhiệm chức danh này cuối tuần trước.
Quốc hội bỏ phiếu miễn nhiệm chức danh Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật với ông Nguyễn Khắc Định hôm 22/11
Theo Chương trình Kỳ họp thứ 8 , sáng nay, sau khi Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng sẽ trình bày Tờ trình về dự kiến nhân sự để bầu Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV,.
Sau đó Quốc hội thảo luận ở Đoàn về dự kiến nhân sự bầu Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV.
Buổi chiều, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng báo cáo kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự kiến nhân sự bầu Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV.
Sau đó, Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV bằng hệ thống biểu quyết điện tử.
Quốc hội bầu Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Sau khi có kết quả bỏ phiếu, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV và Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng trình bày Tờ trình về dự kiến danh sách để bầu Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa XIV.
Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa XIV bằng hệ thống biểu quyết điện tử.
Quốc hội bầu Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa XIV bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Trước khi tiến hành các công việc liên quan đến nhân sự nói trên, vào đầu giờ chiều, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua một loạt các luật như: Luật sửa đổi, bổ sung Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
Vào cuối tuần qua, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định. Mới đây, ông Định được Bộ Chính trị điều động làm Bí thư tỉnh Khánh Hòa nhiệm kỳ 2015-2020.
Theo VNMedia.vn
Quốc hội bầu Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật mới Ngày 27-11, kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV chính thức bế mạc. Ngoài việc tiến hành các thủ tục để bầu và phê chuẩn Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, một số dự án luật và nghị quyết quan trọng khác cũng sẽ được cơ quan lập pháp biểu quyết...