Phó tổng thống Mỹ: Washington ép buộc EU trừng phạt Nga
“Mỹ và đích thân Tổng thống Barack Obama đã ép buộc các nước thành viên Liên minh châu Âu áp đặt trừng phạt lên Nga, dựa trên lập trường của Nhà Trắng về cuộc khủng hoảng Ukraine”.
Đó là tuyên bố của Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden trong một bài phát biểu tại trường Đại học Harvard hôm 2/10. Đánh giá về các lệnh trừng phạt hiện tại, ông Biden cho rằng Washington đang “lôi kéo và tập hợp” các quốc gia phát triển nhất thế giới để áp đặt lệnh thị thực và các biện pháp hạn chế kinh tế đối với Moscow.
Phó tổng thống Mỹ: Washington ép buộc EU trừng phạt Nga
“Đó là sự thật. Mặc dù EU không muốn làm điều đó nhưng một lần nữa các nước này phải nghe theo sự sắp đặt và yêu cầu của Mỹ, đặc biệt là Tổng thống Obama, để trừng phạt Nga, bất chấp nền kinh tế quốc gia có thể bị ảnh hưởng”.
Video đang HOT
“Chúng tôi không muốn Nga sụp đổ, chúng tôi muốn Nga thành công”, ông Biden nói thêm.
Quan hệ giữa Nga và Mỹ đã trở nên xấu đi trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Ukraine, khi Washington tiếp tục đổ lỗi cho Moscow can thiệp vào công việc nội bộ của Ukraine.
Trong vài tháng qua, Hoa Kỳ và các nước đồng minh đã áp đặt nhiều vòng trừng phạt kinh tế chống lại Nga. Để đối phó với lệnh trừng phạt phương Tây, trong tháng 8-2014, Moscow thực hiệnmột lệnh cấm nhập khẩu lương thực nhất định từ Mỹ và các nước Liên minh châu Âu như Úc, Canada và Na Uy trong vòng 1 năm.
Theo ANTD
Khủng hoảng Ukraine khiến Mỹ ủng hộ Gruzia vào NATO?
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden "nhấn mạnh sự ủng hộ của ông dành cho tham vọng trở thành thành viên NATO của Gruzia".
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden "nhấn mạnh sự ủng hộ của ông dành cho tham vọng trở thành thành viên NATO của Gruzia".
Các quan chức Mỹ cho rằng bước tiến của quân đội Nga vào miền đông Ukraine là 1 cuộc xâm lăng mà thay vào đó là "cuộc phản công được Nga chỉ đạo". Vào thời điểm nhạy cảm trong mối quan hệ giữa Nga và Mỹ như hiện nay, ông Biden đã khẳng định Mỹ vẫn luôn ủng hộ chính sách mà Moscow lâu nay phản đối.
Cùng ngày khi đoàn xe cứu trợ của Nga được phát hiện tiến vào đông Ukraine, văn phòng của Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cho công bố cuộc hội đàm giữa ông và Thủ tướng Gruzia Irakli Garibashvili, trong đó ông Biden "nhấn mạnh sự ủng hộ của ông dành cho tham vọng trở thành thành viên NATO của Gruzia".
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Sự gia nhập NATO của Gruzia có thể sẽ vĩnh viễn loại bỏ nước này khỏi tầm ảnh hưởng của Nga. Cũng có nghĩa Nga sẽ phải đối mặt với cuộc chiến chống lại tất cả các nước thành viên của NATO nếu tiến quân sang Gruzia, điều mà họ từng thực hiện năm 2008. Điều này cũng khiến cho 1 trong những bang quan trọng nhất của Liên Xô cũ rơi vào tay châu Âu - điều mà Moscow xem là đầy khiêu khích với họ.
Nhưng điều này không hề vô tình xảy ra. Những lời trên của ông Biden nằm trong đoạn ghi âm của cuộc điện đàm. Đoạn hội thoại có lẽ đã được dàn dựng có chủ ý và đầy cẩn thận. Vậy thì liệu Mỹ vẫn sẽ ủng hộ việc Gruzia gia nhập NATO cho dù vẫn chưa rõ tính khả thi của nó hay những lời vừa rồi của ông Biden còn hàm ý một mưu đồ. Jeremy Shapiro - nghiên cứu viên của Viện nghiên cứu Brookings và từng là nhân viên bộ Ngoại giao Mỹ cho biết: "Vấn đề là Mỹ trung thực đến đâu trong chuyện này".
Có thể ông Biden chỉ hàm ý rằng việc Mỹ ủng hộ Gruzia trong việc thực hiện 1 vài bước trong quá trình trở thành thành viên NATO - 1 quá trình từng khiến Albania tốn mất hơn 1 thập kỉ. Hoặc cũng có thể ông muốn nói rằng Mỹ đẩy nhanh việc chống lại sự hung hăng Nga. Khả năng sau có lẽ là không thực tế, khi nó sẽ chỉ làm căng thẳng thêm mối quan hệ giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và phương Tây và giảm khả năng đi tới biện pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Có lẽ khả năng cao là Mỹ muốn nói đến việc trở thành thành viên NATO của Gruzia nhằm nhắc nhở Nga về số lượng những sự lựa chọn của khối NATO mà không hề ám chỉ mình là 1 phần trong đó. Theo bà Laura Linderman, nhà nghiên cứu tại Hội đồng Đại Tây Dương và chuyên gia về khu vực Caucasus: "Kế hoạch là đưa cho Gruzia 1 phương án hành động và đưa họ vào vị trí có thể thay đổi tình hình chung tính toán của Nga".
Bằng cách đề cập đến việc Gruzia trở thành thành viên NATO, Mỹ đang thu hút sự chú ý của ông Putin bằng 1 chính sách mơ hồ. Bà Linderman cho biết: " Ông Putin điều hành theo cách nhìn ra mặt tốt và xấu của những quốc gia nằm ở ngoại vi nước Nga - họ sẽ phải chọn giữa phương Tây hoặc Nga. Và ông Putin coi những phát ngôn không rõ ràng như vậy là 1 biểu hiện của sự yếu đuối".
Điều này không có nghĩa là để Gruzia gia nhập NATO là 1 chính sách khôn ngoan. Việc cho phép 1 quốc gia yếu ớt và còn bất ổn cùng với lịch sử từng có chiến tranh với Nga có thể làm yếu đi sức mạnh phòng thủ của cả khối. Hơn nữa Gruzia có đường biên giới đang tranh chấp với Nga, cùng với việc Quân đội Nga đang đóng tại 2 tỉnh ly khai Abkhazia và Nam Ossetia. Nhưng nó cũng sẽ đặt 1 quốc gia yếu và phụ thuộc nhiều vào phương Tây đằng sau tuyến phòng thủ kiên cố nhất lịch sử hiện đại, cho phép Gruzia được an toàn để xây dựng các cơ quan trong khi không cho phép Moscow gây ảnh hưởng. Tình hình hiện nay của Ukraine cũng hối thúc các nhà lãnh đạo của Gruzia hợp tác và sáp nhập với châu Âu. Bà Linderman kết luận: "Cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã khiến cho Gruzia đẩy mạnh quan hệ gần gũi với NATO và cũng đồng thời đặt họ vào 1 vị trí khó khăn".
Phong Đức
Theo_Kiến Thức
Mỹ ủng hộ liên bang hóa Iraq Ngày 22/8, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết nước này sẽ ủng hộ chế độ liên bang tại Iraq, đồng thời kêu gọi đoàn kết tại quốc gia đang bị chia rẽ sâu sắc và đang phải đối mặt với mối đe dọa khủng bố tăng cao từ tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng. Phó Tổng thống Mỹ...