Phó tổng thống Mỹ thăm Việt Nam hôm nay
Phó tổng thống Kamala Harris đến Việt Nam hôm nay, bắt đầu chuyến thăm theo lời mời của của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân.
Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris sẽ thăm Việt Nam từ ngày 24-26/8, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao. Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của một Phó tổng thống Mỹ đương nhiệm.
Bà Harris thăm Việt Nam trong khuôn khổ chuyến công du đầu tiên tới Đông Nam Á, 7 tháng sau khi bà nhậm chức Phó tổng thống Mỹ. Trước khi tới Việt Nam, bà đã dừng chân ở Singapore, nơi bà khẳng định cam kết lâu dài của Mỹ với Đông Nam Á và khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Video đang HOT
Phó tổng thống Harris phát biểu trên chiến hạm USS Tulsa neo tại Singapore hôm 23/8. Ảnh: AFP .
Quan hệ Việt – Mỹ đang trên đà phát triển tích cực trong những năm qua. Năm 2020, xuất khẩu sang nhiều thị trường chịu ảnh hưởng lớn từ đại dịch Covid-19, nhưng kim ngạch thương mại Việt – Mỹ vẫn đạt 90,8 tỷ USD, tăng 19,8% so với năm 2019. Trong đó, Việt Nam xuất sang Mỹ 77,1 tỷ USD, nhập khẩu từ Mỹ khoảng 13,7 tỷ USD.
Thương mại song phương được duy trì trong 7 tháng của năm 2021, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 53,7 tỷ USD, tăng 37,7% so với cùng kỳ năm trước. 7 tháng đầu năm, Việt Nam nhập từ Mỹ 8,97 tỷ USD, tăng 10,6%.
Mỹ gần đây tăng cường hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực an ninh hàng hải. Với mong muốn hỗ trợ Việt Nam tăng cường khả năng tuần tra trên biển, bảo vệ chủ quyền, an ninh hàng hải, Mỹ đã cung cấp nhiều phương tiện, tàu bè cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Ngoài hai tàu tuần tra lớp Hamilton, Mỹ đã bàn giao cho Việt Nam nhiều xuồng tuần tra Metal Shark.
Trong hợp tác ứng phó Covid-19, tính đến cuối tháng 7, Mỹ đã chuyển giao cho Việt Nam khoảng 5 triệu liều vaccine thông qua cơ chế COVAX. Việt Nam hiện thuộc top 10 quốc gia nhận nhiều vaccine nhất trong chương trình chia sẻ hàng trăm triệu liều do Mỹ tiến hành, nhằm mục tiêu gia tăng độ bao phủ tiêm chủng Covid-19 toàn cầu.
Mỹ 'đặc biệt tập trung' vào công tác sơ tán công dân khỏi Afghanistan
Ngày 23/8, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris cho biết rằng chính quyền Tổng thống Joe Biden "đặc biệt tập trung" vào việc sơ tán công dân Mỹ, các đồng minh Afghanistan và những người Afghanistan và rằng các câu hỏi về cuộc rút quân khỏi Afghanistan sẽ được giải đáp sau khi nhiệm vụ đó hoàn thành.
Người dân tập trung gần sân bay Kabul, Afghanistan, ngày 22/8/2021, để chờ di tản. Ảnh: THX/TTXVN
Trong một cuộc họp báo ở Singapore cùng với Thủ tướng Lý Hiển Long, Phó Tổng thống Harris nhấn mạnh hiện nay Washington "đặc biệt tập trung vào việc sơ tán công dân Mỹ, những người Afghanistan đã làm việc với chúng tôi và những người Afghanistan dễ bị tổn thương, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em". Bà nêu rõ chính quyền Tổng thống Biden đã thu gọn nhân sự tại đại sứ quán ở Kabul và sơ tán hàng nghìn người, lưu ý rằng không có thương vong của người Mỹ ở Afghanistan.
Theo Nhà Trắng, kể từ ngày 14-23/8, quân đội Mỹ đã sơ tán hoặc tạo điều kiện sơ tán khoảng 37.000 người khỏi Afghanistan. Phát biểu về cuộc sơ tán ngày 22/8, Tổng thống Biden thừa nhận rằng chính quyền đang thảo luận về việc có nên kéo dài thời hạn rút quân sau ngày 31/8 để quân đội Mỹ có thể ở lại Afghanistan nhằm giúp sơ tán những người Mỹ và Afghanistan còn lại hay không.
Cùng ngày, Nhật Bản đã điều một máy bay thuộc Lực lượng Phòng vệ (SDF) tới Afghanistan để sơ tán các công dân nước này và nhân viên sở tại làm việc tại Đại sứ quán Nhật Bản ở Afghanistan và các tổ chức khác trong bối cảnh quốc gia Tây Nam Á rơi vào khủng hoảng sau khi lực lượng Taliban giành quyền kiểm soát thủ đô Kabul.
Hãng tin Kyodo dẫn một nguồn tin ngoại giao cho biết một máy bay C-2 đã cất cánh từ Nhật Bản để bay đến một quốc gia thứ 3 trước khi tiếp tục đến Afghanistan. Cũng theo nguồn tin này, 2 chiếc máy bay C-130 cũng sẽ cất cánh từ Nhật Bản trong ngày 24/8. Các chuyến bay sẽ sơ tán khoảng vài trăm người. Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, đây là lần đầu tiên SDF thực hiện chiến dịch sơ tán các công dân nước ngoài từ một quốc gia khác.
Trước đó, Chánh Văn phòng nội các Nhật Bản Katsunobu Kato khẳng định việc đảm bảo an toàn cho công dân nước này ở Afghanistan là ưu tiên hàng đầu của Tokyo. Chiếc C-2 vận chuyển trang thiết bị và hàng trăm quân nhân thuộc lực lượng SDF và 2 chiếc C-130 sẽ nhận thực hiện các chuyến bay sơ tán ngay sau khi phía Nhật Bản phối hợp được với lực lượng quân đội Mỹ hiện đang kiểm soát sân bay tại Kabul. Tuy nhiên, hiện chưa rõ kế hoạch sơ tán sẽ được thực hiện ra sao vì người sơ tán sẽ phải đến sân bay mà trước đó Mỹ đã cảnh báo công dân nước này không nên đến sân bay vì tình hình an ninh phức tạp.
Các quan chức ngoại giao Nhật Bản đều đã được sơ tán tới Dubai từ ngày 17/8 sau khi Đại sứ quán Nhật Bản tại Afghanistan đóng cửa ngày 15/8. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người Nhật Bản làm việc cho các tổ chức quốc tế vẫn đang mắc kẹt ở Afghanistan.
Trong khi đó, Hàn Quốc cũng đang cân nhắc một số phương án để hỗ trợ những người Afghanistan làm việc cho các tổ chức của nước này ở Kabul, trong đó có khả năng đưa những người này tới Seoul. Phát biểu tại một phiên thảo luận quốc hội, Cố vấn An ninh quốc gia Hàn Quốc Suh Hoon cho rằng nước này cần phải hỗ trợ những người dân sở tại đã làm việc cho các cơ quan Hàn Quốc vì họ đứng trước nguy cơ bị trừng phạt do phục vụ các lực lượng nước ngoài. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cũng xác nhận đang cân nhắc khả năng đưa người Afghanistan từng làm việc cho các tổ chức của nước này ở Kabul đến Seoul và đang thảo luận với các đồng minh về phương án trên.
Thông điệp chuyến thăm Đông Nam Á của Phó Tổng thống Mỹ Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris sẽ nhấn mạnh cam kết lâu dài của Washington đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong chuyến thăm sắp tới tới Singapore và Việt Nam. Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris (Ảnh: Getty). "Khu vực này, Đông Nam Á, thực sự quan trọng đối với Mỹ", một quan chức cấp cao của...