Phó tổng thống Mỹ Harris đã đến Việt Nam sau 3 giờ trì hoãn
Tối 24-8, chuyên cơ chở Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris đã hạ cánh ở Hà Nội. Bà bắt đầu chuyến thăm Việt Nam từ ngày 24 tới 26-8.
Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris phát biểu tại Gardens by the Bay ở Singapore ngày 24-8 trước khi sang Việt Nam – Ảnh: REUTERS
Việt Nam là điểm đến thứ hai trong chuyến công du Đông Nam Á của bà Harris. Trước đó bà đã có chuyến thăm Singapore.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam đón một vị phó tổng thống Mỹ sang thăm chính thức. Tháng trước, Việt Nam cũng tiếp đón Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin.
Chuyến bay rời Singapore để đến Việt Nam của Phó tổng thống Harris bị trì hoãn khoảng 3 tiếng đồng hồ trong hôm 24-8.
Sau sự kiện họp bàn tròn doanh nghiệp và tham quan Gardens By the Bay ở Singapore, theo lịch bà Harris trở về khách sạn Shangri-La vào khoảng 13h (khoảng 12h, giờ Việt Nam) và chuẩn bị lên đường sang thăm Việt Nam.
Video đang HOT
Tuy nhiên một sự cố sau đó khiến phái đoàn của Phó tổng thống Mỹ phải tạm ngưng hành trình. Nhóm phóng viên theo đoàn đưa tin bà Harris tới sân bay ở căn cứ không quân Paya Lebar bất ngờ bị gọi quay ngược về khách sạn Shangri-La vào khoảng 15h30 (giờ địa phương).
Được biết, gần 19h tối, máy bay của bà Harris mới rời căn cứ Paya Lebar. Vào 19h50 (giờ Việt Nam), Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam thông báo đã xử lý xong và quyết định tiếp tục chuyến thăm.
Giới quan sát lưu ý việc bà Harris là quan chức cấp cao nhất của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đến thăm Đông Nam Á tính tới nay.
Chuyến đi này nằm trong tổng thể chiến lược “tái sinh” quan hệ giữa Mỹ và các đồng minh, đối tác.
Chuyên cơ chở Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris đến Hà Nội tối 24-8 – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Trao đổi với phóng viên trước sự kiện này, một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ cho biết chuyến đi của Phó tổng thống Harris phản ánh chính sách đối ngoại rộng hơn của chính quyền Biden-Harris, và nhấn mạnh vào hai điểm: tầm quan trọng của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, và tầm quan trọng của Mỹ đối với quan hệ hợp tác và sự can dự trong khu vực.
Theo đó, Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nằm trong khuôn khổ chiến lược của chính quyền ngay từ đầu. Tổng thống, Phó tổng thống và các quan chức cấp cao của Mỹ đã tiến hành những hoạt động ngoại giao sâu rộng với lãnh đạo các nước trong khu vực này, nơi Mỹ xác định có lợi ích kinh tế và chiến lược lâu dài.
“Và trên hết, giờ đây bà Harris đang thăm Đông Nam Á, khu vực trung tâm của Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, để tiếp nối sự can dự này của Mỹ”, vị quan chức cấp cao trên nói.
Hãng tin Reuters dẫn lời một quan chức cấp cao Nhà Trắng cho biết bà Harris sẽ tập trung vào việc bảo vệ luật pháp quốc tế ở Biển Đông, tăng cường sự lãnh đạo của Mỹ, và mở rộng hợp tác an ninh. Các lĩnh vực được chú trọng cho chuyến thăm Singapore và Việt Nam, bao gồm: y tế toàn cầu, quan hệ hợp tác kinh tế và vấn đề an ninh.
Dự kiến, bà Harris sẽ bắt đầu chương trình làm việc từ sáng 25-8 ở Hà Nội.
Mỹ 'đặc biệt tập trung' vào công tác sơ tán công dân khỏi Afghanistan
Ngày 23/8, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris cho biết rằng chính quyền Tổng thống Joe Biden "đặc biệt tập trung" vào việc sơ tán công dân Mỹ, các đồng minh Afghanistan và những người Afghanistan và rằng các câu hỏi về cuộc rút quân khỏi Afghanistan sẽ được giải đáp sau khi nhiệm vụ đó hoàn thành.
Người dân tập trung gần sân bay Kabul, Afghanistan, ngày 22/8/2021, để chờ di tản. Ảnh: THX/TTXVN
Trong một cuộc họp báo ở Singapore cùng với Thủ tướng Lý Hiển Long, Phó Tổng thống Harris nhấn mạnh hiện nay Washington "đặc biệt tập trung vào việc sơ tán công dân Mỹ, những người Afghanistan đã làm việc với chúng tôi và những người Afghanistan dễ bị tổn thương, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em". Bà nêu rõ chính quyền Tổng thống Biden đã thu gọn nhân sự tại đại sứ quán ở Kabul và sơ tán hàng nghìn người, lưu ý rằng không có thương vong của người Mỹ ở Afghanistan.
Theo Nhà Trắng, kể từ ngày 14-23/8, quân đội Mỹ đã sơ tán hoặc tạo điều kiện sơ tán khoảng 37.000 người khỏi Afghanistan. Phát biểu về cuộc sơ tán ngày 22/8, Tổng thống Biden thừa nhận rằng chính quyền đang thảo luận về việc có nên kéo dài thời hạn rút quân sau ngày 31/8 để quân đội Mỹ có thể ở lại Afghanistan nhằm giúp sơ tán những người Mỹ và Afghanistan còn lại hay không.
Cùng ngày, Nhật Bản đã điều một máy bay thuộc Lực lượng Phòng vệ (SDF) tới Afghanistan để sơ tán các công dân nước này và nhân viên sở tại làm việc tại Đại sứ quán Nhật Bản ở Afghanistan và các tổ chức khác trong bối cảnh quốc gia Tây Nam Á rơi vào khủng hoảng sau khi lực lượng Taliban giành quyền kiểm soát thủ đô Kabul.
Hãng tin Kyodo dẫn một nguồn tin ngoại giao cho biết một máy bay C-2 đã cất cánh từ Nhật Bản để bay đến một quốc gia thứ 3 trước khi tiếp tục đến Afghanistan. Cũng theo nguồn tin này, 2 chiếc máy bay C-130 cũng sẽ cất cánh từ Nhật Bản trong ngày 24/8. Các chuyến bay sẽ sơ tán khoảng vài trăm người. Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, đây là lần đầu tiên SDF thực hiện chiến dịch sơ tán các công dân nước ngoài từ một quốc gia khác.
Trước đó, Chánh Văn phòng nội các Nhật Bản Katsunobu Kato khẳng định việc đảm bảo an toàn cho công dân nước này ở Afghanistan là ưu tiên hàng đầu của Tokyo. Chiếc C-2 vận chuyển trang thiết bị và hàng trăm quân nhân thuộc lực lượng SDF và 2 chiếc C-130 sẽ nhận thực hiện các chuyến bay sơ tán ngay sau khi phía Nhật Bản phối hợp được với lực lượng quân đội Mỹ hiện đang kiểm soát sân bay tại Kabul. Tuy nhiên, hiện chưa rõ kế hoạch sơ tán sẽ được thực hiện ra sao vì người sơ tán sẽ phải đến sân bay mà trước đó Mỹ đã cảnh báo công dân nước này không nên đến sân bay vì tình hình an ninh phức tạp.
Các quan chức ngoại giao Nhật Bản đều đã được sơ tán tới Dubai từ ngày 17/8 sau khi Đại sứ quán Nhật Bản tại Afghanistan đóng cửa ngày 15/8. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người Nhật Bản làm việc cho các tổ chức quốc tế vẫn đang mắc kẹt ở Afghanistan.
Trong khi đó, Hàn Quốc cũng đang cân nhắc một số phương án để hỗ trợ những người Afghanistan làm việc cho các tổ chức của nước này ở Kabul, trong đó có khả năng đưa những người này tới Seoul. Phát biểu tại một phiên thảo luận quốc hội, Cố vấn An ninh quốc gia Hàn Quốc Suh Hoon cho rằng nước này cần phải hỗ trợ những người dân sở tại đã làm việc cho các cơ quan Hàn Quốc vì họ đứng trước nguy cơ bị trừng phạt do phục vụ các lực lượng nước ngoài. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cũng xác nhận đang cân nhắc khả năng đưa người Afghanistan từng làm việc cho các tổ chức của nước này ở Kabul đến Seoul và đang thảo luận với các đồng minh về phương án trên.
Chuyên gia dự đoán 4 chủ đề chính trong chuyến thăm Việt Nam của bà Harris Giáo sư Carl Thayer từ Đại học New South Wales (Australia) đã dự đoán 4 chủ đề chính trong chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris. Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris (Ảnh: USA Today). Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đặt chân tới Hà Nội vào tối ngày 24/8, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt...