Phó tổng thống Mỹ chùi tay khi tiếp Tổng thống Hàn
Phó tổng thống Mỹ Harris hứng chỉ trích vì cảnh bà vội lau tay vào vạt áo sau khi bắt tay Tổng thống Hàn Quốc.
Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris hôm 22/5 gặp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại thủ đô Washington. Hai lãnh đạo cùng thảo luận về tình hình Triều Tiên, sức khỏe toàn cầu và giải quyết vấn đề di cư trong khu vực. Harris sau đó cho biết bà hy vọng sẽ được hợp tác với Tổng thống Moon Jae-in để giải quyết những thách thức mà Mỹ – Hàn cũng như thế giới đang phải đối mặt.
Tuy nhiên, Phó tổng thống Mỹ đã bị máy quay ghi lại khoảnh khắc bà vội vã chùi tay vào vạt áo sau khi bắt tay với Tổng thống Hàn Quốc. Tờ Fox News châm biêm rằng “người Mỹ đã trở nên ý thức hơn trước đại dịch Covid-19, nhưng hình như Phó tổng thống Harris đang làm quá”.
Khoảnh khắc Phó tổng thống Harris lau tay vào áo sau khi bắt tay Tổng thống Hàn Quốc hôm 22/5.
Người dùng mạng xã hội Mỹ chỉ trích bà Harris cư xử quá thô lỗ với Tổng thống Moon Jae-in, trong khi một số người cho rằng lãnh đạo Cộng hòa sẽ bị chỉ trích gay gắt hơn rất nhiều cư xử giống như vậy.
“Đây là Phó tổng thống Mỹ của chúng ta sao? Nếu đây là đảng viên Cộng hòa, báo chí chắc chắn sẽ đưa tin lên án hành vi không chỉ thiếu tôn trọng mà còn phân biệt chủng tộc”, một tài khoản Twitter bình luận.
“Bà không thể lau sạch virus bằng cách chùi lên quần đâu. À, bà Harris cũng được tiêm phòng đầy đủ rồi nhỉ”, tài khoản khác viết.
Một số người dùng mạng xã hội Mỹ đều gọi hành động của Phó Tổng thống Harris là “đáng xấu hổ” và thậm chí đặt ra câu hỏi “liệu Hàn Quốc còn là đồng minh của chúng ta không”.
Văn phòng Phó tổng thống Mỹ chưa bình luận về thông tin.
Kể từ khi nhậm chức hồi tháng một, Phó tổng thống Harris từng hứng chỉ trích thiếu nghiêm túc, không chào lính gác hay mặc đồ Dolce & Gabbana, hãng thời trang cao cấp từng gây tranh cãi vì cáo buộc “xúc phạm chủng tộc”.
Kịch bản Pence ủng hộ kế hoạch 'lật kèo' bầu cử
Nếu Phó tổng thống Pence định đoạt phiếu đại cử tri theo ý Trump và đồng minh, đây sẽ là đòn giáng vào nền dân chủ Mỹ cũng như uy tín đảng Cộng hòa.
Các nghị sĩ Louie Gohmert, Kelli Ward và nhiều đảng viên Cộng hòa ngày 28/12 đệ đơn kiện lên Thẩm phán liên bang Jeremy Kernodle ở Texas, yêu cầu tuyên Phó tổng thống Mike Pence là "người có thẩm quyền duy nhất và được tùy ý" quyết định kiểm đếm phiếu đại cử tri nào ở các bang trong phiên họp lưỡng viện quốc hội ngày 6/1.
Phó tổng thống Mỹ Mike Pence phát biểu tại một sự kiện ở thủ đô Washington hồi tháng ba. Ảnh: Reuters.
Đơn kiện được đệ trình sau khi nhóm luật sư đại diện cho các nghị sĩ đảng Cộng hòa không thuyết phục được Pence tham gia vào kế hoạch "lật kèo" bầu cử tại quốc hội, theo hồ sơ tòa án.
Theo bình luận viên Chris Cillizza từ CNN, trong trường hợp ủng hộ kế hoạch của phe Cộng hòa, hoặc các nghị sĩ Cộng hòa thắng kiện, cuộc họp xác nhận phiếu cử tri của quốc hội Mỹ ngày 6/1 sẽ diễn ra theo chiều hướng hoàn toàn khác. Phó tổng thống Pence, thay vì chỉ đóng vai trò nghi thức xác nhận Joe Biden trở thành tổng thống Mỹ, giờ đây sẽ được trao quyền chọn những đại cử tri "hợp pháp".
Gần như chắc chắn, ông sẽ loại bỏ những đại cử tri từ các bang chiến trường mà Trump cáo buộc xảy ra gian lận quy mô lớn như Arizona, Georgia và Pennsylvania. Bằng cách đó, Pence sẽ "một tay" giúp Trump tiếp tục nắm giữ một nhiệm kỳ tổng thống nữa.
Bằng hành động này, Pence sẽ tạo ra tiền lệ rằng phó tổng thống từ nay về sau hoàn toàn có thể nắm giữ quyền lựa chọn tổng thống trong tương lai, bất kể kết quả cuộc bỏ phiếu phổ thông hay cuộc bỏ phiếu của đại cử tri ra sao.
Cillizza chỉ ra rằng đây là một kịch bản hoàn toàn phi dân chủ, khi hành động của một người tước đi quyền bầu cử của hơn 81 triệu công dân Mỹ đã bỏ phiếu cho Biden. Không những thế, nó còn mang tính "phản bảo thủ" sâu sắc, khiến đảng Cộng hòa mất đi uy tín và bản sắc của mình.
Đảng Cộng hòa được coi là chính đảng mang tính bảo thủ, luôn ủng hộ việc hạn chế quyền lực của chính phủ liên bang, đề cao việc trao quyền cho các bang và chính quyền địa phương. Việc các đảng viên Cộng hòa đệ đơn kiện để Phó tổng thống được quyền tự định đoạt kết quả bầu cử tổng thống sẽ là hành động "chướng tai gai mắt" đối với các thành viên bảo thủ của đảng.
Nếu Pence hoặc thẩm phán liên bang ủng hộ hành động này, nó sẽ tạo ra một chính phủ liên bang Mỹ nắm giữ toàn bộ quyền lực, có khả năng vượt quyền của các bang cũng như ý nguyện của cử tri phổ thông.
Đây không phải lần đầu tiên các đảng viên Cộng hòa bỏ qua các nguyên tắc cơ bản của đảng trong nỗ lực tuyệt vọng nhằm đảo ngược kết quả bầu cử. Hồi đầu tháng, 18 bang do đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát, dưới sự dẫn dắt của Tổng chưởng lý Texas Ken Paxton, đã nộp đơn kiện nhằm vô hiệu hóa kết quả bầu cử ở Georgia, Wisconsin, Michigan và Pennsylvania.
Tòa án Tối cao đã bác bỏ đơn kiện này. Nếu đơn kiện của Texas được chấp nhận, nó sẽ tạo tiền lệ cho việc một bang có thể can thiệp vào kết quả bầu cử ở bang khác, đi ngược lại niềm tin từ lâu của những người bảo thủ thuộc đảng Cộng hòa về quyền tự quyết của các bang.
Giới quan sát cho rằng đơn kiện của các nghị sĩ Cộng hòa không chỉ đe dọa nền dân chủ Mỹ và uy tín của đảng này, mà còn thể hiện "tiêu chuẩn kép" của một số đồng minh Trump trong viện dẫn Hiến pháp nhằm phục vụ lợi ích của mình.
Steve Vladeck, giáo sư Trường Luật Đại học Texas, cho rằng đơn kiện trên cho thấy một số thành viên đảng Cộng hòa đã cố tình cắt gọt câu chữ trong Hiến pháp, loại bỏ những ngữ cảnh bất lợi và đưa thêm những từ ngữ vốn không tồn tại trong văn bản gốc.
Đơn kiện của các nghị sĩ Cộng hòa nộp hồi đầu tuần khẳng định: "Theo Tu chính án thứ 12, bị đơn Pence có quyền duy nhất và tùy ý quyết định... khi xảy ra tranh chấp đại cử tri... để xác định lá phiếu của đại cử tri nào... sẽ được tính".
Tuy nhiên, Tu chính án thứ 12 chỉ quy định rằng phó tổng thống Mỹ trong vai trò Chủ tịch Thượng viện "sẽ mở tất cả giấy chứng nhận phiếu đại cử tri và sau đó các phiếu bầu sẽ được kiểm". Không có nội dung nào quy định rằng Chủ tịch Thượng viện có quyền duy nhất kiểm phiếu hoặc xác định phiếu nào sẽ được kiểm khi xảy ra tranh chấp, theo bài đánh giá của ba tác giả Austin Sarat, Daniel Edelman và Dennis Aftergut đăng trên tờ New York Daily News.
Thực tế, nghĩa vụ mở các giấy chứng nhận phiếu đại cử tri chỉ là một công việc mang tính nghi thức, giống như người chiến thắng giải Oscar năm ngoái mở phong bì ghi tên người chiến thắng năm nay.
Nếu những nhà lập quốc Mỹ muốn Chủ tịch Thượng viện đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn là chỉ mở giấy chứng nhận phiếu đại cử tri thì họ đã quy định quyền hạn đó trong Hiến pháp. Thay vào đó, họ để quốc hội xác định các thủ tục để đưa ra quyết định bất kể khi nào có tranh chấp xảy ra. Đạo luật về Kiểm đếm Đại cử tri năm 1887 cũng quy định rõ cách xử lý những tình huống tranh cãi.
"Nếu Tu chính án thứ 12 bằng cách nào đó trao cho Phó tổng thống quyền đơn phương bác bỏ phiếu đại cử tri của một ứng viên để ủng hộ cho đảng của mình, điều đó hẳn đã phải được thực hiện trước đây rồi", giáo sư Vladeck nhấn mạnh.
Trump ngày càng nhạt nhòa trên mạng Trump ngày càng ít được quan tâm trên Internet, trong khi website ông mới mở nhận được rất ít lượt truy cập. Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump đang đối mặt với tình trạng mà ông đã chiến đấu cả đời để chống lại: bị phớt lờ trên mạng. Các bình luận trên mạng xã hội về ông giảm xuống mức thấp nhất...