Phó Tổng thống Mỹ chỉ trích thái độ “không thể chấp nhận” của Đức
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence hôm 3/4 cho biết “không thể chấp nhận” thái độ của Đức, đồng thời kêu gọi nước này tăng chi tiêu quân sự và quay lưng lại với dự án đường ống khí đốt của Nga.
“Đức phải làm nhiều hơn nữa”, ông Pence nói nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập NATO tại Washington.
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence phát biểu tại Hội nghị ngoại trưởng NATO ngày 3/4
Nhờ sự quyết liệt của Tổng thống Donald Trump khi yêu cầu các nước thành viên NATO “chia sẻ gánh nặng” ngân sách, “nhiều đồng minh của chúng tôi hiện đang đáp ứng các cam kết tài chính của họ” để tăng ngân sách quốc phòng lên 2% GDP từ nay đến năm 2024″, ông Pence nhấn mạnh.
“Nhưng còn quá nhiều nước chưa làm được điều đó, tất cả chúng ta đều biết rằng đó là Đức. Mặc dù đây là nền kinh tế lớn nhất châu Âu, được hưởng lợi từ sự bảo vệ của Mỹ ở châu Âu qua nhiều thế hệ, nhưng sự yếu kém của quân đội nước này là rõ ràng”, Phó Tổng thống Mike Pence than thở.
“Tuy nhiên, cho đến nay Đức vẫn từ chối thực hiện các khoản đầu tư cần thiết” để đạt được mục tiêu 2% GDP do NATO đặt ra, ông Mike Pence cho biết.
Khi nói đến đây, vị Phó Tổng thống tỏ thái độ hối tiếc rằng ngay cả cam kết để đạt được 1,5% GDP vào năm 2024 của Đức cũng khó có thể đạt được.
Phó Tổng thống Mỹ cũng cáo buộc mạnh mẽ Nord Stream 2, dự án đường ống dẫn khí từ Nga sang Đức.
“Chúng tôi không thể đảm bảo sự phòng thủ của phương Tây nếu các đồng minh của chúng tôi ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào Nga”, ông Pence nói. “Nếu Đức kiên quyết xây dựng đường ống dẫn khí Nord Stream 2, nền kinh tế của nước này thực sự sẽ trở thành tù nhân của Nga”, Phó Tổng thống Pence cho biết.
“Đơn giản là không thể chấp nhận được rằng nền kinh tế lớn nhất châu Âu tiếp tục phớt lờ mối đe dọa của Nga và bỏ bê quốc phòng và phòng thủ chung”, ông Pence nhấn mạnh.
Video đang HOT
Đức đã nhiều lần lên tiếng bác bỏ các chỉ trích của Mỹ về dự án Nord Stream 2, cho rằng đó là việc nội bộ của Đức. Thậm chỉ gần đây một đại biểu Quốc hội Đức còn yêu cầu chính phủ trục xuất đại sứ Mỹ tại Berlin vì những phát biểu mang tính “can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác”. Các chuyên gia Đức cho rằng việc Mỹ gây sức ép với dự án Nord Stream 2 chẳng qua là để Đức phải mua khí đốt của Mỹ. Ai cũng biết rằng nhiên liệu của Nga rẻ hơn rất nhiều so với khí đốt của Mỹ tại thị trường châu Âu.
Nh.Thạch (Theo AFP)
Theo Thegioi&VietNam
Phái đoàn Trung Quốc bỏ ra ngoài khi Phó Tổng thống Mỹ phát biểu tại APEC
Các đại biểu Trung Quốc được cho là đã bỏ ra ngoài trong lúc Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence có bài phát biểu tại hội nghị cấp cao APEC ở Papua New Guinea cuối tuần trước. Động thái này có thể xuất phát từ mâu thuẫn trong quan hệ song phương.
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence (ngoài cùng bên phải hàng dưới) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (ngoài cùng bên trái hàng dưới) chụp ảnh với các nhà lãnh đạo APEC tại Papua New Guinea. (Ảnh: EPA)
Mỹ và Trung Quốc đã chuẩn bị sẵn sàng cho các cuộc đàm phán thương mại cấp cao tại Washington cho tới khi cuộc khẩu chiến giữa Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nổ ra vào tuần trước, khiến các nhà đàm phán Trung Quốc hủy kế hoạch ban đầu.
Hiện hai nhà lãnh đạo Mỹ - Trung đang được kỳ vọng sẽ gặp mặt nhau để hội đàm về cuộc chiến thương mại bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại Argentina vào cuối tháng 11. Sự kiện này diễn ra một tháng trước khi Mỹ dự kiến áp thuế lên tới 25% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc từ ngày 1/1/2019. Cuộc gặp được xem là cơ hội duy nhất để Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp xúc trước hạn chót áp thuế.
"Mức độ bất ổn là chưa từng có tiền lệ. Khả năng đi đến một thỏa thuận toàn diện và ổn thỏa đã giảm đi đáng kể", Craig Allen, chủ tịch Hội đồng Kinh tế Mỹ - Trung, nhận định.
Tuần trước, sự căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Trung khiến lãnh đạo 21 nền kinh tế thành viên thuộc Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần đầu tiên không đạt được đồng thuận để đưa ra tuyên bố chung chính thức trong lịch sử gần 30 năm của tổ chức. Sự căng thẳng này được cho là sẽ tiếp tục "phủ bóng" lên các cuộc đàm phán thương mại sắp tới giữa Washington và Bắc Kinh.
Rạn nứt giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới thể hiện rõ qua những bài phát biểu với lời lẽ công kích lẫn nhau giữa Phó Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc tại Papua New Guinea. Cả hai đều không lắng nghe quan điểm của nhau và đổ lỗi cho nhau về chiến tranh thương mại. Ông Tập Cận Bình chỉ trích chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ, trong khi ông Mike Pence chĩa mũi dùi tấn công vào Sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng ngày 19/11 cho biết nhiều quốc gia đang phát triển phản đối chủ nghĩa bảo hộ thương mại. Ông cũng bác bỏ thông tin cho rằng lập trường của Trung Quốc là nguyên nhân khiến các nền kinh tế thành viên APEC không tìm được tiếng nói chung.
Phái đoàn Trung Quốc rời một cuộc họp trong khuôn khổ hội nghị cấp cao APEC tại Papua New Guinea (Ảnh: Reuters)
Theo SCMP, 3 đại biểu từ Papua New Guinea đã mô tả bầu không khí giữa Mỹ và Trung Quốc là "cực kỳ căng thẳng". Tại cuộc họp diễn ra hôm 17/11, các đại biểu Trung Quốc thậm chí rời khỏi khán phòng ngay sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình kết thúc bài phát biểu và trước khi Phó Tổng thống Mike Pence có bài phát biểu kế tiếp. Họ không muốn nghe những gì ông Pence nói.
"Một số rời khỏi hội trường, trong khi một số khác vẫn nán lại nhưng đứng bên ngoài hội trường. Họ không muốn nghe bài phát biểu của ông Pence", một trong số các đại biểu Papua New Guinea tiết lộ.
Phó Tổng thống Pence chia sẻ với các phóng viên hôm 18/11 rằng ông có "cuộc trò chuyện thẳng thắn" với Chủ tịch Tập Cận Bình. Tuy nhiên, một đại biểu Papua New Guinea khẳng định các quan chức Mỹ và Trung Quốc dường như cố tình giữ khoảng cách với nhau.
"Tôi nhớ là các đại biểu Mỹ và Trung Quốc không nói chuyện riêng với nhau. Họ đến theo nhóm và đi cũng theo nhóm. Không có bất kỳ cơ hội nào để họ tự do nói chuyện với nhau", đại biểu Papua New Guinea kể lại, đồng thời cho biết sự "đối đầu" giữa Mỹ và Trung Quốc đã đặt chính phủ Papua New Guinea, với tư cách là nước chủ nhà, vào tình huống khó xử.
Một nguồn tin từ chính phủ Trung Quốc cho biết Bắc Kinh kịch liệt phản đối một dòng chữ trong dự thảo tuyên bố chung về "hành vi thương mại không công bằng". Mỹ từng sử dụng cụm từ này để cáo buộc Trung Quốc cản trở thị trường, ép buộc các công ty Mỹ chuyển giao công nghệ cho Bắc Kinh, do thám công nghiệp, trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước và đánh cắp sở hữu trí tuệ.
Sức ép lên cả hai phía
Phái đoàn Mỹ rời một cuộc họp tại Papua New Guinea (Ảnh: Reuters)
Theo giới quan sát ngoại giao, sự căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc tại Papua New Guinea cuối tuần qua đã cho thấy tình trạng đối đầu địa chính trị giữa hai nước. Washington dường như đang tìm cách gây sức ép tối đa với Bắc Kinh trước thềm cuộc gặp giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình tại hội nghị G20 sắp tới.
Liu Weidong, chuyên gia về quan hệ Mỹ - Trung tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho rằng mặc dù cuộc chiến thương mại đang gây tổn thương cho cả Mỹ và Trung Quốc, song Bắc Kinh vẫn là bên chịu sức ép nhiều hơn.
"Cuộc gặp (Trump - Tập) mang ý nghĩa quan trọng với Trung Quốc hơn là với Mỹ, tuy nhiên các nhà đàm phán và các nhà hoạch định chính sách từ cả hai nước đều chịu nhiều sức ép trong hai tuần tới", chuyên gia Liu cho biết.
Chủ tịch Tập Cận Bình luôn cố gắng thể hiện Trung Quốc như một nước đi đầu về tự do thương mại để đối trọng với chủ nghĩa bảo hộ "Nước Mỹ là trên hết" của Tổng thống Trump. Tuy vậy, giới phân tích cho rằng, dù ông Tập cố gắng "tô vẽ" Trung Quốc đến đâu, ông cũng khó thuyết phục lãnh đạo của các nước lớn như Đức, Pháp hay Liên minh châu Âu (EU) - những nước có chung mối lo ngại với Mỹ về Trung Quốc.
Phó Tổng thống Mỹ (giữa) nhìn Chủ tịch Trung Quốc trong khoảnh khắc chụp ảnh lưu niệm chung. (Ảnh: Reuters)
"Trung Quốc cần chuẩn bị sẵn tâm lý. Các nước phương Tây có thể sẽ không đứng hẳn về phía Trung Quốc hay Mỹ, tuy nhiên họ sẽ âm thầm ủng hộ một số biện pháp do Mỹ đưa ra nhằm gia tăng sức ép với Trung Quốc", chuyên gia Liu cho biết thêm.
Theo ông Liu, Trung Quốc cần có các động thái để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng như hạ bớt hàng rào thuế quan để chấm dứt chiến tranh thương mại.
James Floyd Downes, giảng viên tại Đại học Hong Kong Trung Quốc, nhận định mối quan hệ Mỹ - Trung đang đứng trên bờ vực và có xu hướng tiếp tục xấu đi.
"Những gì chúng ta có thể chứng kiến trong vài tháng hoặc vài năm tới là việc hai siêu cường cạnh tranh ảnh hưởng trên trường quốc tế. Có vẻ như tầm quan trọng của APEC đã giảm bớt khi cả Mỹ và Trung Quốc đều không sử dụng diễn đàn này để đưa ra những chính sách thực chất. Thay vào đó, họ xem đây là nơi công kích lẫn nhau nhằm đề cao lợi ích quốc gia của mình", ông James cho biết.
Tuy vậy, theo Shi Yinhong, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân Trung Quốc ở Bắc Kinh, Mỹ và Trung Quốc vẫn có hy vọng hóa giải căng thẳng. Cho đến nay, các nước phát triển như Nhật Bản, Australia và châu Âu vẫn luôn cẩn trọng trong cách ứng phó với cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.
Thành Đạt
Theo Dantri/ SCMP
Bụi chết người, Mỹ đang chiếu xạ thế giới? Công việc phát triển tương tự diễn ra ở một số quốc gia cùng một lúc. Ở Đức và tất nhiên, ở Nga. Tuy nhiên chỉ có Mỹ sử dụng vũ khí này và thậm chí trên quy mô lớn như vậy. Họ đã không chú ý đến bất kỳ tác dụng phụ nào có thể xảy ra cũng như trước đây, tại...