Phó Tổng thống Mỹ cảnh báo Trung Quốc có nguy cơ đối diện chiến tranh tổng lực
Washington mong rằng Bắc Kinh sẽ có một sự thay đổi đáng kể trong tất cả các chính sách của mình theo yêu cầu của Mỹ, vì nếu không họ sẽ phải đối mặt với “cuộc chiến tranh lạnh tổng lực” – Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cho biết.
Một buổi tập luyện của binh lính Trung Quốc
Lập trường đối đầu của chính quyền ông Trump đã được nhà báo Josh Rogin nêu ra trong một bài bình luận của tờ Washington Post. Nhà báo cho biết ông Pence đã nêu ra ý kiến trên trong một chuyến bay ông đi cùng Phó Tổng thống tới châu Á.
Mỹ muốn Trung Quốc nhượng bộ đối với một loạt vấn đề mà Mỹ phản đối, từ quyền sở hữu trí tuệ cho tới các tuyên bố về lãnh thổ trên Biển Đông.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng được hy vọng đưa ra cam kết thay đổi hành vi kinh tế, quân sự và chính trị của Bắc Kinh trong cuộc gặp của ông với Tổng thống Mỹ Donald Trump bên lề thượng đỉnh G20 tại Buenos Aires, Argentina vào 30/11 tới.
Video đang HOT
Nếu Washington không thỏa mãn, sẽ có “một cuộc chiến tranh lạnh tổng lực” – nhà báo Rogin cho hay.
“Tôi nghĩ phần lớn việc này sẽ phụ thuộc vào chuyến đi Argentina” – ông Pence nói – “Thái độ của Tổng thống là, chúng tôi muốn đảm bảo họ biết chúng tôi đang đứng ở đâu, chúng tôi chuẩn bị làm gì để họ có thể tới Argentina với những đề xuất cụ thể nhằm giải quyết không chỉ vấn đề thâm hụt thương mại mà chúng tôi đang gặp phải… Chúng tôi tin chắc Trung Quốc biết chúng tôi đang đứng ở đâu”
Ông Pence cho rằng Mỹ đang ở “thế mạnh” trong cuộc chiến thương mại có nguy cơ tiếp tục leo thang mà họ tạo ra với Trung Quốc.
Phó Tổng thống Mỹ cho biết Mỹ không có ý định nhượng quyền ảnh hưởng châu Á cho Trung Quốc và sẽ không lùi bước nếu Bắc Kinh tiếp tục các chính sách hiện tại.
Washington đã tăng áp lực lên Bắc Kinh trong những năm gần đây bằng cách áp thuế lên hàng Trung Quốc và gần đây buộc tội Trung Quốc can thiệp các vấn đề nội bộ Mỹ.
Bắc Kinh cũng chưa thể hiện dấu hiệu nhượng bộ. Trung Quốc đã đáp trả lại thuế của Mỹ bằng các biện pháp bảo hộ của mình và tiếp tục chương trình đầu tư One Belt nhiều tỉ đô la nhằm đảm bảo sự ổn định cho các tuyến thương mại tới các nhà cung cấp và khách hàng quan trọng nhất của họ.
Hải Yến
Theo giaoducthoidai/RT
Trung Quốc chỉ trích Mỹ phá vỡ các quy tắc của WTO
Việc Mỹ cấm xuất khẩu linh kiện, phần mềm và sản phẩm công nghệ nước này cho công ty chế tạo vi mạch Fujian Jinhua Integrated Circuit Co (FJICC) thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc với cáo buộc đánh cắp sở hữu trí tuệ đã phá vỡ quy tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và nhằm duy trì thế độc quyền của Mỹ trong ngành công nghiệp này.
Đây là tuyên bố của giới chức Trung Quốc đưa ra tại một cuộc họp của WTO ngày 13/11.
Các kỹ sư hiệu chỉnh bộ chuyển đổi điện tử thông minh do Công ty chế tạo vi mạch Fujian Jinhua Integrated Circuit Co (FJICC) của Trung Quốc sản xuất tại tỉnh Phúc Kiến ngày 9/7/2018. Ảnh: THX/TTXVN
Theo hãng tin Reuters, một quan chức Bắc Kinh nhấn mạnh theo lập trường của Trung Quốc, mục đích thực sự của các biện pháp của Mỹ là nhằm duy trì các lợi ích mang tính độc quyền của Washington trong ngành công nghiệp chế tạp vi mạch điện tử.
Theo quan chức trên, FJICC chưa đi vào sản xuất và chưa thể đạt tới mức độ gây mối đe dọa đối với các nhà sản xuất bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động (DRAM) của Mỹ.
Ông nhấn mạnh những cáo buộc của Mỹ đưa ra là không xác đáng và Bắc Kinh phản đối sự giả định về việc các công ty Trung Quốc đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ.
Hồi cuối tháng 10 vừa qua, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã cấm xuất khẩu các linh kiện, phần mềm và sản phẩm công nghệ của Mỹ cho FJICC, mở ra một mặt trận mới trong cuộc chiến thương mại và công nghệ với Trung Quốc.
Bộ Thương mại Mỹ cho biết đã đưa công ty FJICC vào danh sách các thực thể không được mua những sản phẩm trên từ các công ty của Mỹ do nguy cơ khả năng vi mạch mới của hãng này có thể đe dọa các hãng cung cấp sản phẩm vi mạch tương tự của Mỹ cho các hệ thống quân sự.
Trước đó, Micron Technology Inc, một công ty sản xuất chất bán dẫn của Mỹ, đã khởi kiện FJICC cùng đối tác khác là United Microelectronics Corp của Đài Loan (Trung Quốc) với cáo buộc hai công ty này đánh cắp các mẫu thiết kế con chip.
Ngay sau đó, Bộ Thương mại Trung Quốc đã phản đối quyết định trên, đồng thời hối thúc Washington ngừng ngay lập tức điều mà Bắc Kinh gọi là "hành động sai trái" này.
Chính phủ Mỹ cũng đưa ra quyết định cấm các công ty Mỹ bán phần mềm và linh kiện cho tập đoàn viễn thông ZTE của Trung Quốc trong vòng 7 năm do nhiều lần tái phạm các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Triều Tiên và Iran.
Theo Thanh Hương (TTXVN)
Mục tiêu thực sự của Tổng thống Trump trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Giới chuyên gia cho rằng mục tiêu thật sự của Tổng thống Mỹ Donald Trump khi chủ động ra đòn trước trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc là nhằm ngăn cản Bắc Kinh tiếp tục hành động vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ. (Ảnh minh họa: Shutterstock) Kể từ khi nhậm chức Tổng thống, ông Trump đã thể...