Phó Tổng thống Mỹ: Căng thẳng Mỹ-Trung có thể vượt ra ngoài các tranh chấp thương mại
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence chỉ trích các chính sách của Trung Quốc trên toàn cầu và cảnh báo leo thang căng thẳng Mỹ-Trung đứng trước nguy cơ vượt ra ngoài các tranh chấp thương mại.
Phát biểu tại Viện Nghiên cứu Hudson ở Washington hôm 4/10, Phó Tổng thống Mỹ cảnh báo căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc có thể vượt ra ngoài các tranh chấp thương mại.
Trong bài phát biểu, ông Pence cũng đề cập tới cuộc chạm trán giữa chiến hạm Mỹ và tàu chiến Trung Quốc trên Biển Đông hôm 30/9.
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence. (Ảnh: Reuters)
“Bất chấp các hành động quấy rối liều lĩnh của Trung Quốc, Mỹ vẫn sẽ tiếp tục các hoạt động trên không, trên biển ở bất cứ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép và phù hợp với lợi ích quốc gia của Mỹ. Chúng tôi sẽ không để bị đe dọa. Chúng tôi sẽ không lùi bước”, Phó Tổng thống Mỹ nhấn mạnh.
Ông Pence cũng chỉ trích Trung Quốc áp dụng chính sách ngoại giao bẫy nợ để mở rộng tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới.
“Trung Quốc đang cung cấp cho các chính phủ từ châu Á, châu Phi, châu Âu tới Mỹ Latinh các khoản vay lên tới hàng trăm tỷ USD để xây dựng các cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, điều khoản trong các khoản vay này lại hết sức mơ hồ và mang về nhiều lợi ích cho Trung Quốc”, ông nhấn mạnh.
Video đang HOT
Theo ông Pence, giới chức tình báo Mỹ phát hiện các dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang nhắm mục tiêu tới chính phủ, chính quyền địa phương ở các tiểu bang của Mỹ để khai thác bất cứ sự chia rẽ nào nảy sinh.
“Họ đang sử dụng các vấn đề như thuế quan thương mại để thúc đẩy ảnh hưởng chính trị của Bắc Kinh với mục đích thay đổi nhận thức của người Mỹ. Một quan chức tình báo nói với tôi rằng những gì người Nga làm không là gì so với Trung Quốc”, ông Pence cho hay.
Ông cũng khẳng định các quan chức Trung Quốc đang cố gắng gây ảnh hưởng lên các doanh nhân Mỹ, những người vẫn mong muốn duy trì hoạt động ở quốc gia đông dân nhất thế giới, khiến họ lên án các hành động thương mại của Mỹ.
“Ví dụ như gần đây, Trung Quốc đã dọa từ chối cấp giấy phép kinh doanh cho một tập đoàn lớn của Mỹ nếu từ chối phát biểu chống lại chính sách của chính quyền chúng tôi”, Phó Tổng thống Mỹ nói, nhưng từ chối đưa ra cái tên cụ thể.
(Nguồn: Reuters)
SONG HY
Theo VTC
Phía sau thái độ khó lường của Trump với Trung Quốc và Nga
Không như Nga, Trung Quốc không thể hài lòng và im lặng sau những phát biểu của Tổng thống Mỹ Donald Trump tại những hoạt động ở khoá họp ĐHĐ LHQ năm nay.
Từ trái qua, Tổng thống Nga Putin, Tổng thống Mỹ Trump, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Phản ứng chính thức của Trung Quốc ngay sau đó đã phản ánh thực trạng ấy. Sau khi ngừng đàm phán thương mại với Mỹ, Trung Quốc đã ngừng cả tiếp xúc và trao đổi trên lĩnh vực quân sự với Mỹ trong khi cuộc khẩu chiến và chiến tranh tâm lý giữa hai bên tiếp tục gia tăng căng thẳng. Sau hào khí ban đầu nhờ chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chẳng bao lâu sau khi ông Trump chính thức nhậm chức tổng thống ở Mỹ và chuyến thăm Trung Quốc của ông Trump, mối quan hệ song phương này đã trở nên xấu đi và trắc trở thêm rõ rệt.
Cuộc xung khắc thương mại mà ông Trump phát động nhằm vào Trung Quốc khởi đầu tưởng chỉ là chuyện nhỏ mà hai bên có thể xử lý ổn thoả được bằng đàm phán thương mại song phương. Nhưng rồi nó cứ leo thang mức độ gay cấn hết vòng này đến vòng khác và lại còn lây lan ra cả ngoài phạm vi khuôn khổ của quan hệ hợp tác kinh tế và trao đổi thương mại giữa hai nước. Mức độ giá trị hàng hoá của Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường Mỹ bị ông Trump áp thuế quan bảo hộ mậu dịch leo thang từ 34 tỷ USD lên thêm 16 tỷ và 200 tỷ USD nữa.
Ông Trump còn đã doạ sẽ áp tiếp thêm 267 tỷ USD nữa, tức là tổng cộng lại còn lớn hơn cả tổng giá trị hàng hoá của Trung Quốc năm ngoái xuất khẩu vào thị trường Mỹ, tức là ông Trump không đặt ra giới hạn, không có ý định dừng mà còn sẵn sàng duy trì cuộc xung khắc thương mại này dài dài, sẵn sàng tiến hành cả chiến tranh thương mại lẫn chiến tranh kinh tế với Trung Quốc.
Lúc đầu, ông Trump chỉ đưa ra lý do là Mỹ bị nhập siêu quá lớn và quá lâu trong trao đổi thương mại với Trung Quốc và mục đích của phía Mỹ là giảm mức độ thâm hụt ấy. Nhưng rồi ông Trump đã nhanh chóng nhằm cả vào những mục tiêu khác nữa như đòi Trung Quốc phải mở cửa thị trường, phải ngừng vi phạm các quy định về bảo hộ bản quyền phát minh sáng chế và sở hữu trí tuệ công nghiệp, phải chấm dứt bù trợ xuất khẩu, phải nâng giá trị của đồng Nhân dân tệ....... Như vậy, ông Trump đã nhằm vào khả năng cạnh tranh quốc tế và năng suất lao động của kinh tế Trung Quốc, nhằm vào kế hoạch "Made in China 2025" của Trung Quốc, nhằm vào cuộc cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc. Cả việc phía Mỹ thúc đẩy ý tưởng về Tứ giác kim cương và khu vực Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương cũng phục vụ cho mục tiêu này.
Ở LHQ năm nay, ông Trump sử dụng những ngôn từ nặng nề để chê trách Trung Quốc trong khi dường như không nói gì về Nga mặc dù quan hệ của Mỹ với Nga hiện rẫyy trắc trở và đã như thế từ khá lâu nay rồi cũng như Nga là chủ đề rất nhạy cảm về đối nội ở Mỹ. Đáng chú ý là trong HĐBA LHQ, ông Trump còn cáo buộc Trung Quốc can thiệp vào cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ sắp tới ở Mỹ.
Trả lời báo chí sau đó, ông Trump quả quyết là đã có nhiều, có đủ bằng chứng và tới đây sẽ công bố bằng chứng buộc tội Trung Quốc. Trước đó, phía Mỹ còn áp dụng biện pháp trừng phạt Trung Quốc vì Trung Quốc mua vũ khí của Nga trong khi Mỹ tiếp tục cung cấp vũ khí cho Đài Loan và hải quân Mỹ tăng cường hoạt động ở khu vực Biển Đông.
Rõ ràng là hiện tại có tình trạng 'bên trọng, bên khinh' trong thái độ của Mỹ đối với Nga và Trung Quốc.
Vì sao vậy ? Xem ra có thể vì những lý do sau đây.
Thứ nhất, bản chất mối bất hoà giữa Mỹ và Nga với giữa Mỹ và Trung Quốc hiện rất khác nhau nên mức độ, chiều hướng diễn biến và cách xử lý cũng rất khác nhau. Giữa Mỹ và Nga là chuyện Ukraine, Syria và những cáo buộc rằng Nga can dự vào cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội ở Mỹ năm 2016. Giữa Mỹ với Trung Quốc là chuyện cơm áo gạo tiền thiết thân với Mỹ và có thể có tác động dân tuý to lớn hơn nhiều, quan trọng hơn nhiều đối với ông Trump ở Mỹ, đặc biệt trong bối cảnh tình hình tranh cử hiện tại.
Thứ hai, ông Trump gia tăng áp lực tối đa với Trung Quốc để ép buộc Trung Quốc hành xử có lợi cho Mỹ trong tất cả các vấn đề chính trị thời sự và an ninh hiện tại của thế giới, để phân hoá Nga với Trung Quốc và Trung Quốc với Triều Tiên, làm như thể không cần Trung Quốc như trước trong xử lý quan hệ của Mỹ với Triều Tiên nhưng trong thực chất là ép Trung Quốc hậu thuẫn Mỹ.
Thứ ba, phía Mỹ đã bắt đầu đặt mối quan hệ với Trung Quốc hướng tới những thời kỳ xa hơn trên phương diện chiếm giữ vị trí hàng đầu thế giới và duy trì những ưu thế nổi trội về khoa học kỹ thuật hiện đại và công nghệ cao, về tiềm lực kinh tế và tài chính trong thế kỷ 21.
Thứ tư, chiêu thức bên trọng, bên khinh của ông Trump chỉ là nhất thời chứ không phải lâu bền trong chính sách của ông Trump đối với Trung Quốc và Nga. Hiện tại, ông Trump nhẹ giọng với Nga mà làm găng với Trung Quốc nhưng sẽ không phải cứ mãi như thế. Bản thân ông Trump vốn hay thay đổi quan điểm, có thể dễ dàng và nhanh chóng thay đổi quan điểm. Bản chất thực dụng của chiêu thức trọng, khinh kia đã hàm chứa tính nhất thời và có thể nhanh chóng được/ bị thay đổi. Nó không phải mục đích chính sách của ông Trump mà chỉ là một trong những phương cách được ông Trump sử dụng nhằm đạt mục đích đề ra.
Theo Danviet
"Ông Trump quyết không lùi bước trong chiến tranh thương mại với Trung Quốc" Chiến lược của Tổng thống Mỹ Donald Trump là đưa cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc tới mức "lớn chưa từng thấy", "gây tổn thất lớn chưa từng có" cho Bắc Kinh và ông sẽ không lùi bước cho tới khi chiến thắng, cựu chiến lược gia trưởng Nhà Trắng Steve Bannon tiết lộ. Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và...