Phó Tổng thống Mỹ cam kết sát cánh cùng các đối tác ở Đông Nam Á

Theo dõi VGT trên

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris khẳng định Washington sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác với các nước Đông Nam Á và duy trì cam kết lâu dài ở khu vực này.

Phó Tổng thống Mỹ cam kết sát cánh cùng các đối tác ở Đông Nam Á - Hình 1

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris phát biểu tại Singapore ngày 24/8 (Ảnh: Reuters).

Phát biểu tại Singapore hôm nay 24/8, Phó Tổng thống Kamala Harris cho biết bà tin rằng sự tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ có thể mang lại lợi ích cho các đối tác, đặc biệt là khi nền kinh tế nước này “chia sẻ rất nhiều” với Đông Nam Á, từ chuỗi cung ứng đến kim ngạch thương mại hai chiều ổn định.

“Các quốc gia Đông Nam Á đại diện cho thị trường xuất khẩu lớn thứ tư của chúng tôi. Một thị trường nhộn nhịp và năng động, sẽ sớm được xếp hạng trong số các thị trường lớn nhất trên thế giới”, bà Harris nói.

Phó Tổng thống Harris đề xuất Mỹ sẽ đảm nhiệm vai trò chủ nhà của hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) vào năm 2023.

“Nước Mỹ đã làm việc với các đối tác tại châu Á và Mỹ Latinh trong một thời gian rất dài nhằm xây dựng một khu vực liên kết và thúc đẩy sự thịnh vượng kinh tế. Đây là một phần rất quan trọng trong chương trình nghị sự của chúng tôi”, phó tổng thống nhấn mạnh.

Bà Harris cho biết nền kinh tế Mỹ đang có những dấu hiệu tăng trưởng mạnh. Theo bà Harris, thị trường Mỹ đang tăng trưởng cao nhất trong vòng 40 năm qua với thu nhập và việc làm đều tăng lên. Bà cho rằng sự phát triển của Mỹ cũng đem lại lợi ích cho các đối tác.

Theo bà Harris, quan hệ kinh tế với Đông Nam Á đã giúp Mỹ tạo kế sinh nhai cho hơn 600.000 người dân.

Bà Harris cho biết “phần lớn lịch sử của thế kỷ 21 sẽ được viết ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, và Mỹ sẽ theo đuổi một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương “tự do và cởi mở”, thúc đẩy lợi ích của Mỹ cũng như của các đối tác và đồng minh.

“Mong muốn của chúng tôi là tăng cường quan hệ đối tác và củng cố tầm nhìn chung, để Mỹ, cùng với các đối tác của chúng tôi, có thể cùng nhau tiếp tục định hình lịch sử đó”, bà Harris nói.

Phó Tổng thống Harris khẳng định Mỹ “có những lợi ích lâu dài trong khu vực” và cũng có “những cam kết lâu dài”.

Video đang HOT

Hợp tác đa phương

Phó Tổng thống Harris cho biết Mỹ cũng sẽ hợp tác đa phương thông qua các thể chế lâu đời như ASEAN.

“Ngoài việc làm sâu sắc hơn các mối quan hệ song phương chặt chẽ, chúng tôi cũng sẽ hợp tác đa phương thông qua các thể chế lâu đời như ASEAN, vốn là trung tâm trong cấu trúc của khu vực này. Chúng tôi cũng sẽ làm việc với các nhóm như Quad và quan hệ đối tác Mỹ – Mekong”, bà Harris cho biết.

Đối thoại An ninh Bốn bên, còn được gọi là Quad, là đối thoại chiến lược giữa Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ. Trong khi đó, quan hệ đối tác Mỹ – Mekong, được khởi động vào năm 2020 và được xây dựng dựa trên Sáng kiến Hạ nguồn Mekong, nhằm tăng cường hợp tác giữa các chính phủ Mỹ, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.

Theo bà Harris, thế giới hiện nay đang kết nối với nhau nhiều hơn và phụ thuộc lẫn nhau, do vậy các quốc gia phải sẵn sàng đón nhận những thách thức và tạo ra cơ hội cùng nhau.

Bà nói thêm rằng quan hệ đối tác của Mỹ sẽ dựa trên cơ sở chân thành, cởi mở, hòa nhập, lợi ích chung và cùng có lợi, đồng thời sẽ theo đuổi một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở, thúc đẩy lợi ích của Mỹ cũng như lợi ích của các đối tác và đồng minh.

Trong bài phát biểu của mình, bà Harris cũng nhấn mạnh Mỹ quan tâm đến việc tăng cường an ninh y tế toàn cầu và dẫn đầu các giá trị. Phó Tổng thống Mỹ bày tỏ quan ngại sâu sắc trước cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar và lên án việc sử dụng vũ lực.

Bà Harris cho biết bà hy vọng rằng sau nhiều năm nữa, mọi người có thể nhìn lại khoảnh khắc này và nói rằng, đây là lúc khu vực cùng nhau hợp tác để nhận ra một tương lai tốt đẹp hơn và hành động để cải thiện cuộc sống của người dân.

“Tôi hy vọng rằng chúng ta có thể nhìn nhận mối quan hệ đối tác giữa Mỹ và Singapore, giữa Mỹ và Đông Nam Á và trên khắp Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, như những mối quan hệ đối tác đã tạo nên tầm nhìn chung về tương lai”, bà Harris khẳng định.

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris cho biết Washington sẽ sát cánh với các đồng minh và đối tác trong việc đối phó với các hành vi “cưỡng ép” và “đe dọa” tại Biển Đông.

“Tầm nhìn của chúng tôi bao gồm tự do hàng hải – điều quan trọng đối với tất cả chúng ta. Sinh kế của hàng triệu người phụ thuộc vào hàng tỷ USD dòng chảy thương mại qua tuyến đường biển này mỗi ngày”, bà Harris nói trong bài phát biểu về chính sách của Mỹ tại Singapore.

Theo bà Harris, các hành vi cưỡng ép và đe dọa tiếp tục “làm suy yếu trật tự dựa trên luật lệ và đe dọa chủ quyền của các quốc gia”.

“Mỹ sát cánh với các đồng minh và đối tác của chúng tôi khi đối mặt với những mối đe dọa này”, Phó Tổng thống Mỹ nhấn mạnh.

Bà Harris nhấn mạnh trong bài phát biểu của mình rằng Mỹ không tìm cách buộc các quốc gia phải “chọn phe”.

“Sự can dự của chúng tôi ở Đông Nam Á và Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương không nhằm chống lại bất kỳ quốc gia nào, cũng không phải để khiến bất kỳ ai phải lựa chọn giữa các quốc gia. Thay vào đó, sự can dự của chúng tôi nhằm thúc đẩy một tầm nhìn lạc quan đối với sự tham gia và quan hệ đối tác của Mỹ trong khu vực này, và tầm nhìn kinh tế của chúng tôi là một phần quan trọng của điều đó”, bà Harris nói thêm.

Phó Tổng thống Kamala Harris đang có chuyến công du chính thức đầu tiên tới châu Á. Bà đã đến Singapore vào ngày 22/8, trước khi đến Việt Nam vào ngày hôm nay 24/8.

Bà Harris là quan chức cấp cao nhất của Mỹ đến thăm khu vực kể từ khi Tổng thống Joe Biden tuyên thệ nhậm chức hồi tháng 1. Chuyến công du của bà diễn ra ngay sau chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin tới Singapore, Việt Nam và Philippines vào tháng trước.

Chuyên gia dự đoán 4 chủ đề chính trong chuyến thăm Việt Nam của bà Harris

Giáo sư Carl Thayer từ Đại học New South Wales (Australia) đã dự đoán 4 chủ đề chính trong chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris.

Chuyên gia dự đoán 4 chủ đề chính trong chuyến thăm Việt Nam của bà Harris - Hình 1

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris (Ảnh: USA Today).

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đặt chân tới Hà Nội vào tối ngày 24/8, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam đến ngày 26/8. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một phó tổng thống Mỹ đương nhiệm đến Việt Nam và cũng là chuyến thăm đầu tiên của bà Harris tới khu vực Đông Nam Á.

Chuyến thăm Đông Nam Á của bà Harris, cũng bao gồm điểm đến là Singapore, thu hút sự quan tâm của truyền thông quốc tế, trong bối cảnh có các dấu hiệu cho thấy chính quyền của Tổng thống Joe Biden đang thúc đẩy quan hệ với các nước chủ chốt trong khối ASEAN nói riêng và khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nói chung.

Trao đổi qua email với phóng viên Dân trí trước thềm chuyến thăm Việt Nam của Phó Tổng thống Mỹ, giáo sư Carl Thayer đã nhận định về các vấn đề trọng tâm trong chuyến công du này.

Thứ nhất , theo ông Thayer, bà Harris sẽ tái khẳng định cam kết của chính quyền Tổng thống Joe Biden đối với khu vực Đông Nam Á và ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, cũng như một trật tự khu vực dựa trên luật lệ với cơ sở là luật pháp quốc tế và quyền tự do thương mại trên biển. Ông nói, Việt Nam hoan nghênh đây là một đóng góp mang tính xây dựng cho hòa bình, ổn định và an ninh.

Thứ hai, ông Thayer dự đoán, trong chuyến thăm của bà Harris, Mỹ và Việt Nam có thể sẽ công bố một loạt sáng kiến tập trung vào hợp tác nhằm tăng cường quan hệ đối tác toàn diện, trước hết sẽ là đối phó và phục hồi sau đại dịch Covid-19. Các lĩnh vực hợp tác khác có thể sẽ bao gồm giảm thiểu biến đổi khí hậu, an ninh mạng, thương mại và đầu tư (thương mại kỹ thuật số và an ninh chuỗi cung ứng), giáo dục và giao lưu nhân dân.

Thứ ba , chuyên gia Australia cho rằng bà Harris sẽ nêu vấn đề Biển Đông và cam kết hỗ trợ Việt Nam tiếp tục tăng cường năng lực an ninh biển.

Thứ tư, ông Thayer dự đoán, hai bên cam kết tăng cường quan hệ đối tác toàn diện nhằm nâng tầm quan hệ song phương lên tầm đối tác chiến lược trong tương lai.

Theo chuyên gia Australia, chính quyền Tổng thống Biden đã xác định Việt Nam (và Singapore) là đối tác tiềm năng trong bản "Hướng dẫn chiến lược an ninh quốc gia tạm thời" được đưa ra hồi tháng 3 năm nay, tài liệu là cơ sở cho việc soạn thảo Chiến lược An ninh Quốc gia của Mỹ dự kiến hoàn thành cuối năm. Điều đó là bởi cả Việt Nam và Singapore đều là những bên đóng góp tích cực và mang tính xây dựng cho an ninh khu vực thông qua sự ủng hộ và lãnh đạo trong ASEAN và các tổ chức đa phương khác có liên quan đến ASEAN như Hội nghị Cấp cao Đông Á, ADMM , Diễn đàn Khu vực ASEAN...

Theo ông Thayer, Mỹ sẽ ưu tiên hỗ trợ Việt Nam trong một số lĩnh vực nhằm tăng cường phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng lực, đặc biệt trong lĩnh vực thực thi pháp luật và an ninh hàng hải.

Ông Thayer cũng nêu ra một số nhận định cho rằng Phó Tổng thống Harris và các nhà lãnh đạo của Việt Nam sẽ thảo luận các cơ hội trong việc đưa ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam lên một tiêu chuẩn cao hơn nhằm thiết lập chuỗi cung ứng an toàn cho các nhà sản xuất Việt Nam đến thị trường Mỹ.

Nhận định về chuyến thăm của Phó Tổng thống Harris, nhà nghiên cứu James Borton từ Viện chính sách đối ngoại thuộc (SAIS) Đại học Johns Hopkins (Mỹ), nhận định rằng Mỹ hiểu rõ cầu nối chiến lược và những lợi ích chung với Việt Nam vì cả hai quốc gia đều chia sẻ mối quan tâm chung về khu vực.

Ông Borton cho hay, trải qua nhiều năm để hàn gắn những vết thương chiến tranh, hai nước đã có những bước đi tích cực, đầy ấn tượng để thúc đẩy quan trọng, nổi bật là chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ vào năm 2015, sau đó là chuyến thăm của cựu Tổng thống Barack Obama năm 2016, với việc Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam. Các cuộc gặp cấp cao trực tiếp và nhiều hoạt động khác đã giúp củng cố mối quan hệ giữa hai nước.

Chuyên gia Borton dự đoán, các vấn đề chính sẽ được quan tâm trong chuyến thăm lần này là thương mại, Biển Đông, Covid-19, các vấn đề biến đổi khí hậu sông Mekong.

Văn phòng CDC Đông Nam Á tại Hà Nội

Cũng liên quan tới chuyến thăm Việt Nam, Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 24/8 cho biết Mỹ sẽ mở văn phòng khu vực Đông Nam Á của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tại Hà Nội nhằm hỗ trợ khu vực ứng phó với đại dịch Covid-19.

Đ.ánh giá về động thái trên, giáo sư Thayer cho rằng đây sẽ là một bước phát triển quan trọng vì nó thể hiện cam kết lâu dài của Mỹ không chỉ đối với Việt Nam mà cả khu vực trong việc đối phó với Covid-19 và các bệnh truyền nhiễm khác.

"Trung tâm CDC sẽ cho phép sự hợp tác trong khu vực giữa các chuyên gia y tế để thu thập dữ liệu về việc sử dụng và hiệu quả của vắc xin và đưa ra các khuyến nghị chính sách nhằm đối phó với Covid-19 và phục hồi sau đại dịch", ông Thayer nhấn mạnh.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Canada hạn chế sinh viên và người lao động nước ngoài
08:47:00 19/09/2024
Đơn vị chiến tranh mạng tối mật của Israel
14:28:41 19/09/2024
Tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp ở Campuchia
20:19:18 18/09/2024
Máy bay quay đầu vì gặp sự cố áp suất khiến hành khách đau tai
08:36:08 19/09/2024
Le Figaro: Phương Tây đang xem xét lại lập trường về xung đột Ukraine
21:01:54 18/09/2024
Trung Quốc lần đầu lên tiếng sau loạt vụ nổ máy nhắn tin, bộ đàm ở Liban
08:45:11 20/09/2024
Công ty sản xuất máy nhắn tin đưa phản hồi bất ngờ sau vụ nổ hàng loạt tại Liban
14:52:50 18/09/2024
Lý do Israel chọn thời điểm này để kích nổ hàng loạt thiết bị của Hezbollah
08:58:24 19/09/2024

Tin đang nóng

Nóng: Á hậu Vbiz nghi bể nợ đến nỗi "mất tích" và bán tháo cả kênh cá nhân
07:18:38 20/09/2024
Lý do Anh Đức không thực hiện 1 nghi thức trong hôn lễ với vợ kém 12 t.uổi
06:42:05 20/09/2024
Một nữ danh ca U70 nói thẳng về giới nghệ sĩ và cách đối xử với nhau
06:27:30 20/09/2024
Tôi bất lực nhìn chồng chiếm lấy căn nhà cho nhân tình, mẹ chồng lại bước ra trước tòa nói một điều khiến ai nấy kinh ngạc
07:11:17 20/09/2024
Nghịch lý nhà giàu: "Sếp em Mailisa" ở biệt phủ 4000m2, con trai riêng chỉ mơ sống ở nơi mà nhiều người chê, nghe lý do mới nể phục
09:43:52 20/09/2024
Chồng cầu xin tôi nhận "con rơi" sau khi anh ấy qua đời
08:54:18 20/09/2024
Lòng tôi như lửa đốt khi vừa nghe tin tôi mang thai thì mẹ người yêu nhất quyết đòi gặp mặt, đến nơi thái độ của bà khiến tôi choáng váng
07:37:11 20/09/2024
Nam diễn viên Việt b.ị c.hê xấu thẳng mặt
06:35:56 20/09/2024

Tin mới nhất

Nga tấn công trung tâm liên lạc tình báo quan trọng của Ukraine

10:54:24 20/09/2024
Hồi tháng 8, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố đã phá hủy một cơ sở chỉ huy và kiểm soát của một trong những lữ đoàn cơ giới của Ukraine bằng tên lửa Iskander-M, khiến ít nhất 10 sĩ quan t.hiệt m.ạng.

Ấn Độ - Mỹ sẽ ký kết thỏa thuận hợp tác mới

10:52:31 20/09/2024
Trong cuộc gặp với Tổng thống Biden, ông Modi dự kiến thông báo về các cuộc hội đàm gần đây với Tổng thống Nga và Ukraine liên quan đến giải pháp hòa bình cho xung đột Nga-Ukraine.

Biến đổi khí hậu: Cảnh báo cuộc sống tại các thành phố lớn sẽ trở nên không thể chịu nổi

09:02:24 20/09/2024
Các nhà nghiên cứu thấy rằng tác động đối với các thành phố này và 2,1 tỷ dân sống ở đó sẽ khủng khiếp so với kịch bản khi Trái Đất ấm lên ở mức giới hạn 1,5 độ C.

CDC châu Phi: Dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu lục chưa thể kiểm soát

08:59:57 20/09/2024
Dữ liệu từ cơ quan trên cho thấy, tính từ đầu năm đến nay, số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ và t.ử v.ong ở châu Phi đã tăng lần lượt là 177% và 38,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bạo loạn tại vùng lãnh thổ Pháp ở Caribe

08:48:56 20/09/2024
Một nghiên cứu của Viện thống kê quốc gia (INSEE) năm 2022 cho thấy giá thực phẩm ở Martinique cao hơn tới 40% so với lục địa Pháp.

Xuất hiện thông tin về đề xuất ngừng b.ắn mới của Israel

08:38:37 20/09/2024
Trong khi đó, kênh truyền hình Al Mayadeen của Liban dẫn lời một quan chức cấp cao của Hamas nói rằng phong trào này chưa nhận được đề xuất thỏa thuận mới.

Bão Pulasan đổ bộ vào Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc

06:05:26 20/09/2024
Dự báo, bão Pulasan sẽ đi vào Vịnh Hàng Châu và đổ bộ lần thứ hai dọc theo vùng ven biển giữa Bình Hồ của Chiết Giang và khu vực Phố Đông của Thượng Hải. Cường độ của bão được cho là có thể suy yếu dần khi đi vào đất liền.

Mỹ dần thay đổi lập trường về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine

06:04:01 20/09/2024
Sự thay đổi này xuất phát từ thực tế rằng cuộc phản công của Ukraine trong mùa Hè năm 2023 không mang lại kết quả như phương Tây kỳ vọng.

Nghĩa tình của người Việt tại Hong Kong và Macau (Trung Quốc) gửi về đồng bào vùng lũ

20:04:33 19/09/2024
Mặc dù sống xa Tổ quốc, bà con người Việt tại Hong Kong và Macau luôn phát huy tinh thần yêu nước, giữ gìn truyền thống văn hóa và hướng về cội nguồn, có nhiều đóng góp xây dựng quê hương và đất nước.

Thủ tướng Liban tuyên bố đất nước đang trong trạng thái chiến tranh

20:01:51 19/09/2024
"Liban đang trong trạng thái chiến tranh với Israel. Cuộc chiến này bắt đầu cách đây khoảng 11 tháng và đang ảnh hưởng đến người dân của chúng tôi ở phía nam, nơi nhà cửa của họ đang bị phá hủy", ông Mikati nhấn mạnh.

Dịch cúm mùa lan rộng tại Nga

19:59:02 19/09/2024
Đây là loại virus thường gây bệnh cảm lạnh thông thường và viêm đường hô hấp trên, trong điều kiện thích hợp virus Rhino có thể phát triển mạnh, gây bệnh viêm phổi.

Bốn địa phương trồng ngũ cốc của Nga ban bố tình trạng khẩn cấp do mưa lớn

19:56:39 19/09/2024
Như vậy, đây là địa phương sản xuất ngũ cốc thứ 4 của Nga ban bố tình trạng khẩn cấp do mưa lũ, sau các tỉnh Tomsk, Novosibirsk và Kemerovo.

Có thể bạn quan tâm

Cách người phụ nữ 52 t.uổi này tạo ra cuộc sống tối giản: Đừng mua sắm quần áo và son môi bừa bãi

Sáng tạo

11:10:51 20/09/2024
Sống tối giản là tận dụng triệt để những thứ bạn đã có trước mắt, tận dụng chúng một cách tốt nhất và tạo ra chất lượng cuộc sống tinh tế hơn.

Sancho có thể khiến Felix vỡ mộng

Sao thể thao

11:09:45 20/09/2024
Phong độ chói sáng từ Jadon Sancho có thể ảnh hưởng đến cơ hội ra sân của Joao Felix tại Chelsea trong thời gian tới.

Zenless Zone Zero hé lộ thông tin cực hot, sẽ lấy "chất lượng hơn số lượng"

Mọt game

10:37:22 20/09/2024
Chỉ còn ít ngày nữa, Zenless Zone Zero sẽ chính thức ra mắt và ngay từ lúc này, sự quan tâm dành cho bom tấn mới của miHoYo đang lớn hơn bao giờ hết.

Tài tử "Người thừa kế" từng sốc khi biết chỉ còn sống được 6 tháng

Sao châu á

10:31:55 20/09/2024
Xuất hiện trong một chương trình gần đây, tài tử Hàn Quốc Kim Woo Bin đã chia sẻ về hành trình chiến đấu với căn bệnh ung thư.

Tôi buột miệng nói mức lương 40 triệu/tháng, bạn gái cười nói bằng cô ấy, nghe xong tôi lặng lẽ chia tay

Góc tâm tình

10:27:23 20/09/2024
Tôi rất xấu hổ khi biết t.iền lương của bạn gái nhận được mỗi tháng. Tôi đã trải qua vài mối tình nhưng chưa đâu vào đâu. Những người con gái mà tôi tìm hiểu trong vài năm qua có quá nhiều khuyết điểm.

Cosplay Ganyu chơi b.ắn cung, nữ game thủ Genshin gây choáng váng vì để tâm hồn "lồ lộ"

Cosplay

10:26:43 20/09/2024
Chắc hẳn, các game thủ Genshin Impact đã không còn quá xa lạ với cái tên Ganyu. Bởi lẽ, đây chính là một trong những nhân vật có nhiều fan nhất nhì ở thời điểm hiện tại.

One Piece live-action phần 2 của Netflix tung ra những quả trứng phục sinh lớn

Hậu trường phim

10:21:24 20/09/2024
Sau phần 1 ra mắt thành công, loạt phim người đóng này đã nhanh chóng có tin tức về phần 2 và mọi ánh mắt đều đổ dồn về bộ phim khi quá trình sản xuất đã bắt đầu.

Showbiz 20/9: Phim kinh dị 'Cám' ra rạp, vợ chồng Lý Hải lên tiếng việc từ thiện

Sao việt

10:14:42 20/09/2024
Phim điện ảnh Cám bắt đầu công chiếu sau thời gian ấp ủ, Lý Hải - Minh Hà giải thích về số t.iền kêu gọi ủng hộ cho bà con vùng bão lũ.

Sao Kim b.ắn tim Sao Hỏa tập 24: Đào nơm nớp lo sợ bị dân chơi trả thù

Phim việt

10:12:03 20/09/2024
Trong Sao Kim b.ắn tim Sao Hỏa tập 24, sau khi Quý báo án hội khách sộp, Đào nơm nớp lo sợ sẽ bị những vị khách dân chơi trả thù.

Ninh Bình: Trình diễn trang phục dân tộc ở cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Quốc tế 2024

Thời trang

10:03:47 20/09/2024
Đây là cơ hội tuyệt vời để giới thiệu vẻ đẹp của văn hóa và du lịch Ninh Bình đến bạn bè quốc tế, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

Sự khác biệt giữa cấp ẩm và khóa ẩm trong quy trình chăm sóc da

Làm đẹp

09:56:06 20/09/2024
Những sản phẩm cung cấp nước cho da được gọi là cấp ẩm, trong khi khóa ẩm dùng để chỉ những sản phẩm có tác dụng tạo thành lớp màng chắn bảo vệ và giữ ẩm cho da để độ ẩm trên da không bị mất đi.