Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam nói về 2 sự cố máy bay rơi
Thượng tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng, Quân đội Nhân dân Việt Nam cho rằng việc thực hiện tìm kiếm hai máy bay gặp nạn có hiệu quả, chỉ trong 10 ngày đạt được kết quả như hiện nay là nhờ tổng hợp từ nhiều nguồn lực trong đó có sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế.
Chiều 24.6, tại trụ sở Bộ Quốc Phòng, Thượng tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng, Quân đội nhân dân Việt Nam đã trực tiếp trả lời nhiều cơ quan thông tấn, báo chí về hai vụ tai nạn máy bay quân sự là Su-30MK2 và CASA-212 liên tiếp xảy ra đối với Không quân Việt Nam, và công tác tìm kiếm cứu nạn những quân nhân đã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ.
Thượng tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam. Ảnh: TTXVN
Xin ông cho biết những hoạt động mà Bộ Quốc phòng đã thực hiện trong những ngày qua để tìm kiếm và khắc phục hậu quả vụ tai nạn máy bay Su-30MK2 và CASA-212?
- Kết quả cuộc tìm kiếm đều đã có thông báo của Thường vụ Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng. Về nguyên tắc, tìm kiếm cứu nạn phải thực hiện theo 3 bước, đó là khi tai nạn hàng không phải xác định máy bay có rơi hay không? thứ hai là xác định xem phi hành đoàn thế nào và cuối cùng là khẩn trương tiến hành các biện pháp cứu nạn, tìm kiếm, trục vớt.
Vừa qua, chúng ta đã xác định 2 máy bay bị rơi, Su30 8585 của Không quân Việt Nam rơi ở khu vực đảo Hòn Mắt, cách phía Đông Bắc bờ biển Nghệ An khoảng 40km và máy bay CASA-212 của Lữ đoàn không quân 918 bị rơi ở vị trí khoảng 30km phía Nam, Đông Nam đảo Bạch Long Vỹ, cách đường phân định vịnh Bắc Bộ khoảng 5km.
Đối với Su-30MK2, phi công Nguyễn Hữu Cường được cứu, còn phi công Trần Quang Khải và 9 chiến sĩ trên chiếc CASA- 212 đã hy sinh.
Việc trục vớt được triển khai từ ngày 14 đến 24.6, đã cứu được phi công Cường, tìm được thi thể phi công Khải. Nhiều thi thể của phi hành đoàn của CASA-212 cũng đã được tìm thấy cùng những vật thể quan trọng liên quan.
Các mảnh vỡ của máy bay CASA-212 được tìm thấy cùng với chiếc hộp đen sẽ được đưa về phòng chuyên môn để phân tích, dựng lại sự cố của máy bay. (Ảnh: Bộ Quốc phòng)
Video đang HOT
Công việc tiếp theo là làm công tác chính sách cho những người đã hy sinh cũng như gia đình họ. Hiện nay, chúng ta phải tiếp tục tìm kiếm những vật thể có liên quan, trong đó có bộ phận quan trọng là hộp đen, từ đó kết hợp các yếu tố khác để tìm, phân tích nguyên nhân, phòng ngừa những tai nạn có thể xảy ra.
Bước đầu, nguyên nhân tai nạn Su30 qua lời kể của phi công Cường là do sự cố trong buồng lái nên phi công phải nhảy dù thoát hiểm. Phía cơ quan chức năng sẽ tiếp tục tìm hiểu, đánh giá thông qua những phương tiện khách quan mà chúng ta tìm được.
Còn vụ tai nạn CASA-212, hộp đen của máy bay này đang được tìm kiếm nên sẽ phải kết hợp cùng các yếu tố khác để đánh giá. Tuy nhiên, khi làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, điều kiện thời tiết lúc đó có biến động bất thường, hơn nữa khi đó máy bay ở độ cao khá thấp. Đó có thể là những yếu tố kết hợp khiến tai nạn xảy ra.
Các lực lượng chức năng vẫn đang ngày đêm tìm kiếm 9 quân nhân và máy bay rơi. (Ảnh: Dân trí).
Trong khoảng thời gian không lâu tìm kiếm, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả, nguyên nhân là do đâu, thưa ông?
- Việc chúng ta thực hiện tìm kiếm có hiệu quả, chỉ trong 10 ngày đạt được kết quả như thế này là tổng hợp nhiều yếu tố. Nhiều tai nạn hàng không xảy ra nhiều năm cũng chưa tìm ra được như MH370, vụ rơi máy bay ở Ai Cập.. Với vùng biển rộng lớn và 2 tai nạn liên tiếp nhưng đã đạt được kết quả đó là nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quân uỷ trung ương, Bộ Quốc phòng… đã lập tức, quyết liệt chỉ đạo triển khai đồng bộ các biện pháp về phương tiện, lực lượng kịp thời làm nhiệm vụ cứu nạn.
Thứ 2 là các lực lượng khi huy động được tổ chức khoa học, đồng bộ dưới sự chỉ đạo của đồng chí Tham mưu trưởng. Các lực lượng liên quan của Quân đội như Hải quân, Phòng không không quân, Biên phòng quân khu 3,4, công binh… đã được huy động tổng lực, phối hợp nhịp nhàng.
Ngoài ra các lực lượng liên quan như Uỷ ban tìm kiếm cứu nạn, Bộ Giao thông, Cục hàng không dân dụng, hàng hải…đã phối hợp chặt chẽ.
Bên cạnh đó, hệ thống tổ chức được đảm bảo như thông tin liên lạc, hậu cần, trang bị… Ngoài ra, các địa phương gồm Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Phòng, Thái Bình… đã hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ. Chúng ta đã huy động tổng lực ngư dân, tất cả rất nhiệt tình nên đóng góp quan trọng trong quá trình tìm kiếm, góp phần trực tiếp tìm được vị trí cần xác định, tìm thi thể các đồng chí đã hy sinh, cứu được phi công Cường sau 20 giờ lênh đênh trên biển.
Thứ 4, dù trong điều kiện khó khăn nhưng Đảng, Nhà nước đã trang bị thiết bị hiện đại cho công tác tìm kiếm cứu nạn gồm hệ thống tìm kiếm hiện đại SONA, hệ thống tìm hộp đen khi bị nạn, robot lặn, các thiết bị dò mìn… Các thiết bị này đã giúp việc tìm kiếm hiệu quả trong điều kiện rất khó khăn như sóng to, gió lớn, đêm tối.
Thứ 5 là sự hợp tác quốc tế. Ngay sau khi máy bay gặp nạn, Trung Quốc đã chủ động đề nghị cung cấp thông tin để hợp tác tìm kiếm vì máy bay rơi ở gần đường phân định vịnh Bắc Bộ. Chúng ta tìm ở phía Đông đường phân định vịnh Bắc Bộ, Trung Quốc cũng đã tạo điều kiện cho các phương tiện của như máy bay và tàu sang khu vực bên đó và cử nhiều tàu giúp tìm kiếm.
Ngay khi có tin tai nạn, đại sứ Mỹ tại Việt Nam cũng đã gửi thư thông báo Mỹ sẵn sàng chia sẻ, giúp Việt Nam tìm kiếm cứu nạn. Một số tập đoàn như Airbus cung cấp máy bay CASA-212, tập đoàn của Mỹ cung cấp thiết bị tìm kiếm hộp đen cho Hàng không dân dụng Việt Nam cũng đã cử chuyên gia cùng trao đổi thông tin, phối hợp phân tích kết quả để tìm được nguyên nhân tai nạn.
Việc xác định vị trí của CASA-212 một cách kịp thời là nhờ sự thông báo của một chiếc tàu New Zealand khi đi qua vùng biển, phát hiện ra vật thể đã dừng lại thông báo và chờ chúng ta ra trục vớt , khẳng định được đó là của máy bay CASA-212.
Hy vọng trong thời gian tới, với khả năng, năng lực chỉ đạo của Quân ủy trung ương Bộ Quốc phòng, chúng ta sẽ kết thúc việc tìm kiếm cứu nạn và giải quyết được hậu quả của 2 tai nạn này.
Chúng tôi tin tưởng rằng với sự quan tâm của Nhà nước, sẽ nhanh chóng tìm ra nguyên nhân vụ tai nạn, phòng ngừa trong giai đoạn tới, củng cố tiềm lực quốc phòng, nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội nói chung và không quân nói riêng để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
Theo Danviet
Tìm thấy mảnh vỡ, xác định chính xác nơi Su-30 rơi
Lực lượng tìm kiếm máy bay Su-30MK2 đã phát hiện một số mảnh vỡ và xác định vị trí chiếc tiêm kích, sau 10 ngày rơi ở biển Nghệ An.
Ngày 23/6, tại vùng biển Nghệ An, lực lượng tìm kiếm máy bay Su-30MK2 đã thấy một số mảnh vỡ của máy bay tại tọa độ 18 độ 57 phút vĩ độ bắc, 106 độ 3 phút kinh độ đông. Đây là khu vực máy bay Su-30MK2 số hiệu 8585 rơi vào sáng 14/6.
Mảnh vỡ Su-30 tìm thấy tại hiện trường. Ảnh: Bộ Quốc phòng.
Chiều 23/6, trong cuộc họp của Bộ Quốc phòng với cơ quan chức năng, Bộ trưởng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch chỉ đạo các lực lượng tiếp tục đẩy mạnh tiến độ với nỗ lực cao nhất để tìm kiếm thành viên phi hành đoàn CASA-212; hộp đen và trục vớt các mảnh vỡ của hai máy bay. Các đơn vị khẩn trương xác minh làm rõ danh tính nạn nhân và nguồn gốc vật thể thu được tại hiện trường.
Bộ trưởng cũng yêu cầu phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho lực lượng tìm kiếm, nhất là trong điều kiện thời tiết xấu. Các lực lượng chức năng kịp thời báo cáo về Bộ thông tin đầy đủ, trung thực về quá trình tìm kiếm cứu nạn; tiếp tục tổ chức, vận động và tạo mọi điều kiện tốt nhất để cho ngư dân tham gia tìm kiếm.
Chiến dịch tìm kiếm máy bay Su-30MK2 và tuần thám CASA-212 có sự tham gia của nhiều đơn vị, dưới sự chỉ đạo của Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn. Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam (Vietnam MRCC) điều 3 tàu SAR 273, SAR 412, SAR 411 rà soát ở khu vực Bạch Long Vỹ, gần đường phân định vịnh Bắc Bộ để tìm máy bay CASA.
Mũi thứ hai gồm 5 cán bộ, nhân viên của Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng không mang theo hai bộ thiết bị STI-350 dò hộp đen thế hệ mới vào vùng biển Nghệ An tham gia tìm kiếm máy bay Su-30.
Tiêm kích Su-30 số hiệu 8585 trước khi gặp nạn. Ảnh tư liệu: Kênh Quốc phòng Việt Nam.
Sáng 14/6, tiêm kích Su-30MK2 số hiệu 8585 gặp nạn khi thiếu tá Nguyễn Hữu Cường và thượng tá Trần Quang Khải làm nhiệm vụ huấn luyện trên biển. Vị trí gặp nạn thuộc vùng biển phía đông Nghệ An, gần đảo Hòn Mắt (thị xã Cửa Lò), cách TP Vinh khoảng 40 km. Đây là khu vực giáp ranh giữa Nghệ An và Hà Tĩnh, cách nơi máy bay xuất phát khoảng 200 km. Một ngày sau, thiếu tá Cường (39 tuổi) được tàu của ngư dân cứu sống.
Quá trình tìm kiếm phi công Trần Quang Khải, máy bay CASA-212 chở 9 người đã rơi trên vùng biển Hải Phòng, cách đảo Bạch Long Vĩ khoảng 44 hải lý. Thi thể phi công Trần Quang Khải được tìm thấy hôm 17/6, trong khi tung tích 9 người trên chiếc CASA chưa được xác định.
Trong ngày 23/6, lực lượng tìm kiếm đã phát hiện động cơ, khoanh vùng chính xác vị trí CASA rơi tại biển Bạch Long Vỹ (Hải Phòng) và đang trục vớt. Tại khu vực này, đội tìm kiếm phát hiện hai thi thể nghi là thành viên tổ bay CASA.
Võ Văn Thành - Thái Mạc
Theo VNE
Thành lập Sở chỉ huy thực địa tìm kiếm CASA 212 Sở chỉ huy thực địa dưới sự điều hành của Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam Phạm Ngọc Minh sẽ cơ động ngoài hiện trường tìm kiếm máy bay rơi. Sở chỉ huy này trực thuộc Sở chỉ huy tiền phương được đặt tại Bộ Tư lệnh hải quân thành lập trước đó. Hôm nay nhà chức trách...