Phó tổng giám đốc BHXH: Không nước nào tính lương hưu như VN
Với thời gian đóng bảo hiểm như Việt Nam, các nước chỉ cho hưởng lương hưu 40-60% nhưng mình lên tới 75% – Phó TGĐ Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam Trần Đình Liệu phân tích.
Trong đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu dự kiến trình QH vào năm tới có nói 2 lý do sợ “vỡ quỹ” BHXH và do tuổi thọ tăng, vậy đâu là căn cứ chính, thưa ông?
Về nguyên tắc, bất cứ quốc gia nào cũng phải xây dựng cân đối quỹ BHXH giữa thời gian đóng, mức đóng, mức hưởng và thời gian hưởng, phải xây dựng chính sách dài hơi, có kế tiếp và chuyển tiếp.
Do đó khi đất nước phát triển, GDP tăng, mức sống cao hơn, thể chất, thể lực cao hơn, tuổi thọ cao hơn thì đương nhiên phải tăng tuổi hưu. Hai cái này luôn song hành.
Từ khi xây dựng chính sách BHXH có đóng có hưởng từ 1995 đến nay, nền nguyên tắc của mình chưa chuẩn. Với thời gian đóng bảo hiểm như Việt Nam, các nước chỉ cho hưởng lương hưu 40-60% nhưng mình lên tới 75%.
Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam Trần Đình Liệu: Nên làm từ từ, không để bị sốc
Bây giờ phải điều chỉnh dần để tránh tình trạng những người chịu tác động bị sốc.
Theo tôi, mình nên làm từ từ, nữ lên 58 tuổi, nam 62. Có thể 5-10 năm nữa lại điều chỉnh.
Chúng tôi cũng đã đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu theo loại hình lao động, nhóm lao động nặng tăng ít hơn.
Nếu vẫn giữ nguyên tuổi nghỉ hưu 55 và 60 như hiện tại, cán cân quỹ BHXH sẽ thay đổi như thế nào trong những năm tới? Nếu đề xuất nâng tuổi hưu được thông qua thì nguồn quỹ này sẽ biến động như thế nào?
Bài toán này đã được tính toán rất cụ thể. Kết dư quỹ đang giảm dần, nếu không nâng tuổi hưu thì đến 2037 mức thu sẽ bằng mức chi, sau đó sẽ phải lấy ngân sách bù vào.
Video đang HOT
Theo công thức từ 1995, thời gian đóng trung bình đang là 25 năm, hưởng 13 năm và tuổi thọ trung bình khi về hưu là 54 tuổi.
Giờ tuổi thọ tăng lên 73, vậy cần tới 19 năm hưởng lương thì rõ ràng đang mất cân đối 6 năm. Khi điều chỉnh nhích thêm tuổi như đề xuất thì khoảng hụt sẽ chỉ còn 1,5-2 năm thay vì 6 năm.
Lâu nay, dùng từ vỡ quỹ là chưa đúng, vì trong luật đã nói ngân sách nhà nước đứng đằng sau BHXH. Nhưng khi hết thì phải lấy từ thuế, từ ngân sách ra. Quỹ này là nguồn lực bổ sung cho xã hội đầu tư cơ sở vật chất.
Làm gì có nước nào đóng 26%, hưởng 75%
BHXH có từng tính đến những phương án thay thế khác cho việc tăng tuổi hưu chưa, thưa ông? Như tăng tỉ lệ người tham gia BHXH, hiện mới có 23%?
Quỹ này là quỹ hạch toán cân đối chung nhưng là quản lý riêng cho từng người nên tỉ lệ tham gia đóng nhiều hay ít cũng không ảnh hưởng.
Anh đóng cao hưởng cao, nhiều người đóng nhiều người hưởng. Nên nếu tăng tỉ lệ đóng sẽ tốt cho người mới vào, tăng quỹ thời gian đầu nhưng khi cân bằng tính cả quá trình đóng thì không tác động.
Ông đánh giá như thế nào về mức đóng BHXH so với các nước trong khu vực. Hiện đang ở mức 32,5%, trong khi Nhật Bản 29%, Singapore 37%?
Đó là mọi người mới biết mức đóng còn chưa biết mức hưởng thế nào.
Ví dụ Thái Lan đóng 10% là chỉ tính riêng quỹ hưu trí nhưng họ chỉ hưởng 20%. Mình 32,5% là cả BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, hưu trí còn các nước họ tách riêng, với nhiều tổ chức bảo hiểm riêng biệt.
Ở mình, hưu trí đang là 26% nhưng lại gồm cả tử tuất. Đóng không hết thời gian hưởng thì người thừa kế vẫn được hưởng.
Làm gì có đất nước nào đóng 26% được hưởng 75%, nên việc phải cân đối quỹ là tất yếu.
Sân BHXH toàn xe máy, làm gì có ô tô
Người lao động phàn nàn rằng BHXH giữ quỹ hộ nhưng vận hành chưa minh bạch, cách quản lý quỹ chưa hiệu quả, còn tình trạng trục lợi, bộ máy phình to? Ông bình luận như thế nào về việc này?
Quỹ BHXH hạch toán độc lập từ các quỹ thành phần gồm quỹ hưu trí, BHYT, thất nghiệp, tai nạn lao động…
Quỹ hưu trí, về cơ bản gần như không có lạm dụng vì anh có đóng mới có hưởng, đầu vào đầu ra rõ ràng, công khai minh bạch.
Về bộ máy, tôi dám khẳng định, BHXH Việt Nam là tổ chức duy nhất có sử dụng lao động ít nhất thế giới với khoảng 20.000, phục vụ 73 triệu người. Hiện 1 cán bộ đang quản lý thu chi quỹ cho khoảng 4.000 người, thu chi mỗi năm 400.000 tỉ đồng. Theo đúng định mức phải 30.000 cán bộ mới đáp ứng được.
Trong khi thế giới 1 cán bộ quản lý khoảng 1.000 người đã là cao.
Mỗi cán bộ BHXH lao động trực tiếp đang phải làm 11-12 tiếng/ngày, trong khi thu nhập bình quân chỉ 6-6,2 triệu đồng/tháng. Ở Hà Nội, mức đó đâu có cao.
Cứ nói công chức BHXH đang cao hơn 1,8 lần nhưng công chức hiện tại cũng 1,3-1,4 chứ có ít đâu, cái này là bù đắp xã hội.
Tôi đã từng đi Nhật, Đức, chi phí quản lý của họ chiếm tới 10-12%. Ở mình không thể trả cao hơn được nhưng rõ ràng công việc rất vất vả. Giờ 1 cán bộ chuyển sang làm doanh nghiệp họ sẵn sàng trả 10-15 triệu đồng ngay.
Theo Vietnamnet
Sẽ có lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu
Trước áp lực dân số già hóa, nguy cơ "vỡ" quỹ hưu trí trong tương lai, việc tăng độ tuổi nghỉ hưu là tầm nhìn chiến lược, song cần có lộ trình tránh chuyện "hôm trước 55 tuổi về hưu, hôm sau 60 tuổi mới về hưu".
Cần có lộ trình tăng dần tuổi nghỉ hưu.
Đó là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân tại hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp về dự thảo sửa đổi Bộ luật Lao động (BLLĐ) sáng 21/9.
Ông Huân cho hay, cần thiết tăng tuổi nghỉ hưu vì: Quá trình già hóa dân số ở Việt Nam diễn ra tốc độ nhanh, trong khi yêu cầu mới đặt ra phải sử dụng tốt nguồn nhân lực bởi nhiều lao động trong một số lĩnh vực, ngành nghề ở độ tuổi cao vẫn còn năng lực; nhà quản lý cần nhìn được câu chuyện dài hơn trong 10-20 năm nữa phải cân đối phần đóng và hưởng lương hưu của người lao động.
Cùng quan điểm, ông Nguyễn Duy Cường, Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) cung cấp: Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam có đưa ra dự báo nếu Việt Nam không điều chỉnh chính sách sẽ không đảm bảo cân đối quỹ hưu trí dài hạn. ILO dự báo quỹ hưu trí Việt Nam sẽ đảm bảo cân bằng thu - chi đến năm 2021. Sau đó mức chi trong năm sẽ lớn hơn nhiều so với mức thu trong năm. Dự báo tới năm 2034 thì mức chi sẽ cao hơn rất nhiều so với mức thu. Khi đó bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ phải lấy một phần tồn dư từ quỹ BHXH để chi trả bảo hiểm.
Thứ trưởng Phạm Minh Huân.
Tham gia góp ý, bà Astrid Bant- Trưởng đại diện Quỹ dân số Liên Hợp quốc tại Việt Nam cho rằng việc tăng tuổi nghỉ hưu tùy theo chính sách mỗi quốc gia. Ở nhiều nước, độ tuổi nghỉ hưu cao hơn Việt Nam. Bà Bant lấy ví dụ chính bản thân mình nếu theo quy định ở Việt Nam thì đã phải nghỉ hưu. Tuy nhiên, ở nước Anh, bà vẫn được làm việc và cảm thấy đủ năng lực đáp ứng công việc.
Nhiều ý kiến cho rằng quy định tuổi nghỉ hưu 55 đối với nữ và 60 đối với nam hiện nay là quá sớm. Ví dụ những người làm công tác nghiên cứu thì ở độ tuổi này mới hoàn toàn ổn định cuộc sống, lo công việc ổn định cho con cái nên sẽ có điều kiện tập trung toàn bộ thời gian, công sức vào công việc. Bởi vậy luật vô tình đã làm mất nguồn lực ở độ "chín". Nhất là người làm công tác nghiên cứu khoa học.
Trở lại với Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, câu chuyện tăng tuổi nghỉ hưu là chuyện chung toàn thế giới hiện nay. Riêng Việt Nam có đặc thù quá trình già hóa dân số và "dân số vàng" (khi tỉ lệ phụ thuộc chung dưới 50%) diễn ra song song, đan xen nhau nên vấn đề đặt ra vừa phải tận dụng nhân lực lao động nhưng vẫn đảm bảo việc làm mới và ổn định quỹ hưu trí.
Ông Huân cho biết Ban soạn thảo BLLĐ đang tiếp tục nghiên cứu đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu. Theo ông, việc tăng tuổi nghỉ hưu là cần thiết nhưng phải có lộ trình tăng dần dần, tránh gây ảnh hưởng đến thị trường lao động. Nhất là áp lực mỗi năm tạo việc làm cho hơn 1 triệu người đến tuổi lao động. Ở nhiều nước trên thế giới, lộ trình có thể 1 năm tăng vài tháng hoặc 3-5 năm mới tăng vài tháng.
Về phương án tăng tuổi nghỉ hưu, ông Huân cho biết tiếp tục hoàn thiện dự thảo đã trình Quốc hội năm 2014. Điểm mới trong dự thảo lần này là tiến tới bình đẳng giữa tuổi nghỉ hưu của nam và nữ. Hiện Ban soạn thảo đang đặt ra nhiều phương án, dự kiến đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu đối với nam lên 62, nữ lên 58 hoặc 60 tuổi.
Trong phương án đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu tới đây sẽ phân loại cụ thể ngành nghề. Ví dụ với công việc nhẹ nhàng có thể kéo dài tuổi nghỉ hưu hơn so với người làm công việc nặng nhọc: "Hiện Ban soạn thảo vẫn tiếp tục nghiên cứu, đưa ra phương án cuối cùng. Việt Nam đang chịu áp lực già hóa dân số nhưng không thể vội vã tăng tuổi nghỉ hưu ngay được, tránh chuyện hôm trước về hưu 55 tuổi nhưng hôm sau về hưu tuổi 60", Thứ trưởng Huân nói.
Theo Báo Pháp Luật Việt Nam
Nghiên cứu tăng tuổi nghỉ hưu để ứng phó dân số già Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang tính toán đưa đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu vào dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Lao động để lấy ý kiến, trước khi trình Chính phủ vào năm 2017. Ngày 21/9, tại Hội nghị đánh giá 3 năm thi hành Luật Lao động năm 2012, Thứ trưởng Bộ Lao động Phạm Minh...