Phó Thủ tướng yêu cầu xử lý kiên quyết nạn “cát tặc”
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu tăng cường kiểm tra, xử lý hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép.
Các tàu vỏ thép dàn hàng ngang thò vòi xuống khai thác cát trái phép trên sông Hồng đoạn thuộc xã Vũ Tiến, Vũ Thư, Thái Bình. (Ảnh tư liệu báo Dân trí, đầu năm 2018).
Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương, công tác quản lý nhà nước và đấu tranh chống khai thác cát, sỏi trái phép đã bước đầu đạt được những kết quả nhất định.
Bộ Công an đã mở nhiều đợt “Cao điểm xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực khai thác cát, sỏi”, đã phát hiện, đấu tranh, xử lý hàng ngàn trường hợp vi phạm. Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình ghi nhận và đánh giá cao những thành tích mà các bộ, ngành, địa phương đã đạt được trong thời gian qua.
Tuy nhiên, qua phản ánh của báo chí gần đây tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực khai thác, kinh doanh cát, sỏi tại một số nơi diễn biến phức tạp trở lại, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Đồng Nai, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Nghệ An, Bến Tre, Hải Dương, Yên Bái, Quảng Ninh, Quảng Trị…
Video đang HOT
Trước tình hình trên, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành chức năng và các địa phương tập trung tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, kinh doanh tài nguyên cát, sỏi, tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, quyết liệt những quy định pháp luật hiện hành và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường hiệu lực thi hành chính sách, pháp luật về khoáng sản và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 325/TB-VPCP ngày 25/7/2017 và Công văn số 8960/VPCP-NC ngày 19/9/2018 của Văn phòng Chính phủ.
Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường thực hiện phóng sự điều tra, chủ động cung cấp thông tin, tư liệu về hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép tại các địa phương đến lãnh đạo Bộ Công an và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nơi có tình trạng khai thác cát trái phép) để kịp thời chấn chỉnh, ngăn chặn, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Bộ Công an phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đặc biệt là các địa phương có phản ánh về tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép phức tạp trở lại phải thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện xử lý nghiêm vi phạm; kiểm soát chặt chẽ các bến bãi tập kết cát và vật liệu xây dựng trên địa bàn.
Chỉ đạo phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng chức năng trên địa bàn với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quản lý khai thác cát, sỏi đến người dân; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác cát, sỏi trên địa bàn; kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm và trách nhiệm người đứng đầu địa phương nếu để xảy ra tình trạng khai thác, lập bến bãi thu mua cát, sỏi trái phép.
Tuấn Hợp
Theo Dantri
TP.HCM: Bắt quả tang nhiều phương tiện vươn vòi "bạch tuộc" hút cát chui
Tổ liên ngành bất ngờ kiểm tra, bắt quả tang nhiều phương tiện dùng vòi "bạch tuộc" đang bơm hút cát lậu trên sông...
Tổ liên ngành kiểm tra 1 sà lan hút cát lậu
Chiều 8/10, nguồn tin của Báo Giao thông cho biết, Đội TTGT số 2 (thuộc Thanh tra Sở GTVT TP.HCM) phối hợp với Phòng Cảnh sát Đường thủy Công an TP.HCM bắt quả tang nhiều phương tiện hút cát chui.
Cụ thể, sáng cùng ngày, hai đơn vị phối hợp kiểm tra đột xuất tại khu vực ngã ba rạch Gò Công - sông Tắc, vàm Long Đại (Q.9, TP.HCM). Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện 7 phà bơm đang hoạt động trái phép. Tổ kiểm tra liên ngành đã lập biên bản xử lý 3 phà bơm (có giấy tờ) về hành vi đưa bến thủy nội địa vào hoạt động mà ko có giấy phép hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và 5 sà lan với các hành vi: Đưa phương tiện vào xếp dỡ hàng hóa tại bến thủy nội địa chưa được cấp giấy phép hoạt động, không bằng thuyền trưởng, không giấy chứng nhận đăng ký, đăng kiểm. Các phương tiện này bị buộc di dời ra khỏi khu vực trên.
Đối với 4 phà bơm và hai sà lan cố tình trì hoãn không xuất trình giấy tờ, tổ kiểm tra cho thời gian đến 15h cùng ngày, nếu không xuất trình được sẽ bị tạm giữ phương tiện theo quy định.
Trước đó, ngày 27/9, TTGT Đội 2 và Cảnh sát Đường thủy đã kiểm tra khu vực cù lao Phước Thiện (Q.9, TP.HCM). Tổ liên ngành lập 7 biên bản vi phạm hành chính, xử phạt tổng số tiền trên 46 triệu đồng về các hành vi vi phạm như bến không phép, đưa phương tiện vào bến không phép, phương tiện không có giấy đăng ký, đăng kiểm, giấy chứng nhận bảo vệ môi trường... Lực lượng liên ngành đã tạm giữ 4 phương tiện hoạt động trái phép.
Trong số các phương tiện bị xử lý có sà lan BKS HD-2999, tuy nhiên, đến chiều 30/9, sà lan này tiếp tục bị Bộ đội Biên phòng TP.HCM bắt quả tang đang dùng vòi bạch tuộc hút cát lậu ở biển Cần Giờ.
Theo một cán bộ tổ liên ngành, để giải quyết triệt để tình trạng bơm hút cát lậu trên địa bàn TP.HCM, song song với việc liên ngành kiểm tra, xử lý gắt gao, chính quyền các địa phương cần vào cuộc quyết liệt chứ không thể đứng ngoài làm ngơ.
Mai Huyên
Theo baogiaothong
Gian nan cuộc chiến chống 'cát tặc': Dân tự phát chống trộm cát Trước thực trạng "không thể làm gì khác" của chính quyền với nạn "cát tặc" hoành hành, một số địa phương người dân đã tự đứng ra lập đội chống "cát tặc". Nhưng qua đó cũng cho thấy tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm... Người dân xã Tân Thiềng bức xúc chỉ tay về phía xáng cạp đang múc cát ẢNH: BẮC BÌNH...