Phó Thủ tướng yêu cầu xây dựng kịch bản ứng phó “hàng nghìn người nhiễm nCoV”
Chiều 28/1, tại cuộc họp về tình hình dịch nCoV với Bộ Y tế, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu Bộ Y tế xây dựng các kịch bản ứng phó với virus nCoV, trong đó trường hợp xấu nhất là có hàng nghìn bệnh nhân nCoV.
Chiều 28/1, tại cuộc họp về tình hình dịch nCoV với Bộ Y tế, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu Bộ Y tế xây dựng kịch bản chi tiết ứng phó với trường hợp có 20 bệnh nhân và kịch bản xấu nhất là có hàng nghìn bệnh nhân.
“Quán triệt tinh thần của Thủ tướng và Chính phủ ngay từ đầu, sẵn sàng mọi tình huống và nhất định không để dịch lây lan ra. Chúng ta đã có phương án sẵn sàng ứng phó cấp độ 3 theo quy chuẩn của ASIAN là có trên 20 người bị nhiễm bệnh, nhưng tôi đề nghị chúng ta phải hoàn thiện phương án này một cách tỉ mỉ, chi tiết hơn. Đồng thời, phải tiến hành xây dựng một kịch bản xấu hơn là có tới hàng nghìn người bị nhiễm. Bởi tinh thần của chúng ta là sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống, kể cả tình huống xấu nhất” – Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Các cửa khẩu yêu cầu hành khách kê khai y tế.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Y tế phải chuẩn bị sẵn sàng thuốc, máy thở và khẩu trang, trong đó nhấn mạnh phải có kit, mẫu thử để có thể phát hiện nhanh nhất các ca nhiễm nCoV để nhanh chóng cách ly điều trị. Các bệnh viện tỉnh và T.Ư phải nhanh chóng thành lập các đội phản ứng nhanh để ứng phó trên địa bàn.
Hiện Bộ Y tế cũng đã thành lập 40 đội phản ứng nhanh (mỗi bệnh viện thuộc Bộ Y tế có một đội) để ứng phó với nCoV.
Bộ Y tế phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai hệ thống giao ban trực tuyến từ đầu cầu Cục Quản lý khám chữa bệnh đến các bệnh viện cách điều trị bệnh nhân nhiễm, cách phát hiện sớm, cách ly người nhiễm, người nghi nhiễm…
Video đang HOT
Chiều 28/2, Thủ tướng Chính Phủ ra Chỉ thị 05/CT-TTg về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra. Thủ tướng Chính phủ cử Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch; trước mắt thành lập Đội phản ứng nhanh, thành viên là đại diện Lãnh đạo các Bộ Y tế, Công an, Quốc phòng, Ngoại giao, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Giao thông vận tải, Lao động – Thương binh và Xã hội, Văn hoá, Thể thao và Du lịch để giải quyết kịp thời các vấn đề cấp bách phòng, chống dịch.
Theo tin cập nhật từ Bộ Y tế, tính đến 12h30 ngày 28/1, trên thế giới đã có 4581 ca mắc nCoV và 107 người tử vong. Trong đó, riêng Trung Quốc có 4.515 ca mắc và 107 ca tử vong đều trên lãnh thổ Trung Quốc. Số ca mắc tăng nhanh chóng từng ngày tại Trung Quốc, riêng ngày 28/1 đã tăng gần 1.700 trường hợp (ngày 27/1 xác định có hơn 2.800 trường hợp). Ngoài ra, Trung Quốc còn có 976 ca nguy kịch và gần 7000 người nghi nhiễm đang chờ kết quả xét nghiệm và gần 48.000 người có liên quan đến người bệnh đang cần theo dõi.
Hiện bệnh đã lây sang 18 nước và cùng lãnh thổ khác ngoài Trung Quốc, gồm: Thái Lan 8 trường hợp; Australia 5 trường hợp; Singapore 5 trường hợp; Malaysia 4 trường hợp; Pháp 3 trường hợp; Hàn Quốc 4 trường hợp; Nhật Bản 4 trường hợp; Mỹ 5 trường hợp; Việt Nam 2 trường hợp; Nepal 1 trường hợp; Canada 1 trường hợp; Hồng Kông (Trung Quốc) 8 trường hợp; Ma Cao, Trung Quốc 6 trường hợp; Đài Loan (Trung Quốc) 5 trường hợp; Campuchia 1 trường hợp; Sri Lanka 1 trường hợp; Đức 1 trường hợp; Bờ Biển Ngà 1 trường hợp.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá nguy cơ bệnh nCoV rất cao ở Trung Quốc (ở cấp quốc gia) và nguy cơ cao ở cấp khu vực và toàn cầu.
Theo danviet.vn
Việt Nam chưa có ca mắc nCoV mới, 1 bệnh nhân Trung Quốc đã khỏi
Ngày 28/1, tin từ Bộ Y tế cho biết, 1 trong 2 bệnh nhân người Trung Quốc mắc virus gây viêm phổi cấp (nCoV) đã cho xét nghiệm âm tính.
Các kết quả xét nghiệm từ những bệnh nhân nghi mắc nCoV cũng chưa xác định thêm ca nào mắc mới.
Theo Bộ Y tế, đến nay đã có 64 người nghi ngờ mắc nCOV (sốt, ho, đến từ vùng có dịch hoặc tiếp xúc với người đến từ vùng dịch), trong đó có 2 người xác định dương tính với nCoV đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), 25 ca đã cho xét nghiệm âm tính với nCoV. Như vậy, tính đến nay đã có 39 ca đang được cách ly, chờ xét nghiệm.
Ngoài ra, còn có 56 người tiếp xúc với người bệnh nghi ngờ nhiễm nCoV cũng được cách ly và theo dõi chặt chẽ.
Theo Bộ Y tế, sáng nay, một trong 2 bệnh nhân dương tính với nCoV là bệnh nhân Li Zichao (SN 1992) hiện tỉnh, tự thở, ăn uống sinh hoạt bình thường. Bệnh nhân hết sốt hơn 4 ngày, đã phết họng làm PCR kiểm tra nCoV lần 3 ngày 27/1 cho kết quả âm tính. Như vậy, virus nCoV đã bị loại trừ. Tuy nhiên bệnh nhân này vẫn phải được lưu giữ tại khoa Bệnh Nhiệt đới của BV để theo dõi cách ly.
Người cha là Li Ding (SN 1954) hiện đã tỉnh, ăn ngủ được, thở oxy qua canula, thở êm. Bệnh nhân không sốt từ 18h chiều 25/1, phổi ít ran bên trái, XQuang phổi ngày 27/1 thấy, đông đặc bên trái, tổn thương ít phế nang phổi phải. Chức năng gan, thận, điện giải bình thường. Đã phết họng PCR lần lần 3 ngày 27/01, kết quả vẫn dương tính với nCoV. Sáng 28/1, bệnh nhân được phết hầu họng xét nghiệm lần 4 và đang chờ kết quả.
Ngày 27/1, tin từ Bệnh viện Nhi T.Ư cũng cho biết, bệnh viện đã tiếp nhận 1 bệnh nhi là thành viên trong đoàn khách du lịch Trung Quốc đang trên đường di chuyển từ Hạ Long (Quảng Ninh) về Hà Nội - xuất hiện tình trạng suy hô hấp nặng, tổn thương phổi, trên nền bệnh nhân bị rối loạn chuyển hoá nặng. Bệnh nhân này được chuyển đến từ Bệnh viện đa khoa Hải Dương. Ngay lập tức, bệnh nhi được cách ly và điều trị tích cực và chờ kết quả xét nghiệm.
Các cửa khẩu thực hiện chặt chẽ việc khai báo y tế với hành khách (Cửa khẩu Hữu Nghị - Lạng Sơn)
Sở Y tế Hải Dương cũng đã cách ly theo dõi 18 người trong đó có nhân viên y tế tiếp xúc với bệnh nhân này.
Như vậy, đến nay, Việt Nam chưa có ca mắc mới nCoV, cũng chưa có người Việt Nam nào mắc bệnh (mới có 2 ca thâm nhập người Trung Quốc).
Trước đó, tại cuộc họp với Bộ Y tế chiều mùng 2 Tết (26/1), về việc có cần thiết công bố dịch hay không, TS Trần Đắc Phu - chuyên gia y tế dự phòng, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) nhận định, Việt Nam đang kiểm soát tốt tình hình các ca mắc và nghi mắc nCoV nên chưa cần công bố dịch. "Xét trên quy định về điều kiện công bố dịch, hiện chưa có ca nào là người sinh sống tại Việt Nam mắc bệnh. Chúng ta cũng đang kiểm soát tốt các ca nghi ngờ mắc bệnh, do đó tôi cho rằng chưa cần công bố dịch" - TS Phu nói.
Tuy nhiên, TS nhận định có nguy cơ lây nhiễm nCoV trên diện rộng tại Việt Nam.
"Dịch nCoV rất có khả năng lan rộng và phát triển, vì cùng là virus corona gây bệnh MERs, SARs, nhưng MERs và SARs có tỷ lệ tử vong lớn nên người bệnh bị bệnh là đi đến viện ngay, dễ kiểm soát. Dịch nCoV có tỷ lệ tử vong nhỏ nên có thể nhiều người bệnh nhẹ sẽ điều trị tại nhà.
Điều này gây khó khăn cho việc kiểm soát ca bệnh, không kiểm soát được mức độ lây nhiễm. Ngoài ra, Trung Quốc có lượng người xâm nhập vào Việt Nam lớn. Chúng ta không chỉ chú ý đến khách từ Vũ Hán đến mà còn các tỉnh khác sát biên giới như Quảng Đông, người Trung Quốc vào Việt Nam rất nhiều", ông Phu phân tích.
Tờ SCMP hôm 28/1 đưa tin, tổng số ca lây nhiễm loại virus chết người Corona đã lên tới hơn 4.174 người tại Trung Quốc và 106 người chết. Phần lớn số người tử vong đến từ tỉnh Hồ Bắc, nơi có thành phố Vũ Hán - được coi là tâm dịch.
Theo danviet.vn
12.000 người Trung Quốc đang ở Đà Nẵng Trong báo cáo gửi Thủ tướng về công tác phòng, chống dịch bệnh viêm phổi cấp do virus Corona mới gây ra, UBND TP Đà Nẵng cho biết ở TP có khoảng 12.000 người Trung Quốc đang đi du lịch và làm việc. Chiều nay (mùng 3 Tết), UBND TP Đà Nẵng có báo cáo gửi Thủ tướng về công tác phòng, chống...