Phó thủ tướng yêu cầu nâng tốc độ tàu Bắc Nam lên 90 km/h
Lãnh đạo Tổng công ty đường sắt cho hay để tăng tốc độ tàu tuyến Bắc Nam thì phải nâng cấp hạ tầng , với tổng chi phí khoảng 1,8 tỷ USD.
Ngày 22/12, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã thị sát ga Hà Nội, Giáp Bát và làm việc với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam về thực trạng hạ tầng đường sắt, hướng đầu tư để nâng cao năng lực chạy tàu.
Tại đây, Phó thủ tướng yêu cầu ngành đường sắt có thứ tự ưu tiên các dự án nâng cấp tuyến Bắc Nam, để từng bước đạt mục tiêu tốc độ tàu hành khách đạt 90 km/h (hiện trung bình khoảng 50 km/h). Trong đó từng bước đầu tư khắc phục nút thắt về hạ tầng; nâng cấp nhà ga; từng bước xóa bỏ các điểm giao cắt đồng mức đường sắt-đường bộ; nâng cấp trang thiết bị ngành
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu ngành đường sắt tập trung hoàn thành báo cáo xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao để có thể tìm kiếm chủ đầu tư, trình Quốc hội cho chủ trương đầu tư vào năm 2018.
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng trao đổi với hành khách tại ga Hà Nội. Ảnh: Xuân Hoa
Video đang HOT
Theo Thứ trưởng Giao thông Vận tải, kiêm phụ trách HĐTV Tổng công ty Đường sắt VN Nguyễn Ngọc Đông, mạng đường sắt quốc gia dài 3.143 km đã xây dựng từ lâu nên lạc hậu. Trong khi đó, giao cắt đường sắt và đường bộ trên các tuyến dày đặc, trung bình 0,5 km xuất hiện một giao cắt. Toàn mạng lưới có khoảng hơn 6.000 đường ngang, lối dân sinh.
“Vốn cho duy tu đường sắt hàng năm dao động từ 1.700 – 2.000 tỷ đồng từ nguồn sự nghiệp, chỉ đáp ứng được khoảng 40% so với nhu cầu; chiếm khoảng 2-3% tổng vốn đầu tư cho giao thông”, Thứ trưởng Đông nói và kiến nghị Chính phủ ưu tiên vốn trung hạn cho các dự án tháo nút thắt về hạ tầng đường sắt; về hành lang, đường gom an toàn đường sắt; ưu đãi cho đầu tư phát triển công nghiệp đường sắt…
Phó thủ tướng thị sát khu điều độ chạy tàu, nhà ga, bãi hàng ga Giáp Bát. Ảnh: Xuân Hoa
Ông Vũ Tá Tùng, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt cho biết thêm, thị phần vận tải đường sắt thấp và ngày càng có dấu hiệu suy giảm. Năm 1995, đường sắt chiếm 11,7% tổng lượng luân chuyển hành khách, nay chỉ đạt 3,2%; và từ 7,9% tổng lượng luân chuyển hàng hóa toàn ngành giao thông cũng trong năm này, hiện chỉ đạt 1,9%.
“Để tăng tốc độ tàu tuyến Bắc Nam thì phải nâng cấp hạ tầng đường sắt với tổng chi phí khoảng 1,8 tỷ USD”, ông Tùng nhấn mạnh.
Hiện toàn ngành có 295 đầu máy với nhiều chủng loại, công suất khác nhau. Loại đầu máy cũ có công suất, tốc độ thấp, tiêu hao nhiều nhiên liệu vẫn còn nhiều (gần 60%). Trong số 1.045 toa xe khách các loại, đa số có thời gian khai thác từ trên 10 năm đến 20 năm, loại có điều hòa không khí chỉ chiếm 60%. Tốc độ kỹ thuật cho phép khai thác của toa xe phần lớn chỉ đạt 80km/h.
Đoàn Loan
Theo VNE
Dự kiến thông toàn tuyến đường sắt Bắc - Nam trong tối nay
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) cho biết, trên hệ thống đường sắt Bắc - Nam bị ảnh hưởng do mưa lũ, đã có 25/29 điểm bị sạt lở, ngập nước được khắc phục xong và trả đường với tốc độ từ 5km/h, 4 điểm còn lại dự kiến sẽ hoàn thành vào 18h tối nay (17/10) để thông toàn tuyến.
Những điểm sạt lở cuối cùng đang được thi công sửa chữa, dự kiến hoàn thành vào cuối ngày 17/10
Do ảnh hưởng của mưa lũ, những ngày qua kế hoạch tổ chức vận tải của ngành đường sắt có điều chỉnh thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế. Sau khi khắc phục, sửa chữa các điểm sạt lở, từ chiều 16/10, một số đoàn tàu xuất phát từ TPHCM đi Hà Nội đã bắt đầu được khai thác.
Tại Sài Gòn, ngày 16/10, tổ chức 2 đôi tàu SE2, SE4 xuất phát từ ga Sài Gòn chạy thẳng đến ga Hà Nội. Từ ngày 17/10, khai thác các tàu SE2, SE4, SE6, SE8, TN2 xuất phát từ ga Sài Gòn đi thẳng đến ga Hà Nội; chạy tàu SE22 xuất phát từ ga Sài Gòn đi thẳng đến ga Vinh và từ ngày 18/10/2016 tổ chức chạy tàu SE21 xuất phát từ ga Vinh đi thẳng ga Sài Gòn.
Tại Hà Nội, ngày 17/10, tổ chức chạy tàu TN1, SE1, SE3 đến ga Sài Gòn; tổ chức chạy tàu SE19 xuất phát từ ga Hà Nội đi thẳng đến ga Đà Nẵng và bãi bỏ các tàu SE5, SE7. Từ ngày 18/10, tổ chức chạy tầu SE1, SE3, SE5, SE7, TN1 xuất phát từ ga Hà Nội đi thẳng đến ga Sài Gòn; tổ chức chạy tàu SE20 xuất phát từ ga Đà Nẵng đi thẳng ga Hà Nội.
ĐSVN cho biết, hiện nay đã có 25/29 điểm bị sạt lở, ngập nước được khắc phục xong và trả đường với tốc độ từ 5km/h, 4 điểm còn lại dự kiến sẽ hoàn thành vào 18h tối nay để thông toàn tuyến đường sắt Bắc - Nam, giải tỏa ách tắc Đường sắt.
C.N.Q
Theo Dantri
Đường sắt Bắc Nam sẽ thông tuyến ngày 17/10 Ngành đường sắt đã lập kế hoạch thông tuyến đường sắt Bắc Nam, vốn bị mưa lũ chia cắt mấy ngày qua, từ 18h ngày 17/10. Theo lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt, ngành đã huy động 1.500 nhân lực cùng thiết bị, vật tư từ các công ty đường sắt Hà Ninh, Thanh Hóa, Vinh, Quảng Bình... để sửa chữa các...