Phó Thủ tướng yêu cầu làm rõ tổ chức, cá nhân “bảo kê” vụ Dũng “mặt sắt”
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa có ý kiến chỉ đạo về xử lý vụ án băng nhóm tội phạm hoạt động theo kiểu “ xã hội đen” tại TP Móng Cái (Quảng Ninh) do Hà Tuấn Dũng (tức Dũng “mặt sắt”) cầm đầu.
Dũng “mặt sắt”, trùm buôn lậu xe hơi qua biên giới.
Theo đó, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm phối hợp với Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (Bộ Quốc phòng), Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) và UBND tỉnh Quảng Ninh xác minh làm rõ tổ chức, cá nhân có hành vi tiếp tay, “bảo kê” cho các đối tượng trong vụ án vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, buôn lậu, gian lận thương mại; khẩn trương, tập trung truy bắt 4 đối tượng bỏ trốn, trong đó có Hà Tuấn Dũng để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Video đang HOT
Phó Thủ tướng yêu cầu, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Tổng cục Hải quan tăng cường công tác giáo dục chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng, ý thức tổ chức kỷ luật; phòng, chống tiêu cực, tham nhũng cho cán bộ, công chức nhất là ở các khu vực biên giới, cửa khẩu.
Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan nghiên cứu việc thực hiện chính sách tạm nhập tái xuất để phục vụ phát triển kinh tế và khắc phục những sơ hở thiếu sót không để các đối tượng lợi dụng vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, buôn lậu, gian lận thương mại. Kết quả báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 1/2015.
Tuấn Hợp
Theo Dantri
Tăng mức lương tối thiểu vùng từ 1.1.2015
Từ ngày 1.1.2015 sẽ áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ 2.150.000 đến 3.100.000 đồng/tháng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động, thay thế Nghị định 182/2013/NĐ-CP ngày 14.11.2013.
Đối tượng áp dụng gồm: Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (kể cảdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam không đăng ký lại hoặc chưa chuyển đổi theo quy định); hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động .
Mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp từ ngày 1.1.2015 tới đây như sau: Vùng I: 3.100.000 đồng/tháng; vùng II: 2.750.000 đồng/tháng; vùng III: 2.400.000 đồng/tháng; vùng IV: 2.150.000 đồng/tháng. Như vậy, mức lương tối thiểu vùng mới cao hơn mức lương hiện nay khoảng từ 250.000-400.000 đồng/tháng.
Nghị định cũng nêu rõ, mức lương tối thiểu vùng như trên là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận...
Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. Các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.
Theo ANTD
Phó Chủ tịch Quốc hội: Khó luật hóa từ chức vì đó là nhận thức của cá nhân "Từ chức là do nhận thức của mỗi cá nhân. Nếu họ tự thấy không hoàn thành, không xứng đáng, thì nên từ chức để cho người khác làm thay. Do vậy, đưa vấn đề cụ thể này vào trong luật thì cũng khó", Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn nói. Ngày 7/11, Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn...