Phó Thủ tướng yêu cầu kiểm tra vụ hộ nghèo muốn nhận bò hỗ trợ phải nộp tiền
Để nhận được bò hỗ trợ theo chương trình 30a của Chính phủ, nhiều hộ dân nghèo xã An Hòa (An Lão, Bình Định) phải nộp thêm từ 5 – 5,5 triệu đồng. Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh yêu cầu tỉnh Bình Định làm rõ thông tin này.
Ngày 14/9, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Tùng đã ký văn bản 7244/VPCP-TTĐT thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh.
Nhiều hộ nghèo ở xã An Hòa (huyện An Lão, tỉnh Bình Định) muốn nhận bò 30a của Chính phủ phải nộp thêm 5-5,5 triệu đồng
Theo đó, văn bản yêu cầu UBND tỉnh Bình Định khẩn trương kiểm tra, làm rõ thông tin báo chí phản ánh về những bất cập trong việc hỗ trợ bò giống cho các hộ nghèo tại xã An Hòa, huyện An Lão theo Nghị quyết 30A. Kết quả kiểm tra phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 27/9.
Như Dân trí đã thông tin, cuối năm 2014, nhiều hộ nghèo ở xã An Hòa, huyện An Lão (tỉnh Bình Định) được cấp bò giống theo Chương trình 30a của Chính phủ. Tuy nhiên, để nhận được bò giống thì các hộ dân phải nộp từ 5 đến 5,5 triệu đồng.
Thậm chí, có hộ dân nộp tiền nhưng nhận bò bệnh, khi yêu cầu đổi bò lại phải bù thêm một khoản nữa để được nhận bò khỏe. Thực tế này gây bức xúc trong nhân dân.
Doãn Công
Theo Dantri
Bàn giao tàu cá vỏ thép đầu tiên cho ngư dân
Sáng nay 27.8, tại Cảng cá Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định, công ty TNHH một thành viên Đóng tàu Cam Ranh (Khánh Hòa) tổ chức lễ bàn giao tàu cá vỏ thép BĐ 99009 TS hoạt động nghề lưới vây mang tên Hải Cảng 1 cho ngư dân Nguyễn Việt Hằng (ở phường Hải Cảng, Quy Nhơn).
Video đang HOT
Tàu cá vỏ thép BĐ 99009 TS di chuyển tại vùng biển Quy Nhơn
Đây là tàu cá vỏ thép đầu tiên trên cả nước đóng theo Nghị định 67 được hạ thủy. Tàu Hải Cảng 1 có công suất 880CV, chiều dài 25 m, chiều rộng 7,2 m, chiều cao 3,15 m, tốc độ thiết kế 12 hải lý/giờ. Tàu được trang bị 6 ngăn lạnh để bảo quản cá, được trang bị máy lọc nước biển thành nước ngọt, rada, máy dò ngang, định vị toàn cầu, có thể chịu được sóng gió cấp 8...
Tàu có tổng đầu tư gần 18 tỉ đồng được Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) hỗ trợ vay vốn 95% tổng giá trị con tàu.
Ngư dân Nguyễn Việt Hằng cùng với 2 ngư dân Nguyễn Chì, Nguyễn Đậu (cùng ở phường Hải Cảng, Quy Nhơn) là những người triển khai đóng tàu cá vỏ thép đầu tiên trong cả nước. Hiện cả 3 tàu vỏ thép này đã được đóng xong, công ty TNHH một thành viên Đóng tàu Cam Ranh sẽ tiến hành bàn giao tàu vỏ thép cho các ngư dân Nguyễn Chì, Nguyễn Đậu trong thời gian sắp đến.
Tàu cá vỏ thép BĐ 99009 TS tại lễ bàn giao
Ngay tại lễ bàn giao, phóng viên Thanh Niên Online có cuộc trao đổi nhanh với ngư dân Nguyễn Việt Hằng:
- Tại sao ông lại chọn đóng tàu vỏ thép với kinh phí cao hơn rất nhiều so với tàu vỏ gỗ?
Tôi làm nghề đi biển hơn 20 năm nay, những ngọt bùi, gian khổ, cơ cực, nguy hiểm của nghề đều biết cả rồi. Trước tàu vỏ thép này, tôi đã có 3 tàu vỏ gỗ. Tàu vỏ gỗ đi biển tối đa cũng chỉ được 22 ngày, gặp sóng lớn chống chọi rất khó khăn, ngư dân trên tàu gặp rất nhiều nguy hiểm.
Tôi luôn mơ ước mình có con tàu cá được trang bị hiện đại hơn, ra khơi dài ngày hơn, an toàn hơn. Khi biết được Nhà nước có chủ trương hỗ trợ ngư dân đóng tàu vỏ thép, tôi đã đăng ký ngay. Tôi hy vọng rằng với tàu vỏ thép này, năng suất đánh bắt của tôi cao hơn và sẽ góp phần nhiều hơn trong công cuộc bám biển, giữ ngư trường, giữ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc.
Nội thất bên trong khoang lái
- Vậy tàu vỏ thép có những ưu việt nào so với tàu vỏ gỗ?
Với tàu vỏ thép, thời gian đi đánh bắt trên biển có thể dài gấp đôi so với tàu vỏ gỗ. Tôi mới điều khiển tàu vỏ thép từ Cam Ranh về Quy Nhơn, tàu chạy rất êm, mạnh mẽ, tốc độ bình quân đạt 9 hải lý/giờ, lúc chạy nhanh có thể đạt 12 hải lý/giờ, trong khi vỏ gỗ chỉ khoảng 6 - 8 hải lý/giờ.
Tàu vỏ thép mới đóng này có hầm bảo quản cá tốt hơn, nên chất lượng cá được đảm bảo, bán dễ hơn. Thiết bị định vị trên tàu chính xác hơn và với máy dò ngang thì chúng tôi sẽ xác định được luồng cá chính xác, năng suất đánh bắt vì thế sẽ cao hơn.
Nhưng điều làm tôi ưng ý nhất là tàu vỏ thép không chỉ có tốc độ cao mà khả năng chống chịu với sóng to, gió lớn tốt hơn, độ bền lâu hơn rất nhiều so với tàu vỏ gỗ nên ra khơi sẽ rất an toàn.
Boong tàu có hầm bảo quản cá
- Nhưng với một số vốn vay rất lớn như vậy, liệu ông có đảm bảo trả nợ được không?
Tôi tự tin là mình thành công trong việc đánh bắt với tàu vỏ thép, đủ khả năng trả được nợ thì mới dám vay tiền để thực hiện chứ. Trong hợp đồng vay vốn của tôi, phía ngân hàng có hỗ trợ trong năm đầu, tức là thời gian đóng tàu, sẽ không tính lãi, không trả nợ. Năm thứ hai thì tôi mới bắt đầu trả nợ, mỗi quý trả hơn 420 triệu đồng, cả tiền vốn lẫn lãi.
Với một tàu vỏ gỗ thì tôi đã có thu nhập bình quân mỗi tháng từ 120 -200 triệu, tàu vỏ sắt hiện đại hơn nên thu nhập sẽ cao hơn rất nhiều. Tôi đảm bảo là mình sẽ trả nợ đúng hạn.
Hệ thống lọc nước biển thành nước ngọt
- Khi nào ông đưa tàu vỏ sắt vào hoạt động đánh bắt?
Ngay cuối tháng 9 này. Hiện tôi đang trang bị ngư lưới cụ, chỉnh sửa một vài dụng cụ, máy móc trên tàu để thực hiện chuyến ra khơi đầu tiên. Tàu vỏ thép của tôi sẽ đi đánh bắt dài ngày ở vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa, mỗi chuyến sẽ có từ 15-18 người tham gia.
Chuyến đi đầu tiên sẽ đánh bắt ở Trường Sa. Máy móc thì tôi đã rành rồi. Phía công ty cung cấp ngư lưới cụ, thiết bị lọc nước sẽ cử người đi với chúng tôi để hướng dẫn sử dụng cho đến khi nào thành thạo mới thôi. Tôi rất tự tin và nóng lòng chờ ngày ra khơi với tàu vỏ thép của mình.
- Cảm ơn ông! Chúc ông đánh bắt thành công với tàu vỏ thép mới của mình.
Dàn đèn đánh bắt
Hoàng Trọngthực hiện
Theo Thanhnien
Phó Thủ tướng: Để bảo vệ biển đảo, phải bám mục tiêu đánh bắt xa bờ "Việc sửa quy định về phát triển thủy sản vẫn phải bám sát mục tiêu ban đầu là phát triển đội tàu cá vỏ thép, công suất lớn đánh bắt xa bờ, góp phần thay đổi phương thức sản xuất trên biển và bảo vệ chủ quyền biển đảo" - Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh. Sáng 7/7, Phó Thủ tướng...