Phó Thủ tướng yêu cầu có phương tiện kiểm tra nhanh thực phẩm tại chợ
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo liên ngành T.Ư về vệ sinh an toàn thực phẩm vừa yêu cầu Bộ Y tế chủ trì phối hợp với các Bộ liên quan khẩn trương xây dựng hệ thống thông tin hỏi – đáp về an toàn thực phẩm, đồng thời, có văn bản chỉ đạo thực hiện việc bố trí phương tiện kiểm tra nhanh thực phẩm tại các chợ, trung tâm thương mại.
Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan chuẩn bị, trong tháng 7.2017 trình Chính phủ ban hành văn bản phân công nhiệm vụ cho các bộ ngành thực hiện Nghị quyết số 43/2017/QH14 ngày 21.6.2017 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2016 – 2020; chủ trì phối hợp với Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ trong tháng 7.2017 trình Chính phủ có văn bản chỉ đạo việc bố trí cán bộ xã theo dõi công tác an toàn thực phẩm.
Ảnh minh họa: Báo điện tử Chính phủ
Về vấn đề công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm trong Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị số 38/2012/NĐ-CP, Phó Thủ tướng giao Bộ Y tế nghiên cứu, tiếp thu ý kiến các bộ, cơ quan để hoàn chỉnh Dự thảo theo hướng chuyển sang hậu kiểm, quy định cụ thể tại Nghị định việc công bố của doanh nghiệp, hạn chế tối đa các hướng dẫn của các bộ về vấn đề này; thực hiện đơn giản hóa và rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính.
Video đang HOT
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ NNPTNT chủ trì, phối hợp với UBND TP Hà Nội, TP.HCM kiến nghị cơ chế đặc thù cho 2 TP này về quản lý các lò mổ.
Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Văn phòng Chính phủ cùng các Bộ: Y tế, NNPTNT, Công Thương thống nhất phương án kiện toàn Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm bảo đảm hoạt động thực chất, hiệu quả; trong đó phải đổi mới cách thức làm việc, nhất là đối với bộ phận tổng hợp giúp việc Ban Chỉ đạo, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 7.2017.
Được biết, 6 tháng đầu năm, cả nước đã thành lập 23.441 đoàn thanh, kiểm tra liên ngành, tiến hành kiểm tra tại 443.178 cơ sở, phát hiện 81.115 cơ sở vi phạm, chiếm 21,6%.
Lực lượng cảnh sát môi trường toàn quốc đã phát hiện 3.163 vụ vi phạm quy định về an toàn thực phẩm với 433 tổ chức, 2.586 cá nhân; khởi tố 4 vụ, 3 bị can; ra quyết định xử lý vi phạm hành chính 2.587 vụ với tổng số tiền phạt hơn 16 tỷ đồng; chuyển cơ quan khác xử lý 245 vụ với 193 đối tượng; đang điều tra 136 vụ với 36 đối tượng…
Theo Danviet
Đồng Nai được phép tự quyết "Dự án lấn sông Đồng Nai"?
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã có văn bản giao Chủ tịch tỉnh Đồng Nai quyết định các vấn đề liên quan đến "Dự án cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai đến sông Đồng Nai" theo thẩm quyền.
Theo đó, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ Tài nguyên Môi trường chỉ đạo đơn vị tư vấn nghiên cứu, tiếp thu ý kiến các Bộ NNPTNT, Giao thông Vận tải và Bộ Xây dựng bổ sung tính toán để đánh giá, định lượng tác động của "Dự án cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai đến sông Đồng Nai".
Trên cơ sở đánh giá tác động của dự án, cùng các quy định pháp luật hiện hành, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai quyết định xử lý các vấn đề liên quan đến dự án theo thẩm quyền. Việc quyết định phải bảo đảm đúng quy định pháp luật, không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sông Đồng Nai và chịu trách nhiệm toàn diện về quyết định của mình.
Đồng thời, các bộ hướng dẫn, giám sát UBND tỉnh Đồng Nai triển khai thực hiện dự án, bảo đảm đúng theo quy định pháp luật về tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, giao thông thủy nội địa, quy hoạch và xây dựng đô thị.
Phó Thủ tướng cũng giao UBND tỉnh Đồng Nai và các tỉnh, thành phố lưu vực sông Đồng Nai rà soát các dự án, công trình xây dựng ven sông trên địa bàn, siết chặt quản lý, xử lý nghiêm các vi phạm, bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật về tài nguyên nước, nhất là các yêu cầu về bảo vệ lòng, bờ, bãi sông, hành lang bảo vệ nguồn nước.
Dự án lấn sông Đồng Nai bị tạm dừng sau khi vấp phải phản ứng từ dư luận
Dự án Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai được khởi công tháng 9.2014 có tổng vốn đầu tư hơn 3.200 tỷ đồng với các hạng mục chính như: bờ kè, công viên, dãy nhà phố, cao ốc văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại... Dự án có chiều dài 1,3km; đoạn xa nhất lấn ra ngoài sông Đồng Nai là 100m.
Tuy nhiên, dự án sau đó vấp phải sự phản đối của các nhà khoa học bởi cho rằng lấp sông Đồng Nai là vi phạm nghiêm trọng đến tài nguyên nước. Bên cạnh đó, việc lấp sông sẽ tạo ra hiệu ứng dây chuyền khi đây là con sông lớn thứ ba, trải dài 11 tỉnh chứ không phải sở hữu riêng của Đồng Nai. Nó còn ảnh hưởng đến hạ du, thay đổi dòng chảy và gây xói lở.
Tháng 3.2015, chủ đầu tư xin tạm dừng thi công dự án và được UBND tỉnh Đồng Nai đồng ý. Sau khi đổ 90% đất nền xuống sông Đồng Nai, dự án đã tạm dừng, nhiều người tận dụng làm quán nhậu, trồng rau.
Theo Danviet
Phó Thủ tướng yêu cầu quyết liệt điều tra các đường dây buôn lậu Sáng 20.7, tại trụ sở Chính phủ, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389 quốc gia) tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng BCĐ 389 quốc gia. Phát biểu tại Hội nghị, Phó...