Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thăm Myanmar và Hàn Quốc
Nhận lời mời của Chính phủ Cộng hoà Liên bang Myanmar và Đại Hàn Dân Quốc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ sẽ thăm và làm việc tại các quốc gia này từ ngày 16- 23/6.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương ĐÌnh Huệ.
Cùng đi với Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ còn có Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Vũ Đại Thắng, Phó Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Sỹ Hiệp, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật, Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Lê Quân và Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng.
Mục đích của chuyến công tác là tiếp tục củng cố quan hệ hữu nghị, tin cậy với Myanmar, Hàn Quốc và làm sâu sắc hơn hợp tác song phương, tập trung vào các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, tài chính, ngân hàng.
Cụ thể với Myanmar- quốc gia thành viên ASEAN, quan hệ hai bên đang phát triển tích cực kể từ khi nâng cấp lên Đối tác hợp tác toàn diện năm 2017. Hai bên duy trì đều đặn giao lưu, tiếp xúc cấp cao và các cấp, gần đây nhất là chuyến thăm Việt Nam và dự Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2019 của Tổng thống Myanmar U Uyn Min vào tháng 5/2019. Hai nước duy trì hợp tác tốt tại các diễn đàn khu vực, quốc tế cũng như các cơ chế tiểu vùng.
Các cơ chế song phương giữa Việt Nam- Myanmar phát huy hiệu quả Uỷ ban hỗ hợp về hợp tác song phương và Tiểu ban hợp tác về thương mại. Thương mại hai chiều năm 2018 đạt 860 triệu USD, tăng 3,8% so với năm 2017. Việt Nam ổn định ở vị trí nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 7 với 18 dự án có tổng vốn đăng ký là hơn 2,1 tỷ USD. Ngoài ra, hợp tác về quốc phòng, an ninh, nông nghiệp, giao thông vận tải, du lịch, giáo dục,… cũng đạt nhiều kết quả khả quan.
Video đang HOT
Chuyến thăm Myanmar này của đoàn công tác Chính phủ do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ dẫn đầu sẽ thúc đẩy việc sớm thông qua Chương trình hành động triển khai quan hệ Đối tác hợp tác toàn diện giai đoạn 2019- 2024; sớm tổ chức Kỳ họp thứ 10 Tiểu ban hỗn hợp thương mại tại Myanmar nhằm đưa kim ngạch hai chiều đạt 1 tỷ USD vào năm sau và tăng đầu tư hai chiều.
Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam mong muốn Myanmar sớm giải quyết thoả đáng các khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Myanmar và có chính sách để doanh nghiệp Việt Nam tham gia hệ thống phân phối và dịch vụ công tại quốc gia này,…
Tại Myanmar, Phó Thủ tướng sẽ có các cuộc gặp gỡ và làm việc với Phó Tổng thống Myanmar, Bộ trưởng Kế hoạch và Tài chính, Bộ trưởng Bộ Đầu tư và Kinh tế quốc tế, Thống đốc Ngân hàng Trung ương; chào xã giao Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, thăm và làm việc với một số doanh nghiệp Việt Nam đang làm ăn kinh doanh tại Myanmar.
Trong khi đó tại khu vực Đông Á, quan hệ Việt Nam với Hàn Quốc phát triển hiệu qủa, thực chất và ngày càng sâu rộng. Bên cạnh việc duy trì thường xuyên giao lưu, tiếp xúc cấp cao và các cấp, Hàn Quốc tiếp tục là đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam khi đứng đầu về đầu tư, thứ hai về du lịch và thứ 3 về thương mại tại Việt Nam. Việt Nam và Hàn Quốc đang hướng tới quy mô kim nghạch thương mại song phương 100 tỷ USD vào cuối năm 2020.
Đặc biệt trong chuyến thăm và làm việc tại Hàn Quốc, hai bên sẽ tiến hành tổ chức Cuộc họp lần thứ nhất Đối thoại kinh tế cấp Phó Thủ tướng Việt Nam- Hàn Quốc, dự kiến cùng trao đổi các lĩnh vực lớn như Thương mại và đầu tư, Công nghiệp, Tài chính ngân hàng và hợp tác phát triển, Năng lượng, Y tế và lao động…
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ sẽ có cuộc gặp với Thủ tướng Hàn Quốc, đồng chủ trì Đối thoại kinh tế cấp Phó Thủ tướng Việt Nam – Hàn Quốc, đồng thời sẽ làm việc với Hiệp hội Tài chính Hàn Quốc, làm việc với một số doanh nghiệp Hàn Quốc…
Hà Giang
Theo Toquoc
Rà soát pháp luật, chỉnh sửa phù hợp với cam kết thương mại quốc tế
Chiều 3.6, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập kinh tế quốc tế của Chính phủ đã chủ trì phiên họp nhằm đánh giá công tác này trong năm 2019 và những năm tiếp theo.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại cuộc họp chiều 3.6. Ảnh: T.Chung.
Tại cuộc họp, các thành viên Ban chỉ đạo đánh giá tình hình kinh tế thế giới, khu vực có những diễn biến phức tạp, khó lường, ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu và nền kinh tế trong nước, đồng thời khẳng định tiếp tục thực hiện chủ trương hội nhập toàn diện mà trọng tâm là hội nhập kinh tế quốc tế để góp phần cơ cấu lại nền kinh tế trong nước, đổi mới mô hình tăng trưởng.
Đến nay, Việt Nam đã hoàn thành đàm phán 13 Hiệp định thương mại tự do (FTA) và đang đàm phán 3 FTA khác. Nếu được phê duyệt và đưa vào thực thi đầy đủ, Việt Nam sẽ là một trong số rất ít nước trong khu vực có được quan hệ FTA cùng lúc với các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Nga và nhiều đối tác khác.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho rằng các bộ, ngành phải triển khai hiệu quả các FTA đã ký kết, làm sâu sắc hơn quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư của Việt Nam với các khu vực, quốc gia như Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Nga,... để giảm thiểu các ảnh hưởng của xung đột thương mại quốc tế. Đồng thời tiếp tục đa dạng hoá thị trường, quan tâm tới các khu vực mới như khối Mecosur,...
Đồng tình với Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc nhấn mạnh thêm rằng: "Các nội dung cam kết trong các hiệp định FTA có tiêu chuẩn cao và yêu cầu thực thi mạnh mẽ. Do đó, mọi vấn đề có thể là đối tượng tranh chấp khiếu kiện nên các bộ và địa phương phải xây dựng đội ngũ chuyên gia tư vấn tham mưu, trong thực thi chính sách".
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo đánh giá cao các bộ, ngành, địa phương đã tích cực, chủ động hơn trong hội nhập kinh tế quốc tế, khi tới nay, Việt Nam đã hoàn thành cơ bản các FTA trong giai đoạn 2016- 2020. Ngoài ra, các bộ, địa phương cũng thực hiện hiệu quả công tác chuẩn bị và triển khai các cam kết trên thực tiễn.
Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, địa phương coi trọng, tăng cường nghiên cứu, đánh giá, dự báo các vấn đề mới của hội nhập kinh tế quốc tế tác động tới Việt Nam. Cụ thể, Bộ Công Thương chủ trì nâng cao năng lực Tổ công tác dự báo để cập nhật, báo cáo kịp thời tới Thủ tướng Chính phủ thực trạng nền kinh tế, xu hướng chuyển dịch, cấu trúc dòng thương mại thế giới nhất là các tác động tới Việt Nam.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các bộ ngành liên quan đánh giá việc thu hút, sử dụng FDI thời gian qua và làm rõ các cơ hội, thách thức với Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước báo cáo việc tham gia đầu tư, mua trái phiếu, cổ phiếu của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán. Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập kinh tế về quốc tế phối hợp cùng các bộ, ngành tiến hành hỗ trợ kỹ thuật, chuyên gia tư vấn cho các doanh nghiệp, địa phương,...
Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Công Thương chủ trì, tập trung tổ chức Diễn đàn hội nhập quốc tế về kinh tế quốc tế lần thứ 3 với các nội dung cụ thể, thiết thực, phục vụ trực tiếp cho nhu cầu của doanh nghiệp.
Trưởng Ban chỉ đạo cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tích cực thực hiện Nghị quyết số 72 của Quốc hội phê duyệt Hiệp định thương mại CPTPP và Quyết định số 121 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết số 72 của Quốc hội; tiếp tục rà soát pháp luật trong nước để chỉnh sửa cho phù hợp với các cam kết thương mại quốc tế.
HẢI CHUNG
Theo Laodong
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao vừa được Thủ tướng bổ nhiệm là ai? Ngày 11.3, tin từ Văn phòng Chính phủ cho biết, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã bổ nhiệm một Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh trao Quyết định của Thủ tướng cho ông Tô Anh Dũng (ảnh VGP). Cụ thể tại Quyết định số 268/QĐ-TTg ngày 8.3.2019 của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân...