Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: Vô vàn nhu cầu cần giải quyết của người dân là cơ hội cho start-up
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, start-up giải quyết những nhu cầu của người dân, và còn vô vàn nhu cầu cần giải quyết, đó chính là cơ hội cho các start-up.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam
Phát biểu chỉ đạo Diễn đàn Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2019 sau phiên thảo luận buổi sáng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đánh giá cao việc Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tổ chức sự kiện này và bày tỏ tin tưởng, sự kiện hôm nay sẽ đem lại bước phát triển mới cho cộng đồng start-up.
Đánh giá bức tranh tổng quát về start-up Việt Nam, Phó Thủ tướng bày tỏ phấn khởi và dẫn chứng, số liệu 3 năm trở lại đây lượng tiền các start-up nhận từ các quỹ đầu tư tăng nhanh với tốc độ tăng lần lượt từng năm là 49%, 42%, 205% so với năm liền kề trước đó.
Theo Phó Thủ tướng, các quỹ ngoại đang quan tâm tới Việt Nam và “chúng ta phải làm sao tiếp tục duy trì sự quan tâm này”. Đó là Việt Nam cần duy trì hòa bình, ổn định, duy trì tốc độ tăng trưởng cao liên tục, không ngừng đổi mới sáng tạo, tạo ra cơ hội mới cho mọi người cùng sản xuất kinh doanh, phát huy giá trị, để không chỉ start-up mà mọi người đều tìm thấy ở Việt Nam cơ hội kinh doanh, cơ hội hoàn thiện mình để cống hiến, đem lại lợi ích cho dân tộc.
Video đang HOT
Phó Thủ tướng lưu ý, có nhiều việc phải làm, trước hết là tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh một cách mạnh mẽ.
Thứ hai, phải có đột phá mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghệ thông tin và những ngành kinh tế ứng dụng nhiều công nghệt hông tin. “Chúng ta đều biết tương lai không chỉ có start-up, mà chủ yếu vẫn phải ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin”, Phó Thủ tướng nói.
Theo ông Vũ Đức Đam, start-up giải quyết những nhu cầu của người dân, và còn vô vàn nhu cầu cần giải quyết, đó chính là cơ hội cho các start-up. Các bạn trẻ hãy tăng cường kết nối, Chính phủ có nghĩa vụ giúp các bạn kết nối tốt hơn.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ khuyến khích và mong muốn các start-up khởi nghiệp ở Việt Nam nhưng không hạn chế chỉ trong Việt Nam, mà các start-up cần tìm kiếm những cơ hội tại thị trường quốc tế. Chúng ta không ngăn cản nhưng không để họ phải ra nước ngoài mở công ty vì những chính sách chưa tốt, Phó Thủ tướng nói.
Thứ ba là lưu tâm đến giáo dục và khoa học công nghệ, điều này phải đảm bảo bằng những chính sách cụ thể. Đổi mới sáng tạo thì doanh nghiệp phải là trung tâm, đầu tư vào R&D, đào tạo, thì phải có chính sách ưu đãi từ đất đai, gia nhập thị trường.
Đối với các quỹ đầu tư, Phó Thủ tướng nhấn mạnh sự có mặt của các quỹ là không thể thiếu. “Các doanh nghiệp start-up cần sự nâng đỡ của các doanh nghiệp đàn anh”, Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng mong muốn, truyền thông và xã hội hãy tiếp tục cổ vũ cho sự sáng tạo, những ý tưởng mới, khác lạ, khác biệt, thậm chí hơi điên rồ… Bên cạnh đó, cổ vũ tấm gương thành công, nhất là những người từng thất bại nhưng vẫn quyết tâm đứng lên làm lại để truyền cảm hứng tới cộng đồng.
“Chúc start-up Việt Nam không chỉ dừng lại ở phong trào mà đi vào chính sách cụ thể, đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam, có những ý tưởng không chỉ giúp Việt Nam phát triển mà giúp thay đổi thế giới”, ông Đam nêu rõ.
Phát biểu đáp từ sau chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, những chỉ đạo của Phó Thủ tướng là hết sức sâu sắc. “Chúng tôi sẽ cùng Bộ Khoa học và Công nghệ cùng Bộ Thông tin và Truyền thông rà soát, tạo chính sách cho start-up phát triển, tạo môi trường cho quỹ đầu tư đồng hành, là kênh khơi thông vốn cho đổi mới sáng tạo.
Theo Thanh Huyền
baodautu.vn
Thảo luận dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2020
Tiếp tục Chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 7, sáng 3/6, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày Tờ trình và thảo luận về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2020.
Sáng 3/6, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2020. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN
Thời gian còn lại của phiên làm việc sáng, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về việc phân bổ, sử dụng nguồn dự phòng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020. Trong phiên thảo luận tại tổ sáng 29/5, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ cần làm rõ, cụ thể hơn theo hướng ưu tiên những dự án cần thiết, tránh dàn trải trong đầu tư công trung hạn, đồng thời việc phân bổ nguồn vốn phải đảm bảo theo đúng tiêu chí, chú ý ưu tiên các dự án an sinh xã hội...
Sau khi các đại biểu Quốc hội cho ý kiến, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng sẽ giải trình, làm rõ môt sô vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Trong phiên làm việc chiều 3/6, các đại biểu Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định trình bày Tờ trình và thảo luận về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019.
Theo TTXVN/Báo Tin tức
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh sẽ trình bày trước Quốc hội tờ trình gia nhập Công ước 98 Sáng 29/5, Quốc hội sẽ nghe Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trình bày tờ trình về việc gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO). Ngày 29/5, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 8 của kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội...