Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: “Rất xót ruột trước các dịch bệnh ở trẻ em”

Theo dõi VGT trên

Lo lắng trước thực trạng dịch tay chân miệng và sởi đang diễn ra, trong chuyến công tác tại TPHCM, Phó Thủ tưởng Vũ Đức Đam đã đến thị sát Bệnh viện Nhi đồng 1. Phó Thủ tướng đề nghị ngành y tế chủ động dự phòng “đừng để có dịch bệnh mới cuống lên đi dập”.

Bác sĩ vất vả vì bệnh nhân đông

Báo cáo của PGS.TS.BS Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế, TPHCM cho thấy: “Trong 4 tuần qua, tổng số ca bệnh tay chân miệng trên địa bàn tăng gấp 2,2 lần so với 4 tuần trước đó. Tổng số ca bệnh tích lũy từ đầu năm đến nay hơn 21.000 ca, thành phố chưa ghi nhận ca tử vong.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Rất xót ruột trước các dịch bệnh ở trẻ em - Hình 1

Trẻ mắc bệnh điều trị tại khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1

Về tình hình bệnh sởi, PGS Tấn Bỉnh cho biết: “Hiện thành phố đã ghi nhận 143 ca mắc sởi tính từ đầu năm đến nay. Bệnh sởi đã xuất hiện ở tất cả các quận huyện. Hầu hết ca bệnh không có liên hệ dịch tễ với nhau và không ghi nhận ổ dịch tại cộng đồng, tuy nhiên gần đây đã phát hiện một số trường hợp lây nhiễm trong gia đình bệnh nhân.

Hiện Sở Y tế TPHCM đang đẩy mạnh chương trình tiêm chủng mở rộng, tổ chức tiêm vét vắc xin sởi để đảm bảo đạt tỷ lệ miễn. Tuy nhiên, trên thực tế công tác phòng chống dịch đang gặp nhiều khó khăn tại những khu vực có mật độ tập trung dân cao và di biến động dân cư lớn và khu vực vùng xa của thành phố.

Thống kê sơ bộ của 3 bệnh viện nhi cho thấy, số ca bệnh nhập viện vì tay chân miệng và sởi được chuyển đến từ các tỉnh thành lân cận khoảng 60% tổng số bệnh nhân. Bệnh đông khiến các y bác sĩ rất vất vả trong việc tiếp nhận, cách li, điều trị. Các bệnh viện cũng rơi vào quá tải bệnh nhân.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Rất xót ruột trước các dịch bệnh ở trẻ em - Hình 2

Phó thủ tướng động viên thân nhân và thăm hỏi bệnh nhi bị tay chân miệng

Video đang HOT

Tại Nhi đồng 1, BS Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc bệnh viện cho biết: “Dự đoán trước nguy cơ dịch bệnh theo mùa và theo chu kỳ nên Nhi đồng 1 đã nhanh chóng sửa chữa, cải tạo căn tin cũ làm phòng bệnh để tăng thêm số lượng giường bệnh điều trị cho các bé. Bệnh viện đã huy động tổng lực về nhân sự chuyên môn, trang thiết bị vào việc điều trị nhưng vẫn nỗ lực đảm bảo nhiệm vụ hỗ trợ chuyên môn cho tuyến dưới, nhờ đó nhiều ca bệnh nặng được bệnh viện tuyến tỉnh điều trị thành công không cần chuyển lên TPHCM”.

Phó Thủ tướng “ xót ruột” vì dịch bệnh

Chiều 11/10, trao đổi với lãnh đạo ngành y tế cùng các y bác sĩ tại Nhi đồng 1, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bày tỏ sự chia sẻ và cảm ơn các y bác sĩ bởi trong điều kiện y tế nước nhà còn nhiều khó khăn song những người làm công tác chuyên môn luôn tận tâm tận lực vì bệnh nhân.

Ông cũng bày tỏ: “Tôi đọc báo thấy rất nhiều cháu nhỏ ở các tỉnh bị tay chân miệng chuyển tới TPHCM điều trị khiến y bác sĩ rất vất vả. Nhu cầu của người dân về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế không bao giờ là đủ đặc biệt là mỗi khi có dịch, có đợt cao điểm của bệnh”.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Rất xót ruột trước các dịch bệnh ở trẻ em - Hình 3

Phó Thủ tướng xót xa trước cảnh những cháu bé không may bị dịch bệnh tấn công

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thẳng thắn: “Ngành y tế chủ trương giữ bệnh nhân lại tuyến dưới điều trị, hạn chế chuyển bệnh lên tuyến trên, về lý thuyết thì đó là giải pháp để giảm áp lực bệnh nhân ở những bệnh viện tuyến cuối nhưng có những điều chúng ta phải cảm thông, chia sẻ với người dân. Tâm lý chung của mọi người khi ốm đau đặc biệt là trường hợp các cháu nhỏ thì cứ chỗ nào tốt nhất họ sẽ đưa tới và khi bệnh nhân đến với mình bệnh viện không thể từ chối được. Thực tế cho thấy, dù chúng ta đã xây thêm bệnh viện nhưng thành phố vẫn quá tải bởi bệnh nhân ở các tỉnh dồn về”.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “Năm nay tôi rất xót ruột trước các dịch bệnh đang xảy ra ở trẻ em. Tay chân miệng không rõ chu kỳ nhưng sởi là có chu kỳ. Năm nào cũng có dịch bệnh nhưng cần phải theo dõi tính chu kỳ để ưu tiên công tác phòng bệnh, đừng để có dịch rồi mới cuống lên cấp tập đi dập dịch. Phòng dịch phải được thực hiện từ lúc chưa có dịch. Ngành y tế cần phải chủ động các giải pháp phòng chống yếu tố nguy cơ từ sớm để hạn chế tối đa tính chu kỳ của các loại dịch bệnh”.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Rất xót ruột trước các dịch bệnh ở trẻ em - Hình 4

Phó Thủ tướng yêu cầu ngành y tế phải chủ động phòng bệnh

Ông chỉ đạo: “Trong nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh, ngành y tế là trọng tâm nhưng tất cả các cấp chính quyền phải vào cuộc. Việc phòng và dập dịch nếu kết hợp nhịp nhàng giữa ngành y tế, hệ thống chính trị cùng các ban ngành đoàn thể thì sẽ trở nên nhẹ nhàng, nếu giao nhiệm vụ cho mình ngành y tế thì sẽ rất nặng nề, khó khăn. Các địa phương và ngành y tế phải xem xét, linh hoạt xử lý chế độ trợ cấp cho y bác sĩ trong mùa dịch bệnh để bảo đảm quyền lợi, giúp y bác sĩ thêm động lực chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân”.

Vân Sơn

Theo Dân trí

Nhiều ca diễn biến nặng, vi rút tay chân miệng có biến chủng?

PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Paster TP Hồ Chí Minh cho biết, trong tháng 9/2018, các ca mắc tay chân miệng có biểu hiện nặng tăng hơn so với các ca mắc cùng kỳ năm 2017. Tuy nhiên, vi rút tay chân miệng chưa biến đổi độc lực, mà là sự gia tăng của các ca bệnh do vi rút C4 gây nên.

Tay chân miệng do chủng C4 gây ra biểu hiện bệnh nặng

Tại cuộc họp chiều 9/10 diễn ra tại Bộ Y tế, PGS Lân cho rằng, dịch tay chân miệng năm nay có xu hướng tăng cao các ca nhiễm vi rút C4, đây là loại vi rút gây tỉ lệ mắc nặng và biến chứng cao hơn, vì thế các ca mắc cũng biểu hiện nặng nề hơn. Số ca biểu hiện nặng gia tăng so với cùng kỳ năm 2017.

PGS Lân giải thích, giống như bệnh SXH có 4 chủng gây ra, luôn phiên từng năm, có năm gia tăng chủng này, giảm tỉ lệ chủng mắc kia. Tay chân miệng cũng vậy, dù là bệnh do vi rút đường ruột gây ra nhưng tay chân miệng do 11 chủng gen, C1-C5, B1-B5 gây ra.

Nhiều ca diễn biến nặng, vi rút tay chân miệng có biến chủng? - Hình 1

"Trước 1998 bệnh tay chân miệng lưu hành ở châu Mỹ, sau lưu hành Tây Thái Bình Dương không rõ nguyên nhân. Tại Việt Nam, qua theo dõi dịch tễ trước năm 2010, chủng gen phổ biến là C5, sau đó dịch chuyển sang C4. Thời điểm đó, khi đó cộng đồng chưa có miễn dịch nhiều với C4 đã khiến rất nhiều người mắc bệnh, gây bùng phát dịch 2011. Những năm sau tay chân miệng lại được thay thế bằng nhóm B5 nên biểu hiện nhẹ hơn.

Đến năm 2018, qua giám sát dịch cho thấy có sự gia tăng trở lại bệnh tay chân miệng do chủng C4 gây ra. Đây là chủng gây biểu hiện nặng, nên khi gia tăng số ca mắc tay chân miệng do chủng C4, thì số ca nặng cũng tăng lên", PGS Lân giải thích.

Theo thống kê, số mắc tay chân miệng chủ yếu ở trẻ dưới 10 tuổi (chiếm 99,5%), trong đó hay gặp ở nhóm từ 1-5 tuổi, tuổi trẻ đi nhà trẻ và mẫu giáo (chiếm 79%) và dưới 1 tuổi (chiếm 17%).

Các tuýp vi rút chủ yếu là EV71 chiếm 21%, các EV khác là 20%, Coxsackie A10 là 6%, Coxsackie A6 là 3%, virus đường ruột khác là 4%. EV71 là chủng dễ gây biến chứng nặng và gây tử vong, đặc biệt ở trẻ dưới 5 tuổi.

Tuy nhiên, ông Lân khẳng định, công tác giám sát, điều trị năm nay đều rất chủ động, điều trị tốt. Dù ca mắc tay chân miệng biểu hiện nặng gia tăng so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng số ca tử vong đang được kiểm soát. Giám sát thấy tỉ lệ tử vong từ ca nặng so với thời kỳ 2011-2013 (9,4) thì nay thấp hơn (ở mức 2,7).

Chuyên gia gửi 4 thông điệp để phòng ngừa tay chân miệng

Tại cuộc họp, chuyên gia đến từ BV Nhi Trung ương, PGS.TS Trần Minh Điển, Phó giám đốc BV cũng khuyến cáo các bố mẹ không nên quá hoang mang, lo lắng về bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, ông có 4 thông điệp gửi đến người lớn, những người chăm sóc cho trẻ để đảm bảo giảm nguy cơ thấp nhất trẻ nhiễm tay chân miệng.

Nhiều ca diễn biến nặng, vi rút tay chân miệng có biến chủng? - Hình 2

"Khi con bị bệnh, hãy cho trẻ nghỉ học, chăm tại nhà. Bởi đây là bệnh lây qua đường tiêu hóa, một trẻ bị tay chân miệng đi học sẽ có nguy cơ lây nhiều cho trẻ khác", PGS Điển nói.

Tiếp theo, ông khuyến khích thực hiện vệ sinh bàn tay sạch tại mỗi gia đình. Tại mỗi gia đình, trường học phải hình thành thói quen rửa tay thường xuyên, dưới vòi nước chảy, bằng xà phòng. Trước khi chăm trẻ, cho trẻ ăn, sau khi lau chùi vệ sinh cho trẻ hãy rửa tay xà phòng. Vì nếu mang một bàn tay bẩn, tiếp xúc đồ chơi, vật dụng ăn uống... sẽ có nguy cơ truyền bệnh cho trẻ khác. Cũng cần rèn cho trẻ nếp rửa tay xà phòng sạch sẽ trước khi ăn uống.

Thông điệp thứ 3 PGS Điển muốn gửi gắm, đó là khi trẻ có biểu hiện bệnh nhất định phải cho trẻ đi khám. Tốt nhất hãy khám tại cơ sở y tế có bác sĩ nhi khoa, trong trường hợp không có bác sĩ nhi, đi khám trẻ vẫn được hướng dẫn chăm sóc, phát hiện nguy cơ tốt hơn là ở nhà.

Thứ 4, đó là hạ nhiệt, kiểm soát nhiệt độ của trẻ rất quan trọng. Hãy cho trẻ uống nhiều nước, hạ sốt và theo dõi trẻ, cho trẻ tới ngay bệnh viện khi có dấu hiệu bất thường.

Hồng Hải

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nữ sinh 19 tuổi tử vong sau khi ăn 2 miếng bánh
14:08:05 18/11/2024
Uống nước táo đỏ khô mỗi ngày có tốt?
11:05:16 18/11/2024
Chụp MRI, phát hiện điều không ngờ nhờ uống trà xanh
11:11:44 18/11/2024
Bị chó nhà cắn không đi tiêm phòng dại, người phụ nữ tử vong
07:57:37 19/11/2024
Loại củ là đặc sản mùa đông, 'thần dược' bổ thận, giúp lọc máu, giá rẻ đến không ngờ
09:29:52 19/11/2024
Những hệ lụy khôn lường sức khỏe khi ngồi quá lâu
11:07:15 18/11/2024
Những triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi
11:03:26 18/11/2024
Những loại tỏi không nên mua
11:09:16 18/11/2024

Tin đang nóng

Bị cáo Trương Huệ Vân xin cho cô ruột Trương Mỹ Lan được sống
05:59:16 20/11/2024
Rùng mình khi phát hiện bí mật về anh rể có vẻ ngoài hiền lành, hoàn hảo khiến tôi ám ảnh mãi không dứt
05:52:25 20/11/2024
Mẹ ruột con gái nuôi Kim Tiểu Long đau đớn khi bị nói nước mắt giả tạo, cố tình khóc
06:07:23 20/11/2024
Con gái 10 tuổi nhà Tôn Lệ: Gây ấn tượng với khả năng vũ đạo cực đỉnh, được bố mẹ kỳ vọng nối nghiệp nghệ thuật
06:45:50 20/11/2024
Một nam ca sĩ phải bán hết tài sản, nhà cửa để mổ 4 lần, sự nghiệp bế tắc là ai?
06:26:27 20/11/2024
Hoa hậu Khánh Vân gặp sự cố trước thềm hôn lễ: "Tôi rất hụt hẫng!"
07:34:26 20/11/2024
5 diễn viên Trung Quốc bị ghét nhất 2024: Triệu Lộ Tư chưa sốc bằng mỹ nhân hội tụ đủ mọi tính xấu
05:48:36 20/11/2024
Chồng đi công tác bất thường, tôi âm thầm điều tra thì ngỡ ngàng trước những chuyến xa nhà của anh
06:00:06 20/11/2024

Tin mới nhất

Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

08:02:55 19/11/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội nhận định số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vắc xin, hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Sức khỏe răng miệng kém có thể dẫn đến các bệnh lý mạn tính

07:59:57 19/11/2024
Bên cạnh đó, thói quen văn hóa, chế độ ăn uống, không kiểm tra nha khoa thường xuyên khiến tình trạng răng miệng nặng hơn khi phát hiện và điều trị.

5 thực phẩm ăn trước khi ngủ giúp giảm cân, say giấc

06:00:25 19/11/2024
Phô mai tươi là một lựa chọn tuyệt vời để tiêu thụ trước khi ngủ do hàm lượng protein cao và hàm lượng carbohydrate thấp. Nó giúp tăng cảm giác no, hỗ trợ phục hồi cơ bắp và thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo.

Cụ ông mất một nửa lượng máu vì sốt xuất huyết

05:38:56 19/11/2024
Phương pháp điều trị tập trung vào việc truyền các chế phẩm máu nhằm duy trì các yếu tố đông máu và ổn định chỉ số huyết sắc tố, đảm bảo cung cấp đủ oxy cho các cơ quan.

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

20:01:48 18/11/2024
Đây cũng là một loại thuốc cần tránh uống rượu bởi rượu có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp nguy hiểm. Ngoài ra, còn có nguy cơ mắc các triệu chứng như huyết áp thay đổi đột ngột, nhịp tim nhanh, đau đầu và buồn nôn.

Hà Nội: Số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng, số ca sốt xuất huyết vẫn ở mức cao

19:23:08 18/11/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội nhận định số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Vấn nạn trẻ hóa bệnh đái tháo đường

13:50:17 17/11/2024
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ, như huyết áp cao, rối loạn mỡ máu và béo phì. Đồng thời kiểm tra sức khỏe định kỳ và tuân thủ phác đồ điều trị nếu được chẩn đoán mắc bệnh.

3 mối nguy tiềm ẩn khi ăn tôm

13:46:38 17/11/2024
Tuy nhiên, cholesterol trong tôm có thể ảnh hưởng đến những người bị rối loạn lipid máu, đặc biệt với người mắc bệnh tiểu đường hoặc có nguy cơ suy tim. Do đó, theo Circulation, những nhóm này nên hạn chế thực phẩm có hàm lượng choleste...

Có 1 loại rau giàu canxi hơn sữa, giá rẻ không lo phun hóa chất

07:15:30 17/11/2024
Dân gian thì thường dùng rau càng cua để chữa rắn cắn, nhọt lở, chấn thương sưng đau. Hàm lượng sắt trong rau càng cua giúp bồi bổ khí huyết, phòng thiếu máu thiếu sắt, răn rau càng cua nấu chín giúp bổ máu.

5 dấu hiệu cho thấy cơ thể cần bổ sung chất dinh dưỡng

07:14:17 17/11/2024
Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu vitamin D3 hoặc canxi. Canxi giúp xây dựng và duy trì xương chắc khỏe, trong khi vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi từ các thực phẩm như sữa, cá mòi và rau lá xanh.

9 loại đậu và cây họ đậu tốt cho sức khỏe

07:10:42 17/11/2024
Đậu và các loại cây họ đậu là quả hoặc hạt của một họ thực vật có tên là Fabaceae. Chúng là nguồn cung cấp chất xơ và protein chay tuyệt vời.

Ăn quá nhiều đồ ăn vặt kém dinh dưỡng, cậu bé 12 tuổi bị mất thị lực vĩnh viễn

15:38:55 16/11/2024
Tuy nhiên, thị lực của cậu bé bắt đầu suy giảm nhanh chóng trong vòng 6 tuần, cậu bé chỉ có thể di chuyển xung quanh nếu bố mẹ giúp cậu vượt qua chướng ngại vật. Sau đó, vào một đêm, cậu bé thức dậy và hét lên rằng mình không nhìn thấy ...

Có thể bạn quan tâm

Tử vi ngày mới 12 cung hoàng đạo thứ 4 ngày 20/11: Song Tử vượt chông gai, Sư Tử đừng liều

Trắc nghiệm

08:20:25 20/11/2024
Xem tử vi của 12 cung hoàng đạo trong ngày 20/11 về tài lộc, tình yêu, công việc. Hôm nay, Sư Tử đừng đầu tư hoặc thực hiện các giao dịch rủi ro.

Sao Việt 20/11: Quang Minh tất bật chăm con ở tuổi 65, Trịnh Kim Chi khoe ảnh cũ

Sao việt

08:05:15 20/11/2024
Quang Minh tất bật làm bố bỉm sữa ở tuổi 65, NSND Trịnh Kim Chi đẹp mơ màng với bức ảnh khi đóng phim lúc trẻ.

Độc đạo - Tập 35: Long còn sống, Phùng bị điều tra về sai phạm

Phim việt

07:54:47 20/11/2024
Trong khi vận chuyển chuyến hàng cuối cho Quân già , Hồng gặp lại Long, hoá ra anh chưa chết, đây chỉ là kế hoạch để dụ hổ ra khỏi hang.

Dùng phương pháp "loại trừ", game thủ Việt tìm ra luôn Game of the Year, Black Myth: Wukong không "cửa"

Mọt game

07:54:32 20/11/2024
The Game Awards vừa công bố các đề cử cho những hạng mục của mình và tất nhiên, điều mà các fan Việt quan tâm bậc nhất vẫn là danh hiệu Game of the Year - nơi chứng kiến sự đua tài của Black Myth

Cặp nam nữ chính viral nhất cõi mạng hiện nay tình đến mức... làm 1 tài tử hạng A bị chỉ trích dữ dội

Sao châu á

07:44:58 20/11/2024
Thái độ ứng xử của 2 nam diễn viên này với cùng 1 bạn diễn nữ khi ở trong cùng 1 hoàn cảnh đang được cư dân mạng đặt lên bàn cân so sánh.

Lạc lối giữa những đồng hoa dã quỳ bất tận ở ngoại ô Đà Lạt

Du lịch

07:29:20 20/11/2024
Từ cuối tháng 10 đến tháng 12, những triền đồi, cung đường ở ngoại ô Đà Lạt khoác lên mình lớp áo màu vàng ươm của hoa dã quỳ nở rộ tạo nên một bức tranh mùa thu tuyệt đẹp.

Dùng vũ khí giả đi cướp máy bay

Thế giới

06:07:03 20/11/2024
Hai trẻ vị thành niên Vladimir Bizunov 16 tuổi và Mikhail Shamanaev 17 tuổi sống tại thành phố Novokuznetsk của nước Nga, là bạn bè từ thời trung học.

Đường dây rửa tiền, giúp sức cho tội phạm lừa đảo trên không gian mạng

Pháp luật

06:01:09 20/11/2024
Nhóm người ở Việt Nam thu thập, mua bán thông tin tài khoản ngân hàng để bán cho tội phạm lừa đảo trên không gian mạng ở nước ngoài, giúp sức cho hoạt động rửa tiền.

Chị chồng đến chơi còn dúi vào tay tôi 300 triệu, nhưng khi biết lý do tôi ném ngay xuống sàn rồi thẳng tay đuổi chị về

Góc tâm tình

05:56:42 20/11/2024
Tôi sững người với lời đề nghị này. Ngay phút ấy, tôi cầm tiền ném xuống đất rồi đuổi chị chồng về. Vợ chồng tôi lấy nhau 6 năm, đã có với nhau 3 đứa con kháu khỉnh.

Đặc sản Nam Định vào mùa, nhanh tay làm ngay món gỏi này vừa ngon lại bổ dưỡng, không ăn quá phí

Ẩm thực

05:52:03 20/11/2024
Củ niễng không chỉ thơm ngon mà còn rất linh hoạt trong chế biến, có thể làm thành nhiều món hấp dẫn như củ niễng xào trứng, xào thịt bò, hay nấu canh chua, gỏi củ niễng...

Mỹ nam diễn đỉnh đến mức như "xé truyện bước ra", chỉ 1 cái nhíu mày mà viral khắp cõi mạng

Hậu trường phim

05:49:36 20/11/2024
Vĩnh Dạ Tinh Hà đã lên sóng những tập cuối cùng vào ngày 17/11 nhưng sức hút của nam chính Mộ Tử Kỳ (Đinh Vũ Hề) vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.