Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: Không nhất thiết bác sĩ ở trạm y tế xã
Tại buổi làm việc với tỉnh Đồng Nai về lĩnh vực y tế và giáo dục ngày 9-9, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng “không nhất thiết bác sĩ ở trạm y tế xã. Bác sĩ không khám bệnh lâu ngày thì cùn đi, lãng phí”.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam thăm, tặng quà Trung thu cho các bệnh nhi đang điều trị tại khoa hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai – Ảnh: A LỘC
Đánh giá công tác phòng chống dịch của tỉnh, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng Đồng Nai có dân số đông, số người nhiễm COVID-19 cao nhưng số bệnh nhân tử vong rất thấp so với Bình Dương và TP.HCM.
Song, Phó thủ tướng đề nghị Đồng Nai cần tiếp tục tăng cường tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người dân trên địa bàn, nhất là trẻ em; rà soát lại tất cả phương tiện, máy móc, thuốc men phục vụ chống dịch, không để lãng phí; khẩn trương rà soát, làm sạch dữ liệu tiêm chủng của người dân…
Đặc biệt, Phó thủ tướng yêu cầu Đồng Nai củng cố lại toàn bộ hệ thống y tế dự phòng, quán triệt đầy đủ, thực chất các văn bản, tinh thần chỉ đạo về vị trí y tế cơ sở, trạm y tế xã là “cánh tay nối dài” của trung tâm y tế huyện.
“Ngành y tế đưa chỉ tiêu các trạm y tế xã phải có bác sĩ lạc hậu rồi, không nhất thiết bác sĩ ở trạm y tế xã. Bác sĩ không khám bệnh lâu ngày thì cùn đi, lãng phí” – ông Vũ Đức Đam nhận định. Đồng thời, ông đặt vấn đề luân chuyển y, bác sĩ giữa trạm y tế xã và trung tâm y tế huyện để nâng cao trình độ đội ngũ này.
Video đang HOT
Về vấn đề giáo dục, Phó thủ tướng đề nghị Đồng Nai rà soát các mô hình, huy động các thành phần kinh tế khác của xã hội tham gia vào hoạt động giáo dục.
“Tinh thần là làm sao khuyến khích các thành phần kinh tế khác tham gia vào phát triển giáo dục, nhưng vẫn phải lo được một tỉ lệ trường công hoặc tư có sự hỗ trợ của Nhà nước nhằm điều tiết học phí sao cho người lao động bình thường vẫn đi học được” – Phó thủ tướng cho biết.
Ngoài ra, ông cũng gợi mở cho Đồng Nai có thể làm thí điểm cho một số trường công lập thu học phí cao hơn đối với bộ phận dân cư đủ khả năng chi trả nhằm trang trải cho giáo viên, dành biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước cho những nơi còn khó khăn.
Chiều 22/4: 31 tỉnh, thành nào đã tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi?
Đến chiều 22/4, cả nước đã tiêm gần 211,3 triệu liều vaccine phòng COVID-19 các loại. Sau 1 tuần triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi, đến nay đã có 31 tỉnh, thành phố tiêm cho trẻ trong độ tuổi này.
Cập nhật trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 cho thấy, đến 14h00 ngày 22/4, cả nước đã tiêm gần 211,3 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó ngày 21/4 đã tiêm hơn 723.490 liều vaccine phòng COVID-19, cao gấp 1,5 lần số mũi tiêm so với ngày trước đó.
Tỷ lệ bao phủ mũi 1 và mũi 2 của người trên 18 tuổi là 100%; mũi 3 là 53,7%; tỷ lệ bao phủ mũi 1 và mũi 2 của trẻ từ 12- 17 tuổi lần lượt là 100% và 96%.
Số vaccine phòng COVID-19 đã tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 193.152.894 liều, trong đó mũi 1: 71.424.009 liều; Mũi 2: 70.067.924 liều; Mũi bổ sung: 15.103.741 liều và Mũi 3: 36.557.220 liều.
Sau 1 tuần triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi, đến sáng nay có 31 tỉnh, thành triển khai tiêm cho trẻ trong độ tuổi này. Ảnh: Trần Minh
Số vaccine phòng COVID-19 đã tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.280.462 liều, trong đó mũi 1: 8.843.756 liều; Mũi 2: 8.436.706 liều.
Liên quan đến tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi, sáng 22/4, TP Đà Nẵng triển khai tiêm mũi 1 vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi. Dự kiến, thành phố tổ chức tiêm từ ngày 22-27/4, số liều vaccine sử dụng cho đợt này là 10.300 liều. Đà Nẵng sẽ ưu tiên tiêm trước cho nhóm trẻ 11 tuổi đang học lớp 6 tại các trường trên địa bàn.
Tại điểm tiêm Cung Thể thao Tiên Sơn (quận Hải Châu), công tác tổ chức tiêm vaccine diễn ra đúng quy trình, đảm bảo an toàn cho trẻ đến tiêm. Sở Y tế thành phố đã cử cán bộ hỗ trợ tại điểm tiêm chủng; bố trí xe cấp cứu, bác sĩ trực sẵn sàng xử trí nếu có trường hợp biến chứng sau tiêm xảy ra.
Ngành Y tế Đà Nẵng đã bố trí 45 điểm tiêm tại 8 địa điểm trên địa bàn thành phố, dưới sự phụ trách của 7 Trung tâm Y tế quận/huyện và Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng. Ngày đầu tiên (22/4), triển khai 10 điểm tiêm tại hai địa điểm là Bệnh viện Ung bướu và Cung Thể thao Tuyên Sơn cho khoảng 500 học sinh.
Như vậy, sau 1 tuần triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi, đến sáng nay có 31 tỉnh, thành phố triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi là TP Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Lai Châu, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, TP HCM, Đồng Nai, Tiền Giang, Lâm Đồng, Vĩnh Long, Bình Dương, Bình Phước, Bạc Liêu, Thanh Hoá, TP Cần Thơ và TP Đà Nẵng.
Tính đến chiều ngày 21/4, số liệu báo cáo của 28 tỉnh, thành phố về Bộ Y tế cho thấy đã có gần 127.000 liều vaccine được tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi.
Đến nay ghi nhận một số trường hợp phản ứng nhẹ sau tiêm, chủ yếu là sốt, sưng đau tại chỗ tiêm, đau đầu, mệt mỏi... Không ghi nhận trường hợp phản ứng nghiêm trọng sau tiêm vaccine phòng COVID-19 ở trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi. Sơ bộ ban đầu tỷ lệ phản ứng thông thường sau tiêm vaccine phòng COVID-19 ở trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi thấp hơn thông báo của nhà sản xuất.
Việt Nam cũng đã nhận được 4,6 triệu liều vaccine Moderna từ Úc viện trợ để tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi. Hiện cơ quan chức năng của Bộ Y tế đã phân bổ hơn 2,3 triệu liều để phục vụ công tác tiêm chủng của các địa phương. Số vaccine còn lại sẽ phân bổ cho các địa phương ngay sau khi hoàn thiện các thủ tục kiểm định chất lượng.
Theo Bộ Y tế, xác định vaccine phòng COVID-19 vẫn là vũ khí chiến lược, là "lá chắn" quan trọng nhất trong phòng, chống dịch, là nền tảng để thích ứng an toàn, hiệu quả. Vì vậy, cần đẩy mạnh thần tốc hơn nữa việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho các đối tượng theo chỉ định; hoàn thành việc tiêm 2 mũi cho trẻ em từ 12-17 tuổi trong tháng 4/2022;
Đẩy nhanh việc cung ứng vaccine, quyết tâm cao nhất để hoàn thành việc tiêm chủng cho trẻ em từ 5-11 tuổi trong quý II/2022.
Tiếp tục nghiên cứu việc tiêm vaccine mũi thứ 4 cho các đối tượng chỉ định, nhất là các đối tượng nguy cơ cao.
Bộ Y tế bảo đảm cung ứng đủ vaccine, các địa phương tổ chức tiêm chủng an toàn, khoa học, hiệu quả.
Bác sĩ TP HCM và Vĩnh Long hội chẩn qua điện thoại, can thiệp tim mạch kịp thời cứu 2 bệnh nhân nguy kịch Nhận thông tin có 2 bệnh nhân nhồi máu cơ tim cần can thiệp gấp, cuộc hội chẩn trên điện thoại giữa chuyên gia BV Thống Nhất (TP HCM) và BVĐK Vĩnh Long đã diễn ra nhanh chóng. Chỉ ít phút sau đó, thầy thuốc 2 bệnh viện cùng phối hợp kịp thời can thiệp cứu bệnh nhân khỏi cửa tử. PGS.TS Nguyễn...