Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: KHCN là yếu tố không thể thiếu đối với sự phát triển của mỗi quốc gia
Tại lễ ra mắt trường Đại học Phenikaa và Quỹ đổi mới sáng tạo Phenikaa được tổ chức sáng ngày 26/11/2019 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Khoa học Công nghệ là yếu tố không thể thiếu đối với sự phát triển của mỗi quốc gia.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại buổi lễ
Mục tiêu hướng tới của Trường đại học Phenikaa là trở thành trường đại học đa ngành, xuất sắc trong đào tạo, nghiên cứu, khởi nghiệp và hướng nghiệp, nơi đánh thức và hiện thực hóa tiềm năng; trở thành Top 100 trường đại học xuất sắc nhất Châu Á trong vòng 20 năm.
Đến dự và phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, cần phải đầu tư cho giáo dục và khoa học: Nhiều trường ngoài công lập gặp khó khăn về cơ sở vật chất, lấy ngắn nuôi dài, chủ yếu lấy từ nguồn học phí để duy trì mới hướng tới phát triển. Gần đây, với chủ trương khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào phát triển giáo dục và khoa học, trước hết là giáo dục ĐH, dạy nghề, đến nay đã có 4 trường ĐH ngoài công lập được đầu tư trên 1.000 tỷ đồng với mục tiêu trong vài chục năm nữa có thể đứng ngang với các trường ĐH lớn trong khu vực và vươn ra thế giới. Điều đáng quý là những trường ĐH này đều hoạt động không vì lợi nhuận.
Đặc biệt, Phó Thủ tướng nhấn mạnh: KHCN là yếu tố không thể thiếu đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Tất cả các quốc gia trên thế giới đều cùng đua tranh trong phát triển nguồn nhân lực, tiềm lực sáng tạo của từng người dân, trở thành địa điểm hấp dẫn nhất, thu hút những người tài năng, mang những thành tựu KHCN lớn nhất phục vụ cho phát triển đất nước mình. Để tận dụng được thời cơ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chắc chắn chúng ta phải phát triển mạnh mẽ hơn công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn với đó thay đổi hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, thúc đẩy sự sáng tạo trong từng người Việt Nam.
Cùng với lễ ra mắt trường đại học cũng đã diễn ra Lễ Ký kết bản ghi nhớ hợp tác giữa Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp nhà nước thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ và Tập đoàn Phenikaa nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ liên quan đến cách mạng công nghiệp lần thứ tư phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và Lễ Ký kết thỏa thuận hợp tác giáo dục toàn diện giữa Trường Đại học Phenikaa và Trường Đại học Andrews (Mỹ). Đồng thời Tập đoàn Phenikaa cũng công bố việc thành lập Quỹ Đổi mới Sáng tạo Phenikaa (Quỹ Phenikaa) với mức đầu tư ban đầu là 1.000 tỷ đồng được trích từ lợi nhuận sau thuế của Tập đoàn.
Video đang HOT
Được biết Trường Đại học Phenikaa có diện tích gần 14 ha, tọa lạc tại phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội được xây dựng theo mô hình đại học xanh với sự tài trợ toàn diện và mạnh mẽ từ Tập đoàn Phenikaa bao gồm việc thiết kế kiến trúc, cảnh quan, cơ sở vật chất “xanh” và các trang thiết bị đào tạo – nghiên cứu hiện đại.
Theo viettimes
Xét công nhận GS, PGS năm 2019: Ứng viên vẫn ấm ức
Sau khi nhóm nhà khoa học trẻ gửi tâm thư bày tỏ quan điểm "không phục" kết quả xét công nhận giáo sư, phó giáo sư (GS, PGS) năm 2019 lên Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, hội đồng ngành, liên ngành và Văn phòng Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước (GSNN) giải thích nhưng vẫn còn ứng viên bị loại lần này tỏ ra ấm ức.
Ảnh minh họa
Là 1 trong 9 ứng viên PGS bị loại, TS. Trần Quang Huy, Trường ĐH Phenikaa nói rằng, qua 2 vòng đánh giá, ông nhận được 100% phiếu thông qua của Hội đồng cơ sở và Hội đồng ngành. Tính tới thời điểm nộp hồ sơ, ông đã hướng dẫn thành công 6 thạc sĩ (2015-2018); đang hướng dẫn 2 nghiên cứu sinh và 1 học viên cao học; chủ biên và tham gia biên soạn 3 đầu sách; Chủ nhiệm 1 đề tài cấp nhà nước và 1 đề tài cơ sở đã bảo vệ thành công.
TS.Huy cũng khai rõ 4 năm thâm niên liên tục tham gia đào tạo, bồi dưỡng từ trình độ đại học trở lên tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ. Sau khi bị loại, TS. Huy gửi đơn đến Hội đồng. Thư trả lời của Văn phòng Hội đồng GSNN gửi TS. Huy đưa ra các lý do: "Ứng viên chưa nghiêm túc kê khai theo mẫu bản đăng ký; Chưa rõ về quá trình công tác và thời gian tham gia thỉnh giảng.
Thâm niên giảng dạy quá ít: Trong 3 năm cuối chỉ có 1 năm trực tiếp giảng dạy là có đủ minh chứng; 1 năm không đủ minh chứng; 1 năm không có giờ trực tiếp đứng lớp; Các năm khác hoàn toàn không có thông tin về giảng dạy. Hội đồng đã thống nhất chưa đưa ứng viên vào danh sách lấy phiếu tín nhiệm của năm nay".
TS. Huy cho rằng, việc quy kết "Chưa nghiêm túc kê khai theo bản mẫu đăng ký" là một kết luận cảm tính, không theo tiêu chuẩn nào, nên khó thuyết phục. Về kết luận thứ 2, TS. Huy nói rằng, ông có 4 năm liên tục tham gia đào tạo, bồi dưỡng từ trình độ ĐH trở lên (trong đó có 3 năm cuối) tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ và đã cung cấp đầy đủ minh chứng trong hồ sơ.
Theo TS. Huy, Hội đồng GSNN đã bỏ sót, không xem xét đến các minh chứng giảng dạy của ông năm 2018 - 2019, nên kết luận không công bằng. Theo Quyết định (QĐ) 37 của Thủ tướng Chính phủ về các thủ tục, điều kiện xét công nhận và bổ nhiệm chức danh GS,PGS, TS. Huy chưa đủ thâm niên và giờ giảng, nhưng QĐ 37 cũng cho phép diện như ông được bù nếu điểm bài báo khoa học đạt gấp đôi số điểm tối thiểu quy đổi. Tại thời điểm nộp hồ sơ, TS.Huy có điểm công trình khoa học là 29,25 (điểm chuẩn cho ứng viên PGS là 10) với 56 bài báo quốc tế thuộc danh mục ISI/Scopus...
"Hội đồng GSNN kết luận "thâm niên giảng dạy quá ít" để đánh trượt tôi, vậy kết luận này dựa trên tiêu chuẩn nào? Quy định pháp lý nào? Hay đây cũng là một kết luận mang tính cảm tính? Trong QĐ 37 không quy định "ít" là bao nhiêu thì Hội đồng GSNN lấy cơ sở nào để áp dụng?",
TS. Huy nói.
Cùng bị loại lần này còn có PGS.TS Lê Hữu Song, Phó Giám đốc Bệnh viện T.Ư Quân đội 108, có tổng điểm khoa học là 41,6 điểm, cao thứ hai trong số 10 ứng viên GS ngành y năm 2019. Thành tích nổi bật của PGS.TS Song không chỉ là có nhiều bài báo quốc tế có chất lượng, được bằng khen của Thủ tướng năm 2018 mà còn là chủ nhân của nhiều giải thưởng trong và ngoài nước có giá trị. Đặc biệt, PGS. Song là ứng viên GS duy nhất có Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ và sở hữu 10 bằng phát minh, sáng chế do Cục Sở hữu trí tuệ cấp (mỗi năm Việt Nam chỉ có khoảng 450 bằng sáng chế).
Bẻ lái phút cuối?
TS. Huy cho rằng, nếu biết trước chuẩn cứng này thì những người như ông đã không mất thời gian, công sức để chuẩn bị và nộp hồ sơ vì biết chắc mình sẽ bị loại, việc đưa chuẩn cứng ở thời điểm xét hồ sơ vòng cuối cấp Hội đồng GSNN không những không tuân theo Quyết định 37 của Thủ tướng Chính phủ mà còn phủ nhận Nghị quyết số 01 của chính Hội đồng GSNN.
Theo tìm hiểu của Tiền Phong, Nghị quyết 01 mà TS. Huy nhắc đến được ban hành ngày 26/6/2019. Ở mục 2.1 của điều 2 của nghị quyết này có giải thích "khái niệm "không đủ" trong Quyết định 37 được hiểu là kết quả thực hiện còn thiếu một phần hoặc thiếu toàn bộ". Tuy nhiên, ngày 5/7/2019 hết hạn nộp hồ sơ, thì ngày 10/7 Hội đồng GSNN có Nghị quyết số 135 đính chính Nghị quyết 01. Theo đó, điểm 2.1 được đính chính bỏ phần giải thích khái niệm "không đủ" và yêu cầu thực hiện nghiêm túc quy định của Quyết định 37.
Ngày 26/11, trao đổi với PV Tiền Phong, ông Trần Anh Tuấn, Chánh văn phòng Hội đồng, cho biết, khi tập huấn cho các ứng viên, Hội đồng đã nói rõ việc đính chính này. Tuy nhiên, Quyết định 37 vẫn có một khoảng "rộng" để các hội đồng ngành, liên ngành thực hiện. Chính vì vậy, có hội đồng thực hiện theo hướng "cận trên" của chuẩn, nhưng có hội đồng thực hiện theo hướng "cận dưới".
Do đó, trong 26 hội đồng ngành, liên ngành, chỉ có 3 hội đồng thực hiện theo chuẩn cận dưới là Hội đồng ngành Vật lý, Y học, Cơ khí động lực. Hội đồng GSNN đã họp và thống nhất với chủ tịch của 26 hội đồng là thực hiện theo hướng nâng cao chất lượng, áp dụng chuẩn cận trên nên mới có 16 ứng viên bị loại.
Về 2 trường hợp trên, ông Tuấn nói: "TS. Huy thiếu tiêu chuẩn cứng là 3 năm cuối liên tiếp giảng dạy trực tiếp theo quy định của điều 37, ứng viên PGS. Lê Hữu Song thiếu chuẩn cứng là hướng dẫn thành công hai nghiên cứu sinh. Do năm nay là năm đầu tiên thực hiện Quyết định 37 nên những gì cần rút kinh nghiệm sẽ được Hội đồng GSNN tổ chức tổng kết vào tháng 12".
NGHIÊM HUÊ
Theo Tiền phong
Đánh giá lại chương trình giáo dục thực nghiệm Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu tiếp thu ý kiến của nhóm tác giả và ý kiến chuyên gia, dư luận về "Chương trình thực nghiệm". Đánh giá lại "Chương trình thực nghiệm". Cụ thể, Bộ sẽ rà soát,...