Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam được giao thêm nhiệm vụ mới
Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31) và Đại hội Thể thao người khuyết tật Đông Nam Á lần thứ 11 (ASEAN Para Games 11) năm 2021 tại Việt Nam.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam (ảnh VGP).
Theo quyết định, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ); Phó Trưởng BCĐ gồm: Ông Nguyễn Ngọc Thiện, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam (Phó Trưởng ban thường trực); ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.
Các thành viên BCĐ gồm: Ông Lê Khánh Hải, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; ông Lê Hoài Trung, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao; ông Nguyễn Tân Cương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; ông Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an; ông Trần Văn Hiếu, Thứ trưởng Bộ Tài chính; ông Nguyễn Văn Trung, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; ông Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế; ông Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải; ông Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; ông Hoàng Vĩnh Bảo, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; ông Lê Quang Hùng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng; ông Bùi Quang Huy, Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam; ông Vương Bích Thắng, Tổng cục trưởng Tổng cục Thể thao; ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch; ông Ngô Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội; ông Đinh Đắc Vĩnh, Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam; ông Ngô Minh Hiển, Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam.
BCĐ có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hành, phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương liên quan trong việc chuẩn bị và tổ chức SEA Games 31, ASEAN Para Games 11; đôn đốc việc thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; quyết định cụ thể quy mô, thời gian, địa điểm tổ chức SEA Games 31 và ASEAN Para Games 11 (ngoài thành phố Hà Nội là địa điểm tổ chức chính); quyết định thành lập Ban Tổ chức SEA Games 31 và ASEAN Para Games 11 ở trung ương do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm Trưởng ban.
BCĐ cũng có nhiệm vụ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương liên quan, Ban Tổ chức SEA Games 31 và ASEAN Para Games 11 triển khai tổ chức các đại hội theo đúng quy định của Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á, Liên đoàn Thể thao người khuyết tật Đông Nam Á và quy định pháp luật của Việt Nam.
Các thành viên BCĐ làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Trưởng BCĐ chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên BCĐ theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Trưởng BCĐ ban hành Quy chế hoạt động của BCĐ.
Video đang HOT
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan thường trực của BCĐ, có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động của BCĐ; chủ trì hoàn thiện, phê duyệt Đề án tổng thể chuẩn bị và tổ chức SEA Games 31 và ASEAN Para Games 11 trên cơ sở ý kiến của BCĐ.
BCĐ tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ chuẩn bị và tổ chức SEA Games 31 và ASEAN Para Games 11.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 1616/QĐ-TTg về tổ chức SEA Games 31 và Đại hội ASEAN Para Games 11 năm 2021 tại Việt Nam. Theo đó, sẽ có 11 quốc gia ở khu vực Đông Nam Á tham dự SEA Games 31 và ASEAN Para Games 11.
Tại SEA Games 31 dự kiến sẽ có 36 môn (số môn trong chương trình thi đấu chính thức của Olympic, Asiad chiếm khoảng 2/3 tổng số môn; các quốc gia trong khu vực có thể đề xuất thêm một số môn khác theo thông lệ); ASEAN Para Games 11 dự kiến có 14 môn do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác định cụ thể các môn và báo cáo Ban Chỉ đạo quyết định.
Thời gian diễn ra SEA Games 31 dự kiến vào cuối tháng 11, đầu tháng 12/2021; ASEAN Para Games 11 dự kiến cuối tháng 12/2021.
Theo quyết định phân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng mới đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam được giao:
- Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác: Chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội; xóa đói giảm nghèo.
- Theo dõi và chỉ đạo: Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Làm nhiệm vụ: Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công.
Trước nữa, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam được giao làm Bí thư Ban cán sự đảng, phụ trách Bộ Y tế. Hiện ông đang là Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (virus SARS-CoV-2, dịch bệnh COVID-19).
Theo danviet.vn
Giảm mật độ cách ly người nghi nhiễm nCoV
Người đang cách ly tại cơ sở tập trung, sau 3 ngày đã xét nghiệm âm tính có thể chuyển về cách ly tại cộng đồng.
Tại cuộc họp sáng 11/3, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống Covid-19 (Ban chỉ đạo) thống nhất tiếp tục chủ trương cách ly tập trung 14 ngày với người đi qua, trở về từ vùng dịch, người tiếp xúc gần với bệnh nhân... Tuy nhiên, Ban chỉ đạo đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn, tập huấn cụ thể cho các địa phương về việc giảm mật độ cách ly và tổ chức cách ly tại cộng đồng.
Ban chỉ đạo cho biết Bộ Y tế đã có văn bản hướng dẫn việc này theo hướng, người đang cách ly tập trung, sau 3 ngày đã xét nghiệm âm tính có thể chuyển về cách ly tại cộng đồng và giám sát chặt chẽ; đồng thời lập hồ sơ sức khoẻ điện tử.
Cấp uỷ, chính quyền địa phương được giao trách nhiệm chỉ đạo kiểm tra, giám sát người cách ly tại nhà.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại cuộc họp của Ban chỉ đạo sáng 11/3. Ảnh: VGP
Trước diễn biến dịch bệnh tại châu Âu, các thành viên Ban chỉ đạo bàn thảo vấn đề có nên báo cáo cấp thẩm quyền cho phép tổ chức cách ly tập trung đối với những người đến từ khu vực này hay không.
Theo một số chuyên gia y tế, hiện diễn biến dịch bệnh ở khu vực này rất phức tạp, số ca mắc bệnh và tử vong tăng nhanh; khí hậu ở châu Âu mùa này cũng thuận lợi cho virus phát triển; người dân châu Âu có thói quen tự do đi lại, không đeo khẩu trang,... nên nguy cơ lây nhiễm cao.
Đại diện bộ Y tế, Công an, Quốc phòng nhấn mạnh bài học thực hiện tốt việc rà soát, ngăn chặn, phát hiện các trường hợp nghi ngờ để tổ chức cách ly. Do vậy cách ly tập trung đối với người nhập cảnh từ khu vực châu Âu là cần thiết. Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị cân nhắc kỹ giải pháp này.
Ban chỉ đạo cho rằng, bản chất việc tổ chức cách ly là sàng lọc, phát hiện những người có nguy cơ lây nhiễm để ngăn chặn, không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng. Cơ quan chức năng ở Việt Nam không cực đoan cho rằng tất cả mọi người đến từ các nước châu Âu đều là người có nguy cơ, do vậy, chỉ cách ly những người đã đi qua vùng dịch, tiếp xúc gần với người đã đi qua vùng dịch...
Ban chỉ đạo giao các bộ Y tế, Ngoại giao thống nhất địa điểm được coi là vùng dịch, ổ dịch để báo cáo cấp thẩm quyền xem xét, quyết định.
Đến 10/3, khoảng 34.600 công dân đã được cách ly trong doanh trại quân đội và các địa phương; trong đó 13.500 người đã hết thời gian cách ly (14 ngày), được cấp giấy chứng nhận, trở về nhà.
Đến trưa 11/3, thế giới ghi nhận 114.191 người mắc nCoV; 4.019 người tử vong. Nhiều nước châu Âu có số người nhiễm tăng nhanh như Italy, Tây Ban Nha, Pháp, Đức.
Tại Việt Nam, có 35 ca nhiễm nCoV, trong đó 16 ca đã khỏi, 19 ca mới trong sáu ngày qua. Trong số các bệnh nhân mới có 11 du khách nước ngoài đến trên chuyến bay VN54 hạ cánh tại Hà Nội, sau đó di chuyển đến nhiều nơi như Lào Cai, Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng.
Theo VNE
Người thứ 32 tại Việt Nam nhiễm virus corona Kết quả xét nghiệm tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM khẳng định bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Bộ Y tế vừa công bố bệnh nhân mới dương tính với virus corona, nâng tổng số trường hợp lên 32 tại Việt Nam. Bệnh nhân nữ thứ 32, 24 tuổi, quốc tịch Việt Nam, đang sống lại London, Anh. 19h30 ngày 9/3, kết...