Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: “Cuộc chiến” vắc xin sẽ cực kỳ căng thẳng, Việt Nam vẫn phải chống dịch như chưa có vắc xin
Từ ngày đầu chống dịch, Việt Nam đã chủ trương phát triển vắc xin và coi đây là một “vũ khí” quan trọng trong cuộc chiến với Covid-19.
Trao đổi về tình hình dịch bệnh và chiến lược chống dịch của Việt Nam với lãnh đạo các cơ quan báo chí sáng 11/5, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đề cập tới tới vai trò của vắc xin trong phòng chống dịch Covid-19
Theo Phó Thủ tướng, ngay từ khi có dịch, Ban Chỉ đạo đã họp, nhận định nhiều khả năng virus SARS-CoV-2 sẽ tồn tại lâu dài. Vì vậy, Ban chỉ đạo chính phủ đã giao cho Bộ KH&CN, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng tập trung toàn lực nghiên cứu, phát triển, sản xuất vắc xin phòng Covid-19. Ban Chỉ đạo cũng dự báo “cuộc chiến” về vắc xin sẽ cực kỳ căng thẳng.
” Nước nào có được vắc xin sớm nhất thì sẽ tranh thủ được thời cơ bứt lên trước “, Phó Thủ tướng nói.
Vắc xin made in Việt Nam đang trong quá trình thử nghiệm lâm sàng.
Việt Nam chủ trương ngay từ ngày đầu đợt dịch bệnh là phải có vắc xin thì chống dịch mới căn cơ, lâu dài. Việt Nam đã tìm mọi cách như: nhập khẩu, sản xuất trong nước (tự nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ) để có vắc xin sớm nhất, tiêm được nhiều nhất cho người dân.
” Tuy nhiên, do nguồn vắc xin trên thế giới đang trong tình trạng khan hiếm nên Việt Nam mới nhận được một lượng vắc xin rất nhỏ. Bộ Y tế đang rất tích cực, bằng mọi cách để có vắc xin sớm nhất , nhưng dự kiến cuối năm 2021 chúng ta sẽ có thêm một lượng vắc xin nhất định . V à nếu tiêm hết cũng chưa đủ để miễn dịch cộng đồng.
Vì vậy, ít nhất từ nay đến cuối năm 2021, Việt Nam vẫn phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch giống như khi chưa có vắc xin “, Phó Thủ tướng nói.
Trước nguy cơ dịch bệnh rất lớn từ nhập cảnh trái phép, Phó Thủ tướng kêu gọi người dân nhận thức được ý thức, trách nhiệm, trước hết với chính mình, người thân, rồi đến cộng đồng, đất nước thực hiện đầy đủ nghiêm túc tất cả các biện pháp phòng, chống dịch.
“Xuất nhập cảnh trái phép là nguy cơ dịch bệnh rất lớn, là vi phạm pháp luật. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan hành pháp tiến hành xử lý nghiêm khắc, đặc biệt các tổ chức đưa người qua lại biên giới trái phép.
Chính phủ cũng kêu gọi mọi người dân cùng tham gia ngăn chặn, phát hiện người nhập cảnh trái phép. Nhiều trường hợp người dân động viên, phát hiện và thông báo kịp thời cho cơ quan chức năng”, Phó Thủ tướng nói.
Theo thông kê của Bộ Y tế, tính đến 16 giờ ngày 10/5/2021, cả nước tổng cộng đã thực hiện tiêm vắc xin phòng Covid-19 đợt 1 và 2 được 892.454/917.600 liều vắc xin phân bổ, đạt tỷ lệ 97%.
Đối tượng được tiêm chủng là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân Covid-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ Covid-19 cộng đồng, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch, công an, bộ đội.
Thêm 5 người nhập cảnh mắc COVID-19, Việt Nam có 1.105 bệnh nhân
18h ngày 9/10, Việt Nam ghi nhận ca mắc 5 ca mắc COVID-19 mới là các chuyên gia người Ấn Độ, nâng tổng số người nhiễm SARS-CoV-2 ở nước ta là 1.105.
Cụ thể, 5 ca mắc mới (BN1101-1105) là các ca nhập cảnh, được cách ly ngay tại tỉnh Đồng Tháp.
Ca bệnh 1101 (BN1101): Bệnh nhân nam, 42 tuổi, quốc tịch Ấn Độ.
Ca bệnh 1102 (BN1102): Bệnh nhân nam, 50 tuổi, quốc tịch Ấn Độ.
Ca bệnh 1103 (BN1103): Bệnh nhân nam, 31 tuổi, quốc tịch Ấn Độ.
Ca bệnh 1104 (BN1104): Bệnh nhân nam, 66 tuổi, quốc tịch Ấn Độ.
Ca bệnh 1105 (BN1105): Bệnh nhân nam, 34 tuổi, quốc tịch Ấn Độ.
BN1101-1105 là các chuyên gia làm việc tại Công ty TNHH Dầu gạo Sethia Hemraj.
Ngày 06/10/2020, các bệnh nhân từ Ấn Độ nhập cảnh Sân bay Tân Sơn Nhất trên chuyến bay 6E9471, được chuyển đến cách ly tập trung tại Trường Quân sự tỉnh Đồng Tháp.
Ngày 07/10/2020, các bệnh nhân được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cần Thơ lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính với vi rút SAR-CoV-2. Hiện tại các bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.
Theo Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 14.250, trong đó 276 người cách ly tập trung tại bệnh viện, 11.549 người cách ly tập trung tại cơ sở khác và 2.425 người cách ly tại nhà, nơi lưu trú.
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chữa khỏi 1.024/1.105 bệnh nhân COVID-19.
Trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế có 5 ca âm tính lần 1, 7 ca âm tính lần 2 và 5 ca âm tính lần 3 với SARS-CoV-2.
Số ca tử vong ở nước ta đến nay là 35 ca, đa phần các trường hợp trên đều là người cao tuổi, trên nền bệnh lý nặng như suy thận mạn giai đoạn cuối, ung thư máu giai đoạn cuối không đáp ứng hoá chất, hội chứng mạch vành, suy hô hấp cấp, thoái hoá đa khớp, tăng huyết áp, suy thượng thận mạn, đái tháo đường tuyp 2, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, suy kiệt, suy đa tạng.
Video: Cach pha vo chuoi lay truyen cua COVID-19
Nóng: Đoàn tàu metro số 1 vừa cập cảng Khánh Hội 8 giờ, ngày 8-10, đoàn metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã chính thức về tới TP.HCM. Đúng 8 giờ sáng nay đoàn tàu đầu tiên trong tuyến metro số 1 đã về tới cảng Khánh Hội cập cảng Khánh Hội (quận 4). Tàu biển vận chuyển tàu metro số 1 là Bayani dài 120 m. Đúng 8 giờ sáng, tàu...