Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Có thể còn ổ dịch khác chưa được phát hiện ở TP.HCM
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu nhận định có thể còn ổ dịch khác nhưng chưa được phát hiện ở TP.HCM và cần truy tìm các nơi khác có nguy cơ dịch bệnh.
Chiều 10/2, tại cuộc họp trực tuyến của Ban chỉ đạo phòng, chống COVID-19 TP.HCM, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng các chuyên gia thảo luận về hiện tượng F1 âm tính nhưng F2 lại dương tính.
Phó Thủ tướng cho rằng, khả năng F2 là F1 của ổ dịch khác mà chưa phát hiện ra, vì thế Phó Thủ tướng yêu cầu TP.HCM cần truy tìm các nơi khác có nguy cơ dịch bệnh.
” Trong thời gian ngắn không thể xét nghiệm 10 triệu dân của thành phố. TP.HCM phải xác định có thể còn ổ dịch khác. Hoặc có mầm bệnh khá lâu trong thành phố rồi, nhưng chưa bùng phát nên không phát hiện. Hoặc có thể mầm bệnh xâm nhập từ nguười nước ngoài. Cần điều tra rõ nguyên nhân, truy tìm các nơi khác” , Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đánh giá cao nỗ lực của TP.HCM trong truy vết, khoanh vùng ổ dịch ở sân bay Tân Sơn Nhất, tuy nhiên nhấn mạnh, có thể có ổ dịch khác mà chúng ta chưa phát hiện, có thể ở các nhà máy, bến xe.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.
Video đang HOT
Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, sẽ yêu cầu làm các xét nghiệm kháng thể đối với những nhân viên đội xếp dỡ hàng hóa tại sân bay Tân Sơn Nhất để truy tìm nguyên nhân hiện tượng F1 âm tính nhưng F2 lại dương tính.
” Phải nghiên cứu, giải thích tại sao như vậy. Giả thuyết là F1 qua thời gian, qua gia đoạn kháng nguyên dương tính nên xét nghiệm âm tính, F2 đang trong thời gian kháng nguyên dương tính nên cho kết quả dương tính “, ông Sơn nhận định.
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 tại TP.HCM, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế gửi ngay cho thành phố 30.000 kit test nhanh để nhanh chóng truy vết, phát hiện trường hợp nhiễm COVID-19.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho rằng tốc độ lấy các mẫu xét nghiệm nhanh chóng nhưng kết quả vẫn còn có thời gian chờ khoảng 6 giờ, sẽ không kịp tốc độ lây lan của dịch bệnh. Vì thế Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn yêu cầu tất cả mẫu lấy trong ngày, phải trả kết quả trong ngày.
Tính đến ngày 10/2, TP.HCM có 33 trường hợp mắc COVID-19, hầu hết đều liên quan đến đội xếp, dỡ hàng tại sân bay Tân Sơn Nhất. TP.HCM cũng xác định được 1.189 F1, âm tính 1.090 trường hợp, còn lại đang chờ kết quả.
Có thể ổ dịch Covid-19 tại TP.HCM đã tồn tại từ lâu
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết giả thiết đáng lo ngại nhất là TP.HCM đã tồn tại những ổ dịch trước đó trong cộng đồng nhưng ngành y tế chưa thể tìm ra.
Chiều 10/2, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì buổi giao ban trực tuyến với TP.HCM về tình hình phòng, chống dịch Covid-19.
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho hay qua những buổi họp với chính quyền và thị sát thực tế, thành phố có khả năng lấy mẫu xét nghiệm nhanh nhưng việc xử lý mẫu còn tốn một khoảng thời gian nhất định. Từ lý do trên, bộ phận thường trực đã quyết định cho phép Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP điều các mẫu thử về các cơ quan y tế thuộc TP.HCM và trực thuộc Bộ Y tế để rút ngắn thời gian lấy mẫu.
Thứ trưởng Bộ Y tế cũng chia sẻ hiện tại, TP.HCM có tình huống tương đối phức tạp. Cụ thể, sau khi các ca tiếp xúc F1 có kết quả xét nghiệm âm tính thì các ca F2 liên quan lại dương tính với virus SARS-CoV-2.
"Chúng tôi đã đặt ra 2 giả thiết về nguồn gốc lây nhiễm Covid-19 tại TP.HCM. Tình huống một là các F1 đã nhiễm virus nhưng đã khỏi, qua thời gian ủ bệnh nên có kết quả âm tính. Tình huống 2 là các F1 này chính là các F0 lây nhiễm cho ca bệnh đầu tiên là BN1979", ông Nguyễn Trường Sơn nhìn nhận.
Lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm cho nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Chí Hùng.
Để có đánh giá chính xác, TP.HCM cần xét nghiệm trên diện rộng với những ca tiếp xúc, người nhà liên quan các ca mắc Covid-19 đã ghi nhận thời gian qua.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng Thứ trưởng Bộ Y tế đã bỏ qua một tình huống khác rất đáng lo ngại. Tình huống Phó thủ tướng giả định là trong cộng đồng đã tồn tại những ổ dịch khác mà lực lượng y tế chưa phát hiện ra.
"Tôi từng nói phải xác định tất cả nguồn lây nhiễm đều có nguy cơ như nhau. Ngoài việc truy vết ổ dịch tại sân bay Tân Sơn Nhất, thành phố cần xét nghiệm thêm những khu vực có nguy cơ cao khác như quán cà phê, bến xe khu vực cửa ngõ", ông Vũ Đức Đam đề nghị.
Ngoài ra, ông Vũ Đức Đam đã đề nghị Bộ Y tế chuyển ngay 30.000 kit xét nghiệm kháng nguyên cho TP.HCM để phục vụ công tác truy vết, tìm ra nguồn gốc của ổ dịch.
"Hiện tại, chúng ta đã có 150.000 kit xét nghiệm kháng nguyên để chia về các tỉnh. Số kit này sẽ ưu tiên gửi về TP.HCM để phục vụ công tác xét nghiệm, điều tra nguồn gốc dịch trên diện rộng", Phó thủ tướng Vũ Đức Đam thông tin.
Từ ngày 27/1 đến 13h ngày 9/2, TP.HCM ghi nhận tổng cộng 33 trường hợp mắc Covid-19. Tổng số ca mắc Covid-19 phát hiện tại thành phố là 202, trong đó 159 trường hợp đã điều trị khỏi bệnh, 43 trường hợp đang điều trị.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong nhận định tình hình dịch bệnh Covid-19 tại TP.HCM đang ở mức nguy cơ rất cao. Lãnh đạo các cấp và ngành y tế toàn địa bàn cần sẵn sàng kịch bản cho những tình huống khẩn cấp.
Ngành y tế thành phố đã chuẩn bị năng lực để ứng phó trong trường hợp địa bàn có 50-100 ca mắc Covid-19.
Cụ thể, ngành y tế thành phố đã chuẩn bị 840 giường bệnh, 30 giường hồi sức cùng hàng chục máy thở chức năng cao, máy thở không xâm nhập, máy thở ECMO để sẵn sàng phục vụ người bệnh.
Đối với cơ sở cách ly tập trung, ông Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết sau Tết Tân Sửu, thành phố thực hiện phương án mở lại khu cách ly tập trung tại Đại học Quốc gia với quy mô 10.000 giường.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Giữ an toàn bằng được cho Hà Nội, TP.HCM Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh quyết tâm không cho dịch bùng phát ở Hà Nội hay TP.HCM để bà con đón Tết yên vui. Chiều 4/2, ngay sau cuộc họp trực tuyến với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh về phòng chống dịch bệnh COVID-19, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đi thị sát chợ hoa Quảng Bá, Trung tâm thương...