Phó Thủ tướng Uzbekistan muốn học cách nuôi cá tầm của Việt Nam
Trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam (kỷ niệm 25 năm ngày hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao), sáng 12.2, Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Nông nghiệp và Nguồn nước Cộng hòa Uzbekistan (U-dơ-bê-ki-xtan) Mirzaev Zoyir đã đến thăm mô hình nuôi cá tầm sạch tại Đà Bắc (Hòa Bình).
Sau khi được thăm quan mô hình, ông Mirzaev Zoyir đã bày tỏ sự thích thú trước mô hình độc đáo này và mong muốn được học hỏi, hợp tác để phát triển mô hình nuôi cá tầm tại Uzbekistan.
PV Dân Việt đã ghi lại một số hình ảnh về chuyến thăm này của ông Mirzaev Zoyir.
11 giờ 10 ngày 12.2, đoàn công cán của Phó Thủ tướng Uzbekistan có mặt tại trại nuôi cá tầm sạch tại hồ Sông Đà (huyện Đà Bắc).
Phó Thủ tướng Uzbekistan và các cán bộ tháp tùng hồ hởi thăm quan trang trại nuôi cá tầm sạch.
TS. Nguyễn Trọng Cử (bên phải, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Đầu tư Việt Đức, gọi tắt Công ty Việt Đức) giới thiệu, trại nuôi nằm trong chuỗi mô hình nuôi cá sạch từ trang trại đến nhà hàng của công ty. Trại nuôi hiện có 50 lồng nuôi (trung bình 36m2/ lồng) trên diện tích mặt nước 30ha được tỉnh Hòa Bình cấp, mật độ thả nuôi từ 200-600 con/lồng.
5 năm trước, tâm huyết và mong muốn trở về Việt Nam phát triển nông nghiệp công nghệ cao, TS Nguyễn Trọng Cử lặn lội đến các trại nuôi cá tầm, cá hồi ở Đức, Phần Lan học hỏi kỹ thuật. Cảm kích tâm huyết của TS Cử dành cho quê hương, ông Udo Gross (người ở giữa-PV), chủ một trang trại, gia đình có truyền thống hơn 130 năm nuôi cá tầm, cá hồi ở Đức đã theo TS Cử về Việt Nam truyền nghề. Đồng thời, ông Udo Gross cũng trở thành nhà cung cấp con giống cho công ty của TS Nguyễn Trọng Cử.
Video đang HOT
Về Việt Nam, TS Nguyễn Trọng Cử khảo nghiệm và chọn Sapa – nơi có khí hậu tương đồng như châu Âu, thích hợp với sự phát triển cá tầm, cá hồi, làm nơi mở trại nuôi đầu tiên. Sau đó, lần lượt 4 trại nuôi khác gồm: Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Lang Chánh (Thanh Hóa), Đà Lạt (Lâm Đồng), Đà Bắc (Hòa Bình) được mở thêm.
Chủ trại nuôi cho biết, quy trình nuôi cá tầm, cá hồi sạch áp dụng quy trình tiêu chuẩn như: Giống và thức ăn nhập khẩu từ châu Âu; nguồn nước sạch tinh khiết; không sử dụng chất tăng trọng…
Sau 10 tháng nuôi, trọng lượng cá đạt 2,5 – 3kg/con; thậm chí có những con được nuôi tới 4 năm, nặng tới 15-22kg; cung cấp cho hai nhà hàng Thác Bạc (của Công ty Việt Đức) tại thị trấn Sapa và Hà Nội. Ngoài ra, công ty cung cấp nguồn cá thương phẩm cho nhiều nhà hàng nổi tiếng ở miền Bắc.
Phó Thủ tướng Uzbekistan Mirzaev Zoyir (trái) bày tỏ, ông rất vui mừng thăm mô hình nuôi cá sạch ở Việt Nam. Đất nước Uzbekistan có nhiều ao hồ, nhưng chưa phát huy được nghề nuôi cá. Ông mong muốn mời TS Nguyễn Trọng Cử và các chuyên gia nuôi cá tầm, cá hồi hỗ trợ kinh nghiệm, kỹ thuật cho Uzbekistan phát triển nghề nuôi mới mẻ này.
Giám đốc Công ty Việt Đức, Nguyễn Trọng Cử ký kết hỗ trợ doanh nghiệp của Uzbekistan kỹ thuật chăn nuôi cá tầm, cá hồi sạch.
TS Cử giới thiệu với Phó Thủ tướng Uzbekistan những món ăn đặc sắc từ thịt cá tầm, trứng cá tầm (Caviar), cá hồi sạch và một số đặc sản núi rừng Hòa Bình do chính tay đầu bếp nhà hàng Thác Bạc chế biến…
Theo Danviet
Khẳng định vai trò của KHCN trong nông nghiệp
Trong 5 năm triển khai thực hiện, Chương trình "Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ phục vụ sản xuất các sản phẩm chủ lực" (mã số KC.06/11- 15) đã đạt được nhiều kết quả nổi bật.
Nhiều kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng vào thực tế. Đây chính là những cơ sở quan trọng khẳng định vai trò của khoa học và công nghệ (KHCN) trong sản xuất các sản phẩm chủ lực của nông nghiệp.
Góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội
Ông Phạm Hữu Giục - Phó Ban chủ nhiệm Chương trình KC.06/11-15 cho biết, chương trình có 24 đề tài, 23 dự án sản xuất thử nghiệm. Mục tiêu của chương trình là làm chủ được các công nghệ then chốt và giải pháp kinh tế - kỹ thuật tiên tiến để nâng cao hiệu quả kinh tế, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực đáp ứng yêu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu.
Áp dụng được các công nghệ và giải pháp kinh tế - kỹ thuật vào sản xuất quy mô lớn các sản phẩm hàng hóa có hàm lượng khoa học, giá trị gia tăng cao nhằm gia tăng tỷ trọng xuất khẩu hoặc thay thế một số mặt hàng nhập khẩu. Các đề tài/dự án của chương trình tập trung ở 2 lĩnh vực là nông nghiệp, công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng.
Sản xuất giống cá tầm Xibêri là một sản phẩm của đề tài KC.06.17/11-15. Ảnh: P.V
Báo cáo tổng kết tại hội thảo cho biết, trong giai đoạn qua đã có 8 giống lúa mới được nghiên cứu nằm trong nhóm chọn tạo các giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao. Sau khi kết thúc chương trình trồng trên 100.000ha, năng suất tăng so với đối chứng 0,5 tấn/ha thu được 50.000 tấn thóc, giá trung bình cả nước là 6.500 đồng/kg thu được 325 tỷ đồng.
Chương trình KC.06/11-15 được thực hiện trong 5 năm (từ 2011 - 2015), với 47 nhiệm vụ, trong đó có 23 đề tài và 24 dự án sản xuất thử nghiệm (SXTN). Kết thúc chương trình có 108 quy trình công nghệ được chuẩn hoá đồng bộ, tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, tiêu biểu như quy trình thâm canh ngô thương phẩm cho giống ngô lai LVN111, LVN102 cho năng suất cao hơn giống khác 2-3 tấn/ha. Đặc biệt, quy trình công nghệ ương giống và nuôi thương phẩm cá chình hoa theo hình thức công nghiệp cho thu nhập từ 32-64 tỷ đồng/năm/1 triệu con.
Cú hích cho nông nghiệp
Đối với nhóm sản phẩm ứng dụng, chương trình đã tạo ra 19 cây trồng được công nhận là giống sản xuất thử và giống chính thức (gồm 8 giống lúa, 2 giống đậu tương, 2 giống ngô, 1 giống cây trinh nữ hoàng cung, 2 giống cam quýt không hạt và 2 giống thanh long).
TS Phạm Hữu Giục cho rằng: Nhìn chung Chương trình KC.06/11-15 đạt được các tiêu chí đã đề ra như trình độ KHCN, sở hữu trí tuệ, đào tạo, phục vụ sản xuất kinh doanh. Về phát triển doanh nghiệp, Công ty TNHH Thiên Dược đã được Bộ KHCN công nhận là doanh nghiệp KHCN; những đề tài, dự án đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp như máy biến áp 220kV đạt tiêu chuẩn IEC60076, viên thuốc Crila forte, chế phẩm sinh học của Công ty CP Thanh Hà, các giống ngô, lúa của Công ty CP Giống cây trồng Miền Nam, Thái Bình... "Đối với Chương trình KC.06/11-15 còn một mảng các đề tài, dự án phục vụ sản xuất nông nghiệp. Những đề tài, dự án này khi kết thúc sẽ có hàng loạt tiến bộ kỹ thuật được áp dụng đại trà. Đây là cú hích quan trọng để nông, lâm, ngư nghiệp của chúng ta với các mặt hàng thuộc vào loại nhất nhì thế giới tiếp tục giữ vững vị trí của mình" - TS Phạm Hữu Giục cho biết.
Cũng theo Ban chủ nhiệm Chương trình, sản phẩm của các đề tài, dự án mang lại doanh thu từ việc tiêu thụ sản phẩm khoảng 255.425 triệu đồng, từ chuyển giao công nghệ khoảng 350 triệu đồng, từ cung cấp các dịch vụ đạt 1.080 triệu đồng. Đồng thời tạo việc làm cho 2 triệu lao động. Giảm nhập khẩu nguồn vật liệu, thức ăn 370.000 triệu đồng, cũng như đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước.
Một số đề tài/dự án nổi bật là đề tài KC.06.11/11-15 "Nghiên cứu giống bông kháng thuốc trừ cỏ bằng kỹ thuật chuyển gen". Đề tài đã thiết kế được các vectơ chuyển gen cũng như xây dựng được các dòng/giống bông có gen kháng sâu và thuốc diệt cỏ. Cung cấp các dẫn liệu khoa học, cơ chế của quá trình cũng như quy trình cơ bản về chuyển gen thực vật, cung cấp phương pháp cơ bản nghiên cứu, đánh giá và chọn lọc cây chuyển và góp phần phát triển lĩnh vực khoa học, tạo các giống cây trồng chống chịu sâu và thuốc trừ cỏ. Giống bông đưa vào sản xuất sẽ giảm đáng kể chi phí và chất lượng của sản phẩm.
Tiếp đó là dự án sản xuất thử nghiệm KC.06.DA14/11-15 "Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất viên nang cứng Crila đáp ứng nhu cầu xuất khẩu". Lần đầu tiên một sản phẩm Việt Nam Crila forte được cấp phép và xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Công ty Zuelling Pharma đã ký hợp đồng độc quyền phân phối trên thị trường Việt Nam.
Trong lĩnh vực thủy sản có thể kể đến đề tài KC.06.06/11-15 "Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống cá tầm Xibêri". Thành công trong sinh sản nhân tạo cá tầm mở ra việc chủ động sản xuất giống cá trong nước, giảm phụ thuộc nguồn giống nhập nội, là cơ sở giảm giá thành sản xuất và phát triển nuôi cá tầm giá trị kinh tế cao.
Cần đẩy mạnh triển khai
Những thành công này của chương trình đã khẳng định vai trò quan trọng của nông- ngư nghiệp trong việc phát triển kinh tế - xã hội đất nước cũng như khẳng định vai trò không thể thiếu của KHCN trong sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chương trình cũng gặp một số khó khăn. Ông Phạm Hữu Giục nhận định, hình thức tổ chức hoạt động KHCN theo chương trình là rất hay và có hiệu quả. Những kết quả của các đề tài riêng lẻ sẽ là tiền đề cho việc phát triển những ngành nghề quan trọng trong tương lai như nuôi tôm, nuôi cá tra, cà phê, điều, nhất là các đề tài về lúa. Hiện nay, việc xác định nhiệm vụ thuộc các chương trình tương đối phức tạp với các nhà khoa học.
Vì vậy, để xây dựng nhiệm vụ thuộc chương trình trong thời gian tới, ông Phạm Hữu Giục kêu gọi các nhà khoa học, các nhóm nhà khoa học thuộc các viện, trường, doanh nghiệp đề xuất ý tưởng rồi thông qua các hội đồng tư vấn do Bộ KHCN chủ trì quyết định thành lập hội đồng này để lựa chọn cách đề xuất tốt nhất.
Do vậy, Nhà nước nên sớm công bố các chương trình phát triển KTXH ngắn hạn 5 năm và dài hạn 10 năm để các nhà khoa học dựa vào đó đề xuất những ý tưởng hoặc nhiệm vụ nghiên cứu có tính khả thi cao phục vụ việc phát triển KTXH.
Các đại biểu tham dự hội nghị tổng kết vừa qua cũng đề xuất tiếp tục duy trì Chương trình KC.06/11-15 ở giai đoạn tới vì nó thực sự hiệu quả về khoa học, kinh tế môi trường.
Mới đây, tại hội nghị tổng kết chương trình, Thứ trưởng Bộ KHCN Phạm Công Tạc đánh giá cao kết quả mà Chương trình KC.06/11-15 đạt được. Đồng thời Thứ trưởng cũng cho rằng với những sản phẩm chủ lực đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường EU, Mỹ, như cá chình hoa hay viên nang thực phẩm chức năng Crila Forte thuộc Dự án hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất viên nang cứng Crila (TS Nguyễn Thị Ngọc Trâm làm chủ nhiệm), được bào chế từ nguyên liệu là cây trinh nữ hoàng cung với vùng trồng đạt tiêu chuẩn GMP. Đây là sản phẩm chủ lực, thể hiện chỗ đứng của nông nghiệp và trình độ nghiên cứu khoa học của Việt Nam có chỗ đứng ở thị trường trong nước và thế giới.
Theo Danviet
Nuôi cá tầm trên "đất lửa" khó mà dễ "Nếu chỉ nuôi cho sống thì đó là một việc quá đơn giản, thế nhưng để cá tầm phát triển tốt và mang lại lợi nhuận thì đòi hỏi phải có những kinh nghiệm thực tế nhất định", ông Trần Quý, Trưởng trạm Khuyến nông huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) mở đầu câu chuyện. Dù là con vật hoàn toàn mới và đang...