Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình viếng Trưởng lão Hòa thượng Thích Hiển Pháp
Ngày 17/11, Đoàn đại biểu Chính phủ do Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình dẫn đầu đã đến viếng giác linh Trưởng lão Hòa thượng Thích Hiển Pháp.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình ghi sổ tang sau khi thắp hương viếng Hòa thượng Thích Hiển Pháp. Ảnh: VGP/Mạnh Hùng
Trưởng lão Hòa thượng Thích Hiển Pháp, thế danh Từ Văn Ngưu, tên thường dùng Trần Như Ngọc, sinh năm 1933, tại xã Tân Thanh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.
Với công lao to lớn, có nhiều thành tích xuất sắc, đóng góp vào sự nghiệp Cách mạng, phụng sự Đạo pháp và dân tộc, Trưởng lão Hòa thượng được Trung ương Giáo hội và Nhà nước đã trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Bằng Tuyên dương công đức của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất, Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương Độc lập hạng nhì, Huân chương Đại đoàn kết toàn dân tộc và nhiều phần thưởng cao quý khác của Trung ương Giáo hội và Nhà nước.
Video đang HOT
Trưởng lão Hòa thượng đã thuận thế vô thường, thâu thần viên tịch vào lúc 10 giờ 45 phút, ngày 16 tháng 11 năm Mậu Tuất (nhằm ngày 10 tháng 10 năm 2018) tại chùa Hưng Phước, quận 3, TPHCM.
Tỏ lòng thương tiếc Trưởng lão Hòa thượng Thích Hiển Pháp, chia buồn cùng Giáo hội Phật giáo Việt Nam, môn đồ, pháp quyến, gia quyến và đồng bào Phật tử, thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã ghi sổ tang: “Vô cùng thương tiếc Trưởng lão Hòa thượng Thích Hiển Pháp, Phó Pháp chủ Hội đồng chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Hòa thượng là tấm gương sáng tận tụy chăm lo việc đạo, việc đời. Là một chức sắc Phật giáo, Hòa thượng đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Phật giáo nước nhà, nhất là trong việc vận động thành lập Giáo hội Phật giáo năm 1981. Gánh vác nhiều cương vị, trọng trách lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, là đương kim Phó Pháp chủ Hội đồng chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Là một công dân, Hòa thượng đã đóng góp nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là một nhân sĩ trí thức lớn của dân tộc, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa VI, XI.
Ở cương vị nào, Hòa thượng cũng thể hiện trọn vẹn tinh thần phụng sự, là minh chứng sinh động cho sự nhập thế, gắn kết giữa đạo pháp và dân tộc. Hòa thượng viên tịch là tổn thất lớn cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tăng ni, tín đồ Phật tử Việt Nam ở trong và ngoài nước, của xã hội và đất nước”.
Kim Hồng
Theo thanhtra
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nói gì về quy định nêu gương từ chức?
Sáng nay (1.11), tại phiên chất vấn của Quốc hội, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã trả lời câu hỏi của đại biểu Quốc hội xung quanh vấn đề cán bộ nêu gương từ chức khi không đủ uy tín.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình (ảnh IT).
Đại Nguyễn Anh Trí (TP Hà Nội) đã đặt vấn đề: Hội nghị Trung ương 8 khóa XII có quy định trách nhiệm nêu gương, trong đó có nói cán bộ lãnh đạo chủ động từ chức nếu không đủ điều kiện, năng lực, uy tín. "Làm thế nào để quy định này áp dụng được với các cán bộ, đảng viên", đại biểu Trí đặt câu hỏi.
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cho biết: Từ chức là vấn đề mới, là hình thức tự nguyện nếu như người được bầu hoặc bổ nhiệm thấy mình không đủ sức khỏe, uy tín hoặc có vi phạm. Trong Luật cán bộ công chức cũng quy định 5 hình thức kỷ luật đối với cán bộ công chức, riêng đối với cán bộ có thêm hình thức miễn nhiệm và bãi nhiệm. Ông cho biết, pháp luật hiện nay chưa có quy định rõ về hình thức từ chức.
"Sau khi có Nghị quyết Trung ương 8 khóa XII, Quốc hội, Chính phủ sẽ cụ thể hóa. Vấn đề từ chức không chỉ trong các cơ quan Chính phủ, mà cả trong Đảng, trong hệ thống chính trị, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ. Đây là vấn đề khá rộng cần phải nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện. Đối với Chính phủ cũng sẽ nghiên cứu để ban hành một hình thức văn bản, ví dụ như Nghị định hướng dẫn cụ thể các văn bản của Quốc hội hay Luật cán bộ, công chức", Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ cho biết.
Vẫn theo Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, từ chức là hình thức tự nguyện, nếu cán bộ đó vi phạm mà không từ chức, cơ quan chức năng sẽ bỏ phiếu tín nhiệm, anh không đạt phiếu theo quy định thì bị bãi nhiệm. Về trách nhiệm pháp lý của cán bộ công chức vi phạm đó vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật hay kỷ luật đảng hoặc kỷ luật hành chính.
Theo Danviet
"Cán bộ thanh tra phải dũng cảm đấu tranh với cái sai, không bị mua chuộc" Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình nhấn mạnh: "Cán bộ thanh tra phải thật sự tận tuỵ với công việc, dũng cảm trong đấu tranh với cái sai và không bị mua chuộc". Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2018 của...