Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình thăm, tặng quà tại Quảng Ngãi
Sáng 10/4, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình dẫn đầu đoàn công tác đã đến thăm và tặng quà tại Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật Võ Hồng Sơn, huyện Nghĩa Hành ( Quảng Ngãi).
Nhìn thấy các cháu khuyết tật được chăm sóc, giáo dưỡng dưới mái ấm tình thương của Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật Võ Hồng Sơn, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình bày tỏ sự trân trọng và ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên Trung tâm thời gian qua đã dành tâm huyết, tình cảm tốt nhất đối với trẻ khuyết tật.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình thăm, nói chuyện cùng lãnh đạo và học sinh Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật Võ Hồng Sơn
Theo Phó Thủ tướng, nhờ sự đùm bọc, nuôi dưỡng, giáo dục của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên Trung tâm đã giúp các cháu khuyết tật xóa dần tự ti, mặc cảm, có điều kiện để hòa nhập cộng đồng và vươn lên trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cũng nhắn nhủ, động viên các cháu học sinh khuyết tật đang theo học tại Trung tâm, với mong muốn các các cháu phấn đấu, nỗ lực vượt qua khó khăn, tiếp thu kiến thức, kỹ năng để vươn lên trở thành người có ích cho xã hội.
Video đang HOT
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình tặng quà cho các em học sinh của Trung tâm
Tại buổi thăm, Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình cùng phu nhân đã tặng Trung tâm 100 triệu đồng và 4 tấn gạo để Trung tâm có điều kiện tiếp tục nuôi dạy trẻ khuyết tật tốt hơn nữa trong thời gian tới. Các thành viên đi trong đoàn cũng đã trao nhiều phần quà cho các cháu đang học tại đây.
Phu nhân Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình tặng quà cho Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật Võ Hồng Sơn
Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật Võ Hồng Sơn hiện đang nuôi dạy 108 cháu. Cùng với dạy văn hóa, Trung tâm còn bồi dưỡng, hướng nghiệp dạy các ngành nghề phù hợp như: May công nghiệp, thêu, vi tính thực hành và hội họa. Trung tâm cũng đã kết nối với Trung tâm dạy nghề ở Quảng Ngãi và TP. Hồ Chí Minh mở rộng các lĩnh vực đào tạo, dạy nghề và chữa bệnh, phát triển năng khiếu cho trẻ em khuyết tật để các em có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình dâng hương tại Di tích lịch sử địa đạo Hiệp Phổ Nam, xã Hành Trung, huyện Nghĩa Hành
Cũng nhân dịp này, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cũng đã đến dâng hương tại Di tích lịch sử địa đạo Hiệp Phổ Nam, xã Hành Trung, huyện Nghĩa Hành và Đền thờ Anh hùng Dân tộc Trương Định ở xã Tịnh Khê, TP. Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi).
Chủ quán thừa nhận bạo hành cậu bé làm thuê
Ngày 23/11, thượng tá Nguyễn Huy Chiêu (Phó trưởng Công an huyện Yên Phong) cho biết Nguyễn Thị Ánh Tuyết thừa nhận đã đánh Trương Quang Duy, 14 tuổi.
Tuyết, 34 tuổi, khai vì Duy lười làm việc, ở bẩn và hay ăn vụng đồ ở quán nên cần đánh để răn đe. Những lần nghi Duy trộm tiền của quán, Tuyết bạo hành bằng dao, bàn chải đánh vẩy cá... Trưa 21/11, Tuyết lại phát hiện mất tiền nên tiếp tục nghi ngờ, đánh Duy nhiều trận khiến cậu bé sợ hãi, bỏ trốn.
"Lời khai của nghi can này có đúng sự thật hay không đang tiếp tục được xác minh", ông Chiêu nói.
Tuyết hiện bị tạm giữ để làm rõ hành vi hành hạ người khác, theo điều 140 Bộ luật Hình sự 2015.
Chủ quán Tuyết tại cơ quan điều tra. Ảnh: Phương Hà.
Chiều 23/11, trong phòng Duy đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa huyện Yên Phong, nhiều người tới thăm, động viên em. Đáp lại sự chia sẻ, quan tâm, Duy với gương mặt sưng húp, nhiều vết bầm lí nhí liên tục nói cảm ơn. Tay em không cử động được mạnh do nhiều vết thương chưa lành.
Duy là con út trong gia đình có ba anh em ở huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi. Anh trai cả năm nay 18 tuổi. Duy mất mẹ khi mới 5 tuổi, không lâu sau bố cũng lâm bệnh. Học hết lớp 8, Duy nghỉ học do gia đình khó khăn và muốn ở nhà phụ chăm sóc bố.
Tháng 9, Duy được anh trai cả đón từ quê đưa đến quán bánh xèo của chị Nguyễn Thị Ánh Tuyết, 34 tuổi, ở xã Yên Trung, huyện Yên Phong. Do anh từng làm việc ở đây, bà chủ cùng quê Quảng Ngãi nên Duy được nhận. Công việc chính là bưng bê đồ ăn, rửa bát và lau dọn; ăn ở tại quán.
Duy kể sau một tháng làm việc bình thường, cậu bắt đầu chịu đòn roi của chủ quán. Ban đầu là những lần véo tay, tát vào mặt, đá rồi đánh bằng hung khí. Có lần, Duy bị bà chủ dùng dĩa nấu bánh xèo còn nóng đập thẳng vào cánh tay khiến phồng rộp, chảy máu.
Duy bị thương tích khắp người. Ảnh: Phạm Dự.
"Cô chủ thường lấy lý do em lười biếng, làm không được việc để đánh. Bị vậy nhưng em cũng chỉ xin tha chứ không né tránh hay phản ứng", Duy kể và cho hay vết thương đau nhức khiến đêm không ngủ ngon giấc.
Sợ bà chủ, có những lần "đau đến kiệt sức, chỉ muốn về nhà ngay lập tức" nhưng Duy chưa từng có ý định bỏ trốn, tâm sự với người thân hay nhờ thực khách giúp "giải cứu". Cậu thường nghĩ cứ cố gắng chăm chỉ làm việc, bà chủ sẽ thương tình.
Sáng 21/11, không chịu nổi khi bị đánh liên tiếp, Duy nảy sinh ý định bỏ trốn dù không biết sẽ đi đâu, làm gì. 17h cùng ngày, nhân lúc gia chủ đi đón con, Duy chân đất trốn khỏi quán, không mang theo thứ gì. Sau bốn tiếng, tại thôn Lạc Nhuế, xã Thụy Hòa, huyện Yên Phong, cách chừng 4 km, em được hai công nhân tốt bụng hỏi han, đưa về nhà cho ăn uống, giúp báo công an.
Chưa kịp gượng dậy, lại lo bão đến Hàng nghìn người dân miền Trung vẫn chưa kịp gượng dậy sau cơn cuồng phong mang tên Molave vừa quét qua cùng những trận lở đất kinh hoàng, nay lại lo bão số 10 ập đến. Gồng mình khắc phục hậu quả mưa bão Gần một tuần sau bão số 9, nhà bà Hồ Thị Kim Liên (80 tuổi), thôn Kỳ Thọ Bắc,...