Phó Thủ tướng: Trục lợi bảo hiểm chính là tham nhũng
“Gian lận, trục lợi BHYT hầu như tỉnh nào cũng có, cơ sở khám chữa bệnh nào cũng có. Ai để cho 1 người trong 1 năm đi khám bệnh BHYT tới 273 lần được? Người đó và cơ sở khám chữa bệnh tiếp tay cho việc đấy như thế nào?” – Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nói.
Ngày 4/1, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ có cuộc làm việc với Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Kỷ lục thu quỹ
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá cao việc ứng dụng CNTT trong quản lý quỹ bảo hiểm xã hội
Báo cáo về kết quả năm 2017, ông Phạm Lương Sơn – Phó Tổng Giám đốc BHXN Việt Nam khẳng định việc quản lý Quỹ bảo biểm năm qua đã tạo nên những kỷ lục. Tính đến hết 2017, cả nước đã có 13,83 triệu người tham gia BHXH; 79,9 triệu người tham gia BHYT (đạt tỷ lệ 86,4%, vượt 2,1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao) và khoảng 11,4 triệu người tham gia BHTN.
Tổng số thu của ngành đạt khoảng 290.000 tỷđồng, vượt 1% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, là mức thu kỷ lục của ngành từ trước tới nay.
Ngành đã chi trả BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) với tổng số tiền trên 270.000 tỷđồng; giải quyết các chếđộ BHXH hàng tháng cho hơn 141.000 người, BHXH một lần 717.000 người, các chế độ BHXH ngắn hạn cho trên 9,1 triệu lượt người; thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT cho khoảng 165 triệu lượt người.
Video đang HOT
Công tác thanh tra chuyên ngành được tăng cường, đưa tỷ lệ nợ BHXH xuống dưới 3% – mức thấp nhất từ trước tới nay, giảm 0,8% so với năm 2016.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá, mức thu kỷ lục và tỷ lệ nợ BHXH thấp nhất là thành quả nổi bật của ngành sau 10 năm thực hiện Luật BHXH, đóng góp vào thành công chung của năm 2017.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng ghi nhận những nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin mà cụ thể là sự ra đời của Trung tâm Điều hành hệ thống CNTT và Trung tâm dịch vụ khách hàng, tiếp tục hoàn thiện và vận hành hiệu quả Hệ thống thông tin giám định tựđộng BHYT là kết quả thành công nhất của BHXH trong năm 2017. Qua hệ thống này đã tiết giảm 4.800 tỷđồng chi phí KCB, góp phần quan trọng vào việc kiểm soát chi phí KCB BHYT, bảo đảm sử dụng hiệu quả Quỹ BHYT và quyền lợi của người khám chữa bệnh BHYT.
BHXH tiếp tục cắt giảm từ 32 thủ tục hành chính còn 28 thủ tục, cung cấp 14 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. Nhờđó, BHXH Việt Nam xếp hạng 2 trong Bảng xếp hạng Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT Việt Nam năm 2017 khối các Bộ, cơ quan Trung ương. Ngân hàng Thế giới cũng đánh giá chỉ số nộp thuế, BHXHcủa Việt Nam xếp thứ 86/190 (tăng 81 bậc so với năm 2016), góp phần đưa môi trường kinh doanh của Việt Nam xếp thứ 68/190 quốc gia và vùng lãnh thổ (tăng 14 bậc so với năm 2016).
“Những thành quả về cải cách hành chính,ứng dụng giám sát tự động giúp cho BHXH, BHYT hoạt động hiện đại, văn minh, làm cho người dân và các cơ sở khám chữa bệnh phải tâm phục khẩu phục trong tính toán, xác định chi phí khám chữa bệnh”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhận xét.
Kiểm toán việc thu chi quỹ bảo hiểm thường xuyên
Phó Thủ tướng nghe báo cáo của lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Dù kết quả khả quan, Phó Thủ tướng cũng chỉ ra những khó khăn mà ngành cần phải tập trung thực hiện, tạo ra chuyển biến căn bản trong năm 2018 là khắc phục tình trạng trốn đóng, trục lợi BHXH còn rất lớn.
“Nhìn qua số liệu tại Trung tâm Điều hành hệ thống CNTT thì thấy rõ gian lận, trục lợi BHYT hầu như tỉnh nào cũng có, cơ sở khám chữa bệnh nào cũng có mà đây đều là tiền đóng góp của dân. Hành vi trục lợi BHXH, BHYT là tham nhũng. Phải khẳng định như vậy” – Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, Chính phủ sẽ đề nghị Kiểm toán Nhà nước đưa nội dung quản lý thu chi BHXH, BHYT vào chương trình kiểm toán thường xuyên từ năm 2018 để giám sát.
Phó Thủ tướng cho rằng:”Nguyên nhân của trục lợi, gian lận BHXH, BHYT là xử phạt chưa nghiêm, chưa công khai. Ai để cho 1 người trong 1 năm đi khám bệnh BHYT tới 273 lần được? Người đó và cơ sở khám chữa bệnh tiếp tay cho việc đấy như thế nào, đó là vấn đề phải đặt ra. Rồi trục lợi BHXH, BHYT ở chỗ thu tiền rồi mà không chịu nộp hay “ôm của” bỏ trốn. Đã ai bị kỷ luật vì để xảy ra việc này chưa? Phải làm nghiêm, công khai và minh bạch để cả xã hội giám sát”.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng cho rằng BHXH Việt Nam phải phối hợp tốt với các bộ, ngành trung ương và các địa phương trong thực thi chính sách trên nguyên tắc: “có đóng- có hưởng, chia sẻ và bền vững Quỹ BHXH, BHYT”. Việc xử lý hài hoà chính sách BHXH, BHYT bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của 3 đối tượng: Cơ quan quản lý nhà nước, Quỹ- Cơ sở khám chữa bệnh, doanh nghiệp- người dân, người lao động. Sự phối hợp tốt của BHXH Việt Nam với các Bộ, địa phươngsẽ còn giúp kiểm soát được việc chi trả “2 bảng lương” của doanh nghiệp, chống chuyển giá, trốn thuế.
Theo Dantri
Bảo hiểm xã hội đề xuất giãn lộ trình điều chỉnh lương hưu nữ giới
Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất điều chỉnh lương hưu nữ giới có lộ trình đến năm 2022 để không gây thiệt thòi cho người lao động.
Ngày 7/11, ông Phạm Lương Sơn, Phó tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cho biết tại cuộc họp với Vụ Bảo hiểm Xã hội (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã đề xuất phương án áp dụng lộ trình tính lương hưu cho nữ giới như sau: 15 năm đầu đóng bảo hiểm, lao động nữ được tính bằng 45%; nghỉ hưu năm 2018 và 8 năm tiếp theo, mỗi năm tính thêm 3%; sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%, tối đa 75%.
Nếu chị em nghỉ hưu năm 2019 thì 6 năm tiếp theo mỗi năm tính thêm 3%; sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%, tối đa 75%. Nếu nghỉ hưu vào năm 2020 thì 4 năm tiếp theo, mỗi năm cộng 3%, sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%, tối đa 75%. Nếu lao động nữ nghỉ hưu năm 2021, 2 năm tiếp theo mỗi năm cộng 3%; sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%, tối đa 75%. Nếu nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi, các năm tiếp theo mỗi năm tính thêm 2%, tối đa 75%.
Nhiều lao động nữ sẽ thiệt thòi hơn trước nếu nghỉ hưu từ 2018. Ảnh minh họa: Xuân Hoa.
Theo phương án này, để đạt được tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa là 75% thì lao động nữ nghỉ hưu trong năm 2018 phải có 26 năm đóng BHXH; nghỉ hưu trong năm 2019 phải có 27 năm; năm 2020 là 28 năm; năm 2021 là 29 năm; từ năm 2022 trở đi là 30 năm.
Theo ông Phạm Lương Sơn, phương án này tương đồng với lộ trình thay đổi cách tính lương hưu của lao động nam. Nghĩa là khi kết thúc lộ trình vào năm 2022, để đạt được tỷ lệ hưởng 75% thì cả lao động nam và nữ đều phải có số năm đóng bảo hiểm xã hội tăng thêm 5 năm.
Theo quy định hiện tại, người lao động đóng bảo hiểm xã hội 15 năm được hưởng lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Sau khi đạt tỷ lệ này, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, lao động nữ được tính thêm 3%, nam là 2%.
Tuy nhiên, từ ngày 1/1/2018 theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động đóng đủ 15 năm bảo hiểm xã hội thì các năm sau được được tính thêm 2%. Lao động nữ sẽ phải đóng đủ 30 năm bảo hiểm xã hội mới được hưởng lương hưu tối đa 75%, thay vì chỉ cần 25 năm như trước.
Với cách tính này, nhiều người nghỉ hưu năm 2018 sẽ hưởng lương hưu thấp hơn hẳn so với người nghỉ năm 2017, ảnh hưởng đến quyền lợi của lao động.
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, năm 2017 cả nước có khoảng 57.500 lao động nữ nghỉ hưu; năm 2018 khoảng 49.700 người nghỉ đúng tuổi 55 (chưa tính số nghỉ hưu trước tuổi) và cách tính lương hưu mới sẽ tác động đến khoảng 21.000 lao động nữ trong số đó. Những người này được hưởng lương hưu thấp hơn so với người nghỉ năm 2017 từ 4 đến 10%.
Ngày 3/11, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã có văn bản gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị xem xét, sửa đổi cách tính lương hưu đối với lao động nữ từ đầu năm 2018 (theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014) vẫn như quy định của Luật Bảo hiểm năm 2004.
Theo Đoàn Loan (VNE)
Cấp hơn 300 tấn gạo cứu đói cho Thanh Hóa Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vừa giao Bộ Tài chính xuất cấp hơn 300 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Thanh Hóa. Đây là địa phương chịu thiệt hại nặng nề từ cơn bão số 12 năm 2017. Thời gian qua, hàng nghìn tấn gạo được cấp cứu đói cho nhân dân các tỉnh Sơn La, Thanh Hóa,...