Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Kiên quyết không để EC rút thẻ đỏ
Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại Hội nghị trực tuyến về một số nhiệm vụ cấp bách khắc phục cảnh báo của Uỷ ban châu Âu (EC) về chống khai thác hải sản bất hợp pháp – IUU.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết: “Trong những năm qua, Chính phủ đã có nhiều chính sách để khuyến khích hoạt động khai thác trên biển, hỗ trợ người dân ra khơi bám biển, kết hợp đánh bắt trên biển với bảo vệ môi trường, bảo vệ chủ quyền biển đảo. Sau một thời gian nỗ lực chúng ta đã đạt được những thành quả nhất định trong việc phát triển kinh tế biển”.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo tại Hội nghị.
Cả về số lượng, chủng loại quy mô tàu cá đều phát triển. Năm 2017, chúng ta có 109.000 tàu cá, số lượng tàu cá này đã đóng góp rất quan trọng vào phát triển kinh tế, góp phần nâng cao đời sống ngư dân, bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Tuy nhiên, khai thác hải sản có những nhược điểm như quy mô nhỏ lẻ, tổ chức hạn chế, nhận thức pháp luật và tuân thủ quy định pháp luật còn hạn chế. Những nhược điểm này gây ra hậu quả, đánh bắt cá theo hình thức huỷ diệt, ngư dân vẫn vi phạm đánh bắt tại các vùng biển nước ngoài. Điều này ảnh hưởng lớn đến hình ảnh Việt Nam, ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế, ảnh hưởng đến xuất khẩu hải sản Việt Nam. Nếu EC nâng cảnh báo thẻ đỏ, chắc chắc hải sản chúng ta sẽ không được xuất sang EU. Điều đó ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, đời sống ngư dân vùng biển.
Sau khi EC rút thẻ vàng, các bộ ngành địa phương đã có những hành động tích cực. Thứ nhất cơ bản đã luật hóa các quy định của quốc tế, khu vực về chống khai thác IUU trong Luật Thuỷ sản năm 2017 và các văn bản hướng dẫn Luật.
Thứ hai, công tác tuyên truyền, phổ biến về chống khai thác IUU đã được quan tâm thực hiện; nhận thức của các cơ quan quản lý thủy sản từ Trung ương đến địa phương, cộng đồng ngư dân và doanh nghiệp đã được nâng cao.
Tình hình tàu cá vi phạm vùng biển của các nước quốc đảo Thái Bình Dương hầu như chấm dứt. Công tác kiểm tra, kiểm soát tàu cá hoạt động trên biển có tiến bộ; công tác hợp tác quốc tế, tham gia các hiệp định, công ước quốc tế về thủy sản có nhiều nỗ lực tích cực.
“Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, tôi đánh giá rất cao những nỗ lực của các bộ ngành địa phương trong thời gian qua” – Phó Thủ tướng cho biết.
Video đang HOT
Cần tăng chế tài xử phạt các hành vi đánh bắt cá trái phép ở vùng biển nước ngoài. Ảnh: I.T.
Tuy nhiên, hiện trạng chống khai thác hải sản bất hợp pháp chưa thực hiện triệt để, công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động nghề cá chưa được thực hiện thường xuyên và chưa xử lý nghiêm theo quy định; công tác xác nhận, chứng nhận sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác còn hạn chế; thông tin xác nhận, chứng nhận hải sản có nguồn gốc từ khai thác xuất khẩu vào thị trường châu Âu chưa đảm bảo độ tin cậy, tính hợp pháp. Chưa kiểm soát được tàu cá ra vào cảng, tàu cá hoạt động trên biển và sản lượng hải sản cập bến.
Việc triển khai tổ chức thực hiện các nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ đã giao chưa hiệu quả, đây là trách nhiệm của các bộ ngành địa phương. Những tồn tại trên nếu không được khắc phục sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngành thuỷ sản, phát triển kinh tế nói chung.
Vì vậy, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các bộ ngành địa phương triển khai hiệu quả các kiến nghị của EC, tuân thủ nghiêm các quy định khai thác hải sản quốc tế, khai thác hải sản bảo vệ nguồn lợi phát triển bền vững.
“Tôi yêu cầu Bộ NNPTNT, các bộ ngành địa phương quán triệt thực hiện nghiêm Chỉ thị số 45 của Thủ tướng Chính phủ. Xác định đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, không để EC rút thẻ đỏ. Chúng ta cũng cần coi đây là cơ hội để sắp xếp, tái cấu trúc lại ngành thuỷ sản, đồng thời đổi mới cấu trúc lại đánh bắt nuôi trồng như thế nào là hợp lý, cải thiện đời sống người dân” – Phó Thủ tướng yêu cầu.
Bộ NNPTNT tập trung hoàn thiện pháp luật liên quan đến thuỷ sản và quản lý khai thác hải sản trong đó có việc đánh bắt hải sản bất hợp pháp.
Xây dựng, ban hành và thực hiện Kế hoạch triển khai thực hiện Hiệp định biện pháp quốc gia có cảng mà Việt Nam vừa gia nhập, bảo đảm nghiêm túc, hiệu quả; đồng thời, hoàn thành việc gia nhập Hiệp định đàn cá di cư của Liên Hợp quốc.
Xây dựng, thực hiện cơ chế phối hợp giữa Bộ NNPTNT, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính để kiểm soát hàng thuỷ sản được nhập vào Việt Nam bằng các tàu vận chuyển hàng đông lạnh quốc tế tại các cảng giao thông quốc tế, đảm bảo yêu cầu thực hiện các qui định pháp luật về thực hiện các biện pháp quốc gia có cảng.
Thiết lập cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan tại cảng quốc tế (Tổng cục Thủy sản, Tổng cục Hải quan, Cảng vụ,…) để phối hợp kiểm tra tàu vận chuyển nguyên liệu thủy sản nhập khẩu, đảm bảo nguyên tắc kiểm tra tính hợp pháp trước khi cho tàu cập cảng; nghiên cứu đề xuất danh sách cảng chỉ định cho tàu cập cảng; tổ chức tập huấn về pháp luật thủy sản cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ tại cảng.
Theo Danviet
Phó Thủ tướng yêu cầu tìm nguyên nhân hàng chục ngôi nhà ở Hòa Bình "tụt" xuống sông
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ NN&PTNT, Bộ Xây Dựng, Bộ GTVT đánh giá nguyên nhân sạt lở và ảnh hưởng đến các công trình hạ tầng như nhà ở, giao thông trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Hôm nay (31/7), Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra thực địa và làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Hoà Bình về sự cố hàng chục ngôi nhà ở địa phương này bất ngờ bị sụt lún xuống dòng sông Đà. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu tổ chức ngay đoàn công tác để đánh giá toàn diện tình hình sạt lở tại Hoà Bình; bảo vệ hiện trường, khẩn trương di dời người dân khỏi khu vực nguy hiểm.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng đoàn công tác làm việc tại Hòa Bình.
Hoà Bình đề nghị hỗ trợ khẩn cấp gần 400 tỷ đồng
Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bình Nguyễn Văn Quang - thông tin: Tại khu vực tổ 26 phường Đồng Tiến, thành phố Hòa Bình vào hồi 18h ngảy 30/7/2018 đã xảy ra hiện tượng sạt lở bờ sông trên diện rộng làm nhà của 29 hộ dân (28 hộ có nhà xây, 1 hộ có đất trống) bị thiệt hại và đổ xuống lòng sông Đà. Trong đó, 9 hộ với 22 nhân khẩu bị sập nhà hoàn toàn; 10 hộ (27 nhân khẩu) bị sập nửa nhà; 9 hộ (17 nhân khẩu) nhà bị rạn nứt to có nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào.
Trước những diễn biến phức tạp của mưa lũ, tại khu vực xóm Máy Giấy, xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn, chính quyền địa phương đã di dời 4 hộ dân với 10 nhân khẩu đến nơi an toàn; hiện đang tiếp tục theo dõi và di dời tiếp 3 hộ dân phía ta luy dương. Đồng thời, thường xuyên cử lực lượng theo dõi, ứng trực, cắt cử lực lượng công an, dân quân tự vệ cảnh giới cấm toàn bộ phương tiện và người dân vào khu vực nguy hiểm. Tại khu vực tổ 25-26 phường Đồng Tiến, thành phố Hoà Bình đã tổ chức di dời an toàn 35 hộ dân đến nơi ở tạm; tổ chức lực lượng công an, quân đội đảm bảo an toàn, an ninh tại khu vực sạt lở, điều tiết giao thông.
Tại cuộc họp, Hoà Bình đề nghị Trung ương hỗ trợ khẩn cấp gần 400 tỷ đồng để khắc phục ngay những thiệt hại nguy hiểm do mưa lũ gây ra.
Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định, tỉnh Hoà Bình cần phối hợp với các Bộ, ngành trung ương tổ chức rà soát lại toàn bộ cung sạt lở, từ đó có kiến nghị tổng thể, khắc phục khẩn cấp khi thiên tai tiếp tục tàn phá, gây hậu quả nghiêm trọng hơn.
"Ngày mai, Bộ NN&PTNT sẽ cử một thứ trưởng cùng với các chuyên gia, nhà khoa học lên để cùng với tỉnh Hoà Bình đánh giá lại toàn diện", Bộ trưởng nói.
Kỷ luật lãnh đạo lơ là, thiếu trách nhiệm với người dân trong mưa lũ
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chia sẻ những khó khăn, mất mát, gửi lời thăm hỏi đến các hộ dân bị thiệt hại nặng nề do đợt mưa lũ vừa qua. Trong những ngày tới, diễn biến mưa lũ vẫn còn rất phức tạp, do đó Phó Thủ tướng yêu cầu không được chủ quan, phải rất chủ động để ứng phó với diễn biến của mưa lũ.
"Phải tiếp tục đảm bảo an toàn tuyệt đối về tính mạng cho người dân. Lãnh đạo tỉnh, các cơ quan chức năng rà soát lại tất cả các vị trí có thể nguy hiểm để có kế hoạch di dời dân, không để người dân còn ở hoặc quay lại các công trình nguy hiểm", Phó Thủ tướng yêu cầu.
Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo địa phương phải đảm bảo ổn định cuộc sống cho người dân phải đi sơ tán. Yêu cầu đặt ra là người dân phải có chỗ ở ổn định, địa phương chủ động hỗ trợ những nhu yếu phẩm cần thiết, tuyệt đối không để hộ dân nào thiếu chỗ ở, lương thực, thuốc men. Vai trò của lãnh đạo cơ sở là đặc biệt quan trọng, xem xét kỷ luật những lãnh đạo cơ sở lơ là, thiếu trách nhiệm với người dân trong mưa lũ.
Hàng chục ngôi nhà ở Hòa Bình bất ngờ bị sụt lún xuống sông Đà.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu sớm tìm quỹ đất phù hợp để quy hoạch, phát triển hạ tầng, hỗ trợ người dân bị sạt lở có thể sớm xây dựng lại nhà ở.
"Các lực lượng chức năng cũng phải tập trung khắc phục sự cố, chuẩn bị các phương án để ứng phó với mọi tình huống xấu có thể xảy ra. Phải kiểm tra lại tất cả các phương án ứng phó, đặc biệt về phương tiện, thiết bị, phương án chỉ huy, huy động lực lượng", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ NN&PTNT, Bộ Xây Dựng, Bộ GTVT đánh giá nguyên nhân sạt lở và ảnh hưởng đến các công trình hạ tầng, giao thông, trước mắt điều tra các vị trí nguy hiểm cũng như đánh giá toàn tuyến để đề ra các giải pháp khắc phục, kiến nghị với địa phương bố trí lại dân cư. "Ngay sau cuộc họp này các Bộ phải cử đoàn công tác để khẩn trương điều tra nguyên nhân, đề xuất giải pháp xử lý khẩn cấp", Phó Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh.
Về các kiến nghị của địa phương, Phó Thủ tướng đề nghị Uỷ ban phòng, chống lụt bão Trung ương tổng hợp, xác định rõ những nội dung cần hỗ trợ khẩn cấp và trong trung hạn để có giải pháp xử lý phù hợp.
Hoàng Dũng
Theo Danviet
Bộ trưởng TN&MT: Cần những đột phá, biến thách thức thành cơ hội 2017 là một năm đặc biệt khi lần đầu tiên sau nhiều năm, chúng ta hoàn thành vượt mức 13 chỉ tiêu phát triển KT-XH, trong đó GDP vượt mục tiêu 6,7% đề ra, trở thành mức tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Trong thành công chung có sự đóng góp "âm thầm" của ngành TN&MT, bởi nếu không...