Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng kiểm tra công tác ứng phó mưa lũ ở Hà Tĩnh
Ngày 20-10, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cùng đoàn công tác T.Ư đã thị sát tình hình và thăm hỏi, động viên đồng bào vùng lũ Cẩm Xuyên ( Hà Tĩnh).
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng động viên và trao quà cho người dân vùng lũ.
Ghi nhận và đánh giá cao tinh thần chủ động cấp ủy chính quyền và các tầng lớp nhân dân trong quá trình ứng phó với thiên tai, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cho rằng, với kinh nghiệm ứng phó mưa bão, chính quyền các cấp, các đơn vị liên quan của Hà Tĩnh đã thực hiện rất tốt công tác phòng, chống mưa lũ, xử lý tình huống điều tiết, vận hành hồ đập bảo đảm an toàn vùng hạ du cũng như an toàn hồ đập. Ưu tiên lúc này là bảo đảm an toàn tối đa tính mạng, tài sản nhân dân.
Trước tình hình diễn biến mưa lũ còn phức tạp, Phó Thủ tướng đề nghị, Hà Tĩnh tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm công điện của Thủ tướng Chính phủ về tập trung ứng phó mưa lũ.
Các địa phương tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp, bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân: Rà soát các khu dân cư ven sông, suối, hạ lưu hồ, đập, khu vực thấp trũng có nguy cơ xảy ra ngập lụt sâu, lũ quét, sạt lở đất, chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn.
Bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết. Tổ chức giám sát, vận hành an toàn hồ đập, nhất là các hồ đập xung yếu, hồ đập đã đầy nước.
Bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện, kịp thời triển khai cứu hộ, cứu nạn và khắc phục sự cố đê điều, hồ đập, sạt lở… Tuyên truyền, hướng dẫn người dân kỹ năng bảo đảm an toàn, hạn chế rủi ro trong mưa lũ.
Video đang HOT
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng thăm hỏi bà con vùng lũ Cẩm Duệ (Cẩm Xuyên).
Báo cáo với Phó Thủ tướng cùng đoàn công tác về tình hình mưa lũ trên địa bàn Hà Tĩnh mấy ngày qua, các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh cho biết, do mưa lớn từ ngày 15 đến 19-10, đã có khoảng 31.000 hộ/105.373 người của 90 xã tại 10 huyện, thành phố, thị xã bị ngập lụt bình quân từ 0,5 đến 1,0m; riêng các xã của huyện Cẩm Xuyên có nơi bị ngập sâu hơn 2,0m. Tính đến 4 giờ sáng 19-10, tỉnh đã tổ chức sơ tán 13.848 hộ/41.075 người của 96 xã.
Đặc biệt, nhiều hồ chứa lớn trên địa bàn, như: Kẻ Gỗ, Ngàn Trươi, sông Rác, sông Trí đều ở mức cao. Đặc biệt, hồ Kẻ Gỗ đạt cao trình 32,99/32,5m (W=360/345 triệu m3, trên mực nước dâng bình thường 0,49m).
Trước tình hình đó, Hồ Kẻ Gỗ bắt đầu xả tràn lúc 13 giờ chiều 18-10, với lưu lượng 30 – 50mm3/s, cao điểm lúc 9 giờ sáng 19-10, tăng lên 1.050m3/s; lúc 4 giờ sáng 20-10, tiếp tục xả 800m3/s.
Hà Tĩnh đã chỉ đạo toàn bộ hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, tập trung cho công tác sơ tán dân vùng có nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, vùng ngập lụt sâu; đặc biệt là sơ tán dân vùng hạ du hồ chứa nước Kẻ Gỗ. Do số lượng các hộ dân bị ngập rất lớn, nước lũ đang cao nên chưa thể đánh giá hết thiệt hại; nhiều công trình, cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi, trường học, trụ sở, trạm y tế, điện lực… bị sạt lở và hư hỏng nặng. Đặc biệt, có hai người chết và hai người mất tích.
Để giúp nhân dân Hà Tĩnh ứng phó với mưa lũ, trước mắt, Hà Tĩnh đề nghị Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành T.Ư quan tâm giúp đỡ tỉnh về giống cây trồng, rau màu các loại; một số loại hóa chất để tiêu độc khử trùng và vệ sinh môi trường sau lũ; phương tiện, trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn…
Nỗ lực tìm kiếm người mất tích
Toàn bộ 22 thi thể cán bộ, chiến sĩ bị đất đá vùi lấp trong vụ sạt núi kinh hoàng ở Quảng Trị đã được tìm thấy, đưa về an táng
Đến chiều 19-10, thi thể 22 cán bộ, chiến sĩ Đoàn Kinh tế - Quốc phòng (KT-QP) 337, Quân khu 4 bị đất đá vùi lấp đã được lực lượng chức năng tìm thấy.
Đón các anh về
Ngay từ sáng tinh mơ, việc tìm kiếm các cán bộ, chiến sĩ Đoàn KT-QP 337 bị đất đá vùi lấp vì sự cố sạt lở núi đã được tiến hành. Nhiều phương tiện cơ giới và lực lượng tại chỗ bắt tay vào tìm kiếm với quyết tâm sẽ đưa các nạn nhân ra khỏi lòng đất sâu lạnh lẽo ngay trong hôm nay.
Lúc 3 giờ sáng, tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây đoạn qua xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) đã thông tuyến sau nhiều ngày bị sạt lở chia cắt. Đường thông, phương tiện cùng lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp "chôn chân" cách hiện trường khoảng 3 km được lệnh gấp rút tiến vào hiện trường.
Nước ngập đến mái nhà ở xã Quảng Thanh (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) Ảnh: HOÀNG PHÚC
Trực tiếp chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn tại hiện trường, Thiếu tướng Hà Tân Tiến, Phó Tư lệnh Quân khu 4, cho biết quả núi bị sạt lở đã làm gần 2 triệu mét khối đất sạt xuống, san lấp nhiều dãy nhà ở doanh trại Đoàn KT-QP 337. Có nơi vùi lấp người bị nạn đến gần 10 m. "Thảm họa này xảy ra quá bất ngờ, rất đau thương. Khi nhận được tin, chúng tôi đã nỗ lực hết sức đưa người và phương tiện để tìm kiếm" - Thiếu tướng Hà Tân Tiến nói.
Trong ngày, có gần 500 người tham gia tìm kiếm các nạn nhân bị vùi lấp. Ngoài phương tiện cơ giới, nhiều chó nghiệp vụ cũng được đưa đến hiện trường. Suốt quá trình tìm kiếm, lực lượng chức năng bố trí người trực tại 2 đài quan sát trên cao để thực hiện việc báo động khi xảy ra sạt núi, bảo đảm an toàn cho lực lượng cứu hộ. Đến 14 giờ 20 phút cùng ngày, toàn bộ thi thể của các cán bộ, chiến sĩ gặp nạn được tìm thấy và đưa ra khỏi đống đất đá vùi lấp.
128 người chết và mất tích
Theo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, mưa lũ tại các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên những ngày qua đã làm 102 người chết, 26 người mất tích; 13 tuyến quốc lộ và hơn 30.000 m đường giao thông địa phương bị ngập, sạt lở, hư hỏng.
Theo báo cáo của các tỉnh, tính đến 16 giờ ngày 19-10, mưa lũ đã khiến 166.782 nhà dân tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị bị ngập. Chính quyền đã sơ tán 28.938 hộ với 90.967 dân đến nơi an toàn.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết ngày 19-10, ở các tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình tiếp tục có mưa rất to, có nơi đặc biệt to. Dự báo do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới có trục đi qua Trung Trung Bộ nên trong ngày 20-10, ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa to đến rất to, có nơi đặc biệt to với lượng mưa từ 150-300 mm, có nơi trên 300 mm; ở Nghệ An từ 20-50 mm.
Từ nay đến ngày 21-10, ở khu vực từ Quảng Trị đến Đà Nẵng có mưa rất to với lượng mưa phổ biến 150-250 mm, có nơi trên 300 mm; ở khu vực từ Quảng Nam đến Phú Yên 50-100 mm, có nơi trên 150 mm. Nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi các tỉnh ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế.
Hà Tĩnh là địa phương bị ngập nặng nhất trong ngày 19-10, các địa phương tổ chức sơ tán hơn 15.000 hộ dân. Mưa lớn kết hợp với hồ Kẻ Gỗ đang xả lũ với mức 900 m3/giây và dự kiến còn tăng lên nên để bảo đảm sự an toàn cho người dân, sáng 19-10, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu cho chủ tịch UBND kiêm Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn các huyện: Cẩm Xuyên, Thạch Hà và TP Hà Tĩnh khẩn trương huy động lực lượng, phương tiện để tổ chức di dời dân vùng hạ du hồ chứa nước Kẻ Gỗ đến nơi an toàn.
Vào lúc 13 giờ ngày 19-10, một áp thấp nhiệt đới với vị trí tâm ở vào khoảng 13,6 độ vĩ Bắc; 128,4 độ kinh Đông, cách bờ biển miền Trung Philippines khoảng 440 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7, giật cấp 9 và có khả năng mạnh lên thành bão.
Đến 13 giờ ngày 20-10, vị trí tâm bão ở khoảng 15,5 độ vĩ Bắc; 123,5 độ kinh Đông, cách đảo Luzon, Philippines khoảng 200 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10, di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25 km, đi vào biển Đông và có khả năng mạnh thêm.
Nhiều tuyến đường ở huyện Kỳ Anh bị sạt lở nghiêm trọng Do ảnh hưởng của mưa lũ suốt nhiều ngày qua khiến nhiều tuyến đường của huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) bị sạt lở nghiêm trọng. Quốc lộ 12 C tại Km 41 700 đoạn đi qua xã Kỳ Sơn (Kỳ Anh)... ... bị sạt lở nghiêm trọng Nước dâng cao khiến nhiều xã vùng trên của huyện Kỳ Anh bị ngập lụt cục...