Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng kết thúc thành công chuyến thăm Anh
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Ireland, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã dẫn đầu đoàn cấp cao Chính phủ Việt Nam thăm chính thức Vương quốc Anh từ ngày 24 – 26.4.2017. Đây là chuyến thăm được cả hai bên đánh giá là rất thành công.
Tháp tùng Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng có Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Anh kiêm nhiệm Ireland Nguyễn Văn Thảo, Lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, các Bộ Ngoại giao, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông Vận tải và Xây dựng.
Trong thời gian làm việc tại Anh, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã hội kiến với Công tức xứ York, Hoàng tử Andrew; gặp Bộ trưởng Thương mại quốc tế Liam Fox; Quốc Vụ khanh Bộ Ngoại giao, Hạ nghị sỹ Alok Sharma; Quốc Vụ khanh thứ Nhất Bộ Tài chính, Hạ nghị sĩ David Gauke; tiếp Lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu của Anh trong lĩnh vực tài chính, giáo dục, bất động sản…; Chủ tịch tập đoàn đa lĩnh vực của Anh Jardine Matheson; Ban Lãnh đạo Mạng lưới Hữu nghị Việt Nam – Anh; dự sự kiện khởi sự doanh nghiệp “Pitch@Palace” do Công tước xứ York, Hoàng tử Andrew chủ trì; đến thăm và nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam và Cộng đồng người Việt tại Anh. Phó Thủ tướng và Đoàn Công tác đã đến thăm và đặt hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí minh tại Toà nhà New Zealand House, số nhà 80, phố Haymarket, nơi Người đã từng làm việc năm 1913.
Ưu tiên thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược
Cuộc gặp với Hoàng tử Andrew diễn ra tại Cung điện Bukingham Palace. Hoàng tử Andrew dành cho Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và đoàn sự đón tiếp trọng thị, thân tình.
Trong trao đổi, Phó Thủ tướng đã chuyển lời thăm hỏi của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam tới Hoàng gia và Chính phủ Anh; khẳng định Việt Nam coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược với Anh, trong đó trọng tâm là hợp tác thương mại – đầu tư, văn hóa – giáo dục, an ninh – quốc phòng.
Công tước xứ York, Hoàng tử Andrew và các nhà Lãnh đạo Anh cảm ơn lời thăm hỏi của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam; hoan nghênh những thành tựu Việt Nam đạt được trong tiến trình hội nhập kinh tế nói chung và tự do hoá thương mại nói riêng; đánh giá cao sự phát triển năng động, hiệu quả của quan hệ hai nước; khẳng định Chính phủ Anh tiếp tục ưu tiên thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Anh trên tất cả các lĩnh vực.
Về chính trị – ngoại giao, Phó Thủ tướng đề nghị Hoàng gia và Chính phủ Anh tăng cường trao đổi đoàn các cấp, đặc biệt là cấp cao; triển khai hiệu quả cơ chế Đối thoại chiến lược Ngoại giao – An ninh – Quốc phòng; ủng hộ Việt Nam ứng cử vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020 – 2021; ủng hộ ứng cử viên của Việt Nam vào vị trí Tổng Giám đốc UNESCO nhiệm kỳ 2017 – 2021.
Các nhà lãnh đạo Anh nhất trí tiếp tục triển khai hiệu quả cơ chế hợp tác trên và duy trì hợp tác hiệu quả tại các cơ chế đa phương. Về tình hình Biển Đông, Lãnh đạo Anh khẳng định Chính phủ Anh ủng hộ quan điểm đề cao luật pháp quốc tế, duy trì an ninh hàng hải, hàng không, kiềm chế không làm gia tăng căng thẳng để bảo đảm lợi ích của các bên liên quan.
Video đang HOT
Trụ cột hợp tác kinh tế – thương mại – đầu tư
Về kinh tế – thương mại – đầu tư, Phó Thủ tướng nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác kinh tế – một trong những trụ cột của quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Anh; khẳng định Chính phủ Việt Nam cam kết tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có các doanh nghiệp Anh đầu tư, chuyển giao công nghệ, làm ăn lâu dài tại Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực thế mạnh của Anh như tài chính – ngân hàng, bảo hiểm, năng lượng, dầu khí, công nghệ cao, môi trường…
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị Chính phủ Anh khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp Anh làm ăn với Việt Nam thông qua ưu đãi vốn vay, tổ chức các đoàn xúc tiến thương mại, đầu tư đến Việt Nam; quan tâm hỗ trợ Việt Nam trong các lĩnh vực ưu tiên như cải thiện môi trường kinh doanh, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển cơ sở hạ tầng; tiếp tục ủng hộ Việt Nam trong kỳ IDA 18…
Các nhà Lãnh đạo Anh đánh giá cao những thành tựu trong cải thiện môi trường kinh đầu tư – kinh doanh ở Việt Nam; tin tưởng hai bên còn nhiều tiềm năng hợp tác; nhất trí tiếp tục triển khai hiệu quả cơ chế Uỷ ban Hỗn hợp về Kinh tế và Thương mại (JETCO). Đồng thời, cho rằng sau bầu cử, Chính phủ mới của Anh sẽ vẫn quan tâm thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư với Việt Nam; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Anh tăng cường hoạt động kinh doanh tại Việt Nam và hàng hoá Việt Nam tiếp cận thị trường Anh; ủng hộ Việt Nam tiếp cận nguồn vốn từ các quỹ đầu tư của Anh cho các lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam như cải thiện môi trường kinh doanh, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển cơ sở hạ tầng…
Tiếp mạng lưới Hữu nghị Việt – Anh, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị hai bên đẩy mạnh các hoạt động quảng bá văn hoá, du lịch, nhất là trong bối cảnh hai nước đang hướng tới kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ Ngoại giao vào năm 2018
Công tước xứ York, Hoàng tử Andrew khẳng định với kinh nghiệm, uy tín, và mạng lưới quan hệ của mình sẽ hỗ trợ Việt Nam xây dựng mô hình kết nối, khởi sự doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam phát triển và kinh doanh thành công trong môi trường toàn cầu.
Lãnh đạo các doanh nghiệp Anh đánh giá với tiềm năng lớn về thị trường và quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; tin tưởng Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư Anh; bày tỏ mong muốn đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực dịch vụ tài chính, tài chính xanh, công nghệ thông tin, xây dựng, bất động sản…
Ban chấp hành Mạng lưới hữu nghị Việt – Anh khẳng định Mạng lưới sẽ tiếp tục các hoạt động kết nối doanh nghiệp, giao lưu nhân nhân, quảng bá hình ảnh Việt Nam, qua đó góp phần thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục…
Về hợp tác tài chính, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá hợp tác giữa hai nước đã đạt được một số kết quả tích cực nhưng vẫn còn ở mức khiêm tốn và tiềm năng của cả hai bên vẫn còn rất lớn. Phó Thủ tướng đề nghị Anh chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ Việt Nam cải tiến hệ thống quản lý tài chính quốc gia và phát triển thị trường và dịch vụ tài chính; tiếp tục tăng cường hợp tác giữa Tổng cục hải quan Việt Nam và Cơ quan Hải quan Anh trong các lĩnh vực chống buôn lậu thuốc lá, đấu tranh chống vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Phía Anh khẳng định sẵn sàng thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực trao đổi kinh nghiệm quản lý hạ tầng cơ sở tài chính, tài chính xanh, phòng chống buôn lậu và các vi phạm hải quan qua biên giới, hợp tác triển khai Đối tác Công – Tư (PPP)…
Thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Anh, gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Anh, Phó Thủ tướng đánh giá cao những đóng góp tích cực của cán bộ, nhân viên Đại sứ quán trong phát triển quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Anh
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng đề nghị hai bên đẩy mạnh các hoạt động quảng bá văn hoá, du lịch, nhất là trong bối cảnh hai nước đang hướng tới kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ Ngoại giao vào năm 2018; hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn lao động chất lượng cao; tăng thêm học bổng cho sinh viên Việt Nam sang nghiên cứu và học tập tại Anh; hỗ trợ Việt Nam trong các hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc mà Việt Nam tham gia; hỗ trợ các dự án rà phá bom mìn; tạo điều kiện thuận lợi cho Cộng đồng người Việt Nam tại Anh hoà nhập sở tại và phát huy vai trò cầu nối thúc đẩy hợp tác song phương. Công tước xứ York, Hoàng tử Andrew và các nhà Lãnh đạo Anh khẳng định sẽ quan tâm thúc đẩy để hiện thực hoá các đề xuất của Phó Thủ tướng và vui vẻ nhận lời mời, hứa sẽ sang thăm Việt Nam trong thời gian sớm nhất có thể.
Nhân dịp chuyến công tác, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng và Đoàn đã đến thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Anh, gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Anh. Phó Thủ tướng đánh giá cao những đóng góp tích cực của cán bộ, nhân viên Đại sứ quán trong phát triển quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Anh cũng như công tác bảo hộ công dân, vận động người Việt Nam tại Anh tham gia các hoạt động hướng về đất nước; biểu dương cộng đồng người Việt Nam tại Anh hòa nhập tốt với sở tại, chủ động đóng vai trò cầu nối thúc đẩy quan hệ hợp tác hai bên.
Theo Xuân Tuyến (Chinhphu.vn)
Lập danh sách 'đen' doanh nghiệp nguy cơ gây ô nhiễm
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Trần Hồng Hà cho biết, sắp tới sẽ rà soát, kiểm kê, xây dựng cơ sở dữ liệu các doanh nghiệp tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường từ trung ương đến địa phương.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu tiếp tục kiểm soát chặt chẽ việc xử lý môi trường tại Nhà máy thép Formosa ở Hà Tĩnh. Ảnh: Minh Thùy.
Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2016, triển khai kế hoạch năm 2017 của ngành tài nguyên và môi trường sáng qua, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Trần Hồng Hà cho biết, sắp tới sẽ rà soát, kiểm kê, xây dựng cơ sở dữ liệu các doanh nghiệp tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường từ trung ương đến địa phương. Quyết tâm 2-3 năm tới, các doanh nghiệp có nguy cơ ô nhiễm môi trường phải có lộ trình khắc phục.
Kiến nghị giám sát chặt
Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, năm 2016, vấn đề môi trường ở nhiều nơi, nhiều lúc rất bức xúc. Báo cáo của Bộ cho thấy, bùng phát nhiều điểm nóng về ô nhiễm môi trường ở các địa phương (khoảng 50 sự cố, vấn đề môi trường nóng năm 2016 theo báo cáo trước đó của Tổng cục Môi trường). Ngoài ra, một số lượng lớn các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng chưa được xử lý. Nhiều khu, cụm công nghiệp chưa đầu tư xây dựng hạ tầng bảo vệ môi trường. 4.500 làng nghề hầu hết sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm. Đặc biệt chỉ có 40/786 đô thị có công trình xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, tỷ lệ xử lý nước thải sinh hoạt mới đạt 10-11%, còn lại xả trực tiếp ra môi trường.
Trước thực trạng đó, nhiều địa phương, bộ ngành kiến nghị giám sát chặt các doanh nghiệp có nguy cơ ô nhiễm. Ông Trương Minh Hoàng, Ủy ban KHCN&MT Quốc Hội cũng đề nghị, Bộ TN&MT cần tập trung cao nhất về kiểm soát, thẩm tra các công trình dự án trọng điểm kinh tế. Việc thẩm định, kiểm soát phải thực hiện ngay từ giai đoạn đầu. Đại diện Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng cho rằng, vấn đề thanh tra, kiểm tra nếu làm chi tiết, cụ thể và xử lý nghiêm thì rất tốt cho công tác quản lý.
Nhận định vi phạm về môi trường ngày càng nghiêm trọng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng yêu cầu, không cho đầu tư xây dựng các dự án không đảm bảo môi trường. Các dự án khi có đủ cơ sở xử lý môi trường theo yêu cầu mới cho vận hành. Tổng điều tra, rà soát, phân loại các nguồn gây ô nhiễm ra sông biển, không khí ở các đô thị lớn, cải tạo phục hồi các khu vực ô nhiễm.
Riêng với Nhà máy thép Formosa tại Hà Tĩnh, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ TN&MT phải tiếp tục kiểm soát chặt chẽ việc đầu tư công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý môi trường. Khi đáp ứng đủ điều kiện mới cho hoạt động đúng thiết kế.
Trước các đề nghị, yêu cầu trên, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, sắp tới kiểm tra từ trung ương đến địa phương để rà soát, kiểm kê, xây dựng cơ sở dữ liệu các doanh nghiệp có nguy cơ ô nhiễm môi trường để quản lý thật tốt các doanh nghiệp này. Quyết tâm 2-3 năm tới, các lĩnh vực, các ngành, có khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các doanh nghiệp có nguy cơ ô nhiễm phải có lộ trình khắc phục. "Chúng ta quyết tâm giám sát vấn đề này", Bộ trưởng Hà nói.
Không để đánh giá tác động môi trường chỉ là hình thức
Một trong những nguyên nhân gây ra hiện trạng môi trường hiện nay được Bộ TN&MT chỉ ra là do hiệu quả, biện pháp quản lý Nhà nước còn bất cập. Trong đó, Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) hay Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) vẫn chưa trở thành công cụ hữu hiệu trong phòng ngừa, kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường.
Ông Võ Văn Chánh, Phó chủ tịch UBND Đồng Nai chia sẻ, việc chôn lấp chất thải rắn tiềm ẩn nhiều nguy cơ với môi trường nên Tỉnh ủy Đồng Nai ra Nghị Quyết giảm tỷ lệ chôn lấp chất thải rắn xuống dưới 15% vào 2016 và yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện. Tuy nhiên, khi rà soát để thực hiện, các doanh nghiệp cho biết, báo cáo đánh giá tác động môi trường của họ được phê duyệt thực hiện đến năm 2020, thậm chí 2025 nên cần thời gian đầu tư. Vì vậy, theo ông Khánh, thời gian tới, Đồng Nai sẽ xin kiến nghị điều chỉnh một số báo cáo đánh giá tác động môi trường để giảm tỷ lệ chôn lấp rác thải và mong Bộ TN&MT ủng hộ chủ trương này.
Ông Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa nêu bất cập khác trong phê duyệt ĐTM. Ngoài Bộ TN&MT, UBND các tỉnh có quyền phê duyệt ĐTM, một số bộ, ngành khác cũng có quyền phê duyệt ĐTM trong khi trách nhiệm quản lý môi trường là của Bộ TN&MT và UBND các cấp. Cũng theo ông Quyền hiện nay có tình trạng, đơn vị này phê duyệt ĐTM trong khi đơn vị khác lại được cấp phép xả thải, dẫn đến bất cập. "Ví dụ Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn do Bộ TN&MT phê duyệt ĐTM nhưng quyền cấp phép xả thải lại thuộc về UBND tỉnh Thanh Hóa. Quá trình làm có những khó khăn, phải xin ý kiến lên, ý kiến xuống. Chúng tôi đề nghị cấp nào phê duyệt ĐTM thì gắn luôn cấp phép xả thải", ông Quyền nói.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng nêu thực tế, có một thời kỳ báo cáo đánh giá tác động môi trường chỉ là hình thức vì chúng ta chưa thấy được tác hại của ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường. Sự cố môi trường rất nghiêm trọng ở 4 tỉnh miền trung là bài học cảnh tỉnh. Vì vậy, Phó Thủ tướng yêu cầu phải nghiêm túc nâng cao chất lượng đánh giá tác động môi trường trong thời gian tới.
Yêu cầu xây dựng đề án giảm ô nhiễm không khí ở Hà Nội Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ TN&MT phối hợp với các đô thị lớn, đặc biệt là Hà Nội xây dựng đề án chống ô nhiễm không khí. "Thời gian qua, có những ngày ô nhiễm không khí ở Hà Nội lên mức cao, đe dọa sức khỏe, cuộc sống người dân", Phó Thủ tướng nói.
Theo Nguyễn Hoài (Tiền Phong)
Điều tra tình trạng trục lợi chính sách hỗ trợ khai thác thủy sản Theo yêu cầu của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, các đơn vị nghiệp vụ và công an sẽ điều tra, củng cố tài liệu, chứng cứ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các đối tượng lợi dụng chính sách hỗ trợ hoạt động khai thác thủy sản trên các vùng biển xa để chiếm đoạt tiền Nhà nước. Ảnh...