Phó thủ tướng: ‘Tránh tình trạng khu giãn cách chỉ chăng dây’
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định những khu vực vẫn xảy ra lây nhiễm là do chưa thực hiện nghiêm.
Ông yêu cầu tránh tình trạng khu phong tỏa chỉ chăng dây hai đầu, không kiểm tra.
Sau khi kết thúc chuyến làm việc với UBND quận 10 (TP.HCM), chiều 22/7, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM, cùng đoàn công tác đã làm việc với 6 tỉnh khu vực phía Nam sông Hậu (An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng) về công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Nguy cơ từ nhóm lái xe đường dài
Tại buổi làm việc, từng địa phương báo cáo về tình hình dịch bệnh, năng lực xét nghiệm, công suất cách ly, điều trị, và các đề xuất với Trung ương để cải thiện, dự trù trong phòng, chống dịch. Các địa phương đều khẳng định 4 ngày qua, người dân cơ bản thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 16.
Qua nghe báo cáo của các địa phương, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn bày tỏ sự yên tâm với tình hình 6 tỉnh. Dù An Giang, Kiên Giang có số ca nhiễm trên 100 nhưng điều trong vòng kiểm soát.
Nhiều tỉnh phát hiện tài xế lái xe đường dài dương tính với SARS-CoV-2. Ảnh: Phạm Ngôn.
Một vấn đề được nhiều tỉnh nêu ra là nguy cơ lây nhiễm từ nhóm lái xe liên tỉnh đường dài vì qua rà soát, nhiều tỉnh phát hiện các trường hợp lái xe dương tính với SARS-CoV-2.
Trao đổi về vấn đề này, ông Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, chia sẻ lái xe cũng là nhóm đối tượng phải thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 16. Bộ có đề nghị không kiểm tra các xe chở hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân khi đang lưu thông trên đường. Tuy nhiên, ông lưu ý điểm đầu và điểm cuối thì vẫn phải kiểm tra. Điều kiện bắt buộc vẫn là giấy xét nghiệm âm tính với SAR-CoV-2.
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng đề nghị các tỉnh cần tận dụng thời gian hiện nay xây dựng, củng cố lực lượng truy vết, có sự tham gia của công an để truy hết các trường hợp F1, không bỏ sót, lọt nguy cơ lây nhiễm ngoài cộng đồng.
Bộ Y tế sẽ cân đối các nguồn lực hỗ trợ địa phương về vật tư, trang thiết bị, sinh phẩm xét nghiệm. “Các tỉnh cũng cần chủ động chuẩn bị cơ sở vật chất điều trị cho bệnh nhân Covid-19 như thiết lập hệ thống oxy tập trung, trang bị máy thở oxy dòng cao (HFNC), đào tạo, tập huấn nhân viên y tế… để sẵn sàng cho tình huống có nhiều bệnh nhân, nhưng không để chuyển nặng, hạn chế tử vong”, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nói.
Dịch lây lan rộng vì không thực hiện nghiêm
Kết luận buổi làm việc, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nêu rõ 3 mục tiêu khi 19 tỉnh, thành phố phía nam thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16: ngăn dịch bệnh lây nhiễm từ TP.HCM ra các tỉnh, thành phố khác và ngược lại; tạo luồng lưu thông hàng hoá thông suốt, an toàn trong vùng và mục tiêu lớn nhất là tạo “vùng hậu phương” an toàn vững chắc để hỗ trợ, chi viện cho TP.HCM.
Phó thủ tướng chia sẻ cách tiếp cận trước đây thường là từ khu vực nóng nhất ra ngoài. Nhưng hiện giờ, cách tiếp cận là từ ngoài dồn vào trong, thu hẹp vùng dịch lại.
Ông hoan nghênh các tỉnh đã thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 và nhận định tình hình cơ bản đang kiểm soát được. Đồng thời, Phó thủ tướng nhắc nhở các địa phương một số công việc cụ thể.
Thứ nhất, khi thực hiện Chỉ thị 16 phải rõ, nghiêm, chắc, hiệu quả, trên hết là phải nghiêm. Ông chia sẻ qua các nguồn tin địa phương vẫn ghi nhận có những nơi chưa nghiêm. “Nghiêm để chống dịch là một và lệnh mình phải giãn cách nghiêm thì lần sau mới không bị lờn”, ông nói.
Phó thủ tướng dẫn chứng nghiêm tức là phải kiểm soát tất cả người từ địa phương khác về tỉnh mình, đúng phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”. Nơi nào cơ sở không nắm được người từ địa phương khác về, hoặc về nhưng không chủ động khai báo, thì phải xử lý nghiêm. Người trong gia đình, chính quyền cơ sở đều phải làm rõ trách nhiệm.
Phó thủ tướng lưu ý trong khu phong tỏa thì phải đặc biệt nghiêm. Phó thủ tướng nhắc nhở tuyệt đối tránh tình trạng một khu giãn cách chỉ chăng dây gác hai đầu, còn bên trong không kiểm tra được. “Tất cả mọi nơi mà để dịch lây lan rộng trong một mức nào đấy là vì không thực hiện nghiêm. Đó là một trong những nguyên nhân chính”, ông nhận định.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam được Chính phủ phân công hỗ trợ phía nam chống dịch. Ảnh: VGP/Đình Nam.
Ông Vũ Đức Đam chia sẻ mục tiêu trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16 không chỉ là hình thành vùng an toàn bền vững, mà nếu cần thiết thì sau này, lực lượng ở vùng an toàn có thể đi giúp các địa phương khác.
“Trước nay, cơ bản là TP.HCM giúp chúng ta thôi. Bây giờ phải sẵn sàng phấn đấu làm nhanh nhất có thể để giúp ngược lại”, Phó thủ tướng nói.
Ông nhắc nhở các địa phương trong 15 ngày thực hiện Chỉ thị 16 phải triển khai đồng bộ, vận hành tối đa công suất, năng lực của máy xét nghiệm cũng như đội ngũ lấy mẫu. Các địa phương không lạm dụng xét nghiệm kháng nguyên nhanh mà nên tập làm xét nghiệm RT-PCR mẫu gộp. Mục tiêu là tăng tốt tối đa, “quét” thật nhanh để có thể chi viện trong trường hợp dịch tại TP.HCM kéo dài.
Về thu dung, điều trị F0, ông Vũ Đức Đam lưu ý: “Bản thân F0 chưa phải là bệnh nhân mà là người bị nhiễm virus. Trong 10 người bị nhiễm thì trung bình khoảng 2 người có triệu chứng”.
Ông lưu ý F0 khi được thu dung chưa có triệu chứng nhưng có thể chuyển biến rất nhanh nên phải theo dõi sát. Ngoài ra, ông cho biết đã chỉ đạo TP.HCM cho F0 sử dụng thuốc Đông y theo hướng dẫn, phác độ của Bộ Y tế.
Đặc biệt, ông lưu ý người có triệu chứng thì điều quan trọng nhất là có oxy, nếu không sẽ chuyển nặng rất nhanh. Ông cho biết Bộ Y tế sẽ tăng cường máy thở oxy dòng cao (HFNC) và cho biết nếu người bệnh được thở máy này, nguy cơ chuyển nặng lên thở máy thở sẽ giảm đáng kể. Còn nếu phải thở máy thở xâm lấn hay chạy ECMO thì đã nguy kịch.
Cuối cùng, Phó thủ tướng nhấn mạnh các địa phương phải giữ chặt bệnh viện, đồng thời, phát động người dân nếu có triệu chứng ho, sốt thì đi xét nghiệm ngay.
Người dân TP.HCM ngồi theo hàng, chờ tiêm vaccine .Tại nhà thi đấu Lãnh Binh Thăng (quận 11), người dân ngồi theo hàng, chờ đến lượt được tiêm vaccine ngừa Covid-19.
Nhanh chóng dập dịch, sẵn sàng chi viện cho TPHCM
Các tỉnh phía Nam sông Hậu cần tiếp tục tăng tốc làm sạch địa bàn, dập dứt điểm, sẵn sàng chi viện cho các địa phương khác theo điều phối của Bộ Y tế khi cần thiết.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các tỉnh phía Nam sông Hậu cần tiếp tục tăng tốc làm sạch địa bàn, dập dứt điểm, sẵn sàng chi viện cho các địa phương khác theo điều phối của Bộ Y tế khi cần thiết. Ảnh: VGP/Đình Nam
Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đặt ra tại cuộc họp trực tuyến với Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ, 6 tỉnh khu vực phía Nam sông Hậu (An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng), chiều 22/7.
Kiểm soát tình hình, lập ' chiến khu xanh '
Lãnh đạo các địa phương cho biết, tình hình dịch bệnh trên địa bàn cơ bản được kiểm soát. Các ca nhiễm đa phần được xác định nguồn lây nhiễm từ TPHCM, địa phương có dịch về, ít có sự lây nhiễm trong cộng đồng. Đáng chú ý, một số địa phương thực hiện xét nghiệm nhanh tại các chốt kiểm soát phòng, chống dịch đã phát hiện một số lái xe tải đường dài dương tính với SARS-CoV-2.
Các địa phương đã huy động cả hệ thống chính trị, cấp uỷ, chính quyền cơ sở, người dân cùng thực hiện nghiêm giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg. Hoạt động kinh tế, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp tiếp tục được duy trì với phương án phòng, chống dịch cụ thể. Các địa phương triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ đời sống an sinh, xã hội cho nhân dân, đặc biệt là người nghèo, mưu sinh hàng ngày. Tình hình an ninh trật tự được bảo đảm an toàn.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhận định, tình hình dịch ở các tỉnh phía Nam sông Hậu đang được kiểm soát tốt, số lượng các ca nhiễm chưa lớn, các hoạt động điều tra, truy vết, xét nghiệm đang được thực hiện đúng theo hướng dẫn của Bộ.
Thời gian tới cần tiếp tục tập trung dập dịch dứt điểm, đồng thời tăng cường xét nghiệm RT-PCR sàng lọc, tầm soát định kỳ tại những địa điểm nguy cơ cao để tạo vùng an toàn vững chắc tại khu vực phía Nam sông Hậu.
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng đề nghị các tỉnh cần tận dụng thời gian hiện nay xây dựng, củng cố lực lượng truy vết, có sự tham gia của công an để truy hết các trường hợp F1, không bỏ sót, lọt nguy cơ lây nhiễm ngoài cộng đồng.
Bộ Y tế sẽ cân đối các nguồn lực hỗ trợ địa phương về vật tư, trang thiết bị, sinh phẩm xét nghiệm. "Các tỉnh cũng cần chủ động chuẩn bị cơ sở vật chất điều trị cho bệnh nhân COVID-19 như thiết lập hệ thống oxy tập trung, trang bị máy thở oxy dòng cao (HFNC), đào tạo, tập huấn nhân viên y tế... để sẵn sàng cho tình huống có nhiều bệnh nhân, nhưng không để chuyển nặng, hạn chế tử vong", Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn trao đổi.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho biết, tình hình sản xuất nông nghiệp vẫn ổn định, bảo đảm nguồn cung, một số mặt hàng thực phẩm đang giảm giá, ùn tắc cục bộ và rất cần sự điều tiết. Các địa phương cần thành lập các tổ công tác kết nối với DN để tháo gỡ khó khăn tiêu thụ nông sản cho nông dân.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải lưu ý các tỉnh trong khi thực hiện Chỉ thị 16 không có nghĩa cấm hoàn toàn các chợ truyền thống, mà những nơi nào bảo đảm an toàn dịch bệnh, giữ đúng khoảng cách thì vẫn cho phép hoạt động để hạn chế ảnh hưởng đến việc tiêu thụ nông sản, hàng hoá cho bà con nông dân.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu rõ 3 mục tiêu khi 19 tỉnh, thành phố phía Nam thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 là để ngăn dịch bệnh lây nhiễm từ TPHCM ra các tỉnh, thành phố khác và ngược lại; tạo luồng lưu thông hàng hoá thông suốt, an toàn trong vùng và mục tiêu lớn nhất là tạo "vùng hậu phương" an toàn vững chắc để hỗ trợ, chi viện cho TPHCM.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 phát biểu tại cuộc họp trực tuyến với Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ, 6 tỉnh khu vực phía Nam sông Hậu. Ảnh: VGP/Đình Nam
Không được chỉ 'chăng dây gác hai đầu '
Phó Thủ tướng đánh giá, đến nay các tỉnh đã thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng, tình hình cơ bản đang kiểm soát được. Tuy nhiên, các địa phương phải tiếp tục quán triệt phương châm "RÕ - NGHIÊM - CHẮC - HIỆU QUẢ" trong thực hiện Chỉ thị 16, đặt biệt phải làm rất nghiêm.
Phó Thủ tướng đề nghị phải phát huy tối đa vai trò của các tổ chức, đoàn thể, tổ COVID-19 cộng đồng, nòng cốt là lực lượng công an để "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người". Những ai không khai báo y tế hoặc không trung thực phải bị xử lý nghiêm, trong đó có trách nhiệm của người thân trong gia đình. Nếu không nắm được những người từ nơi khác về, chính quyền cơ sở, tổ chức, đoàn thể cũng phải chịu trách nhiệm.
Trong các khu phong toả phải thực hiện rất nghiêm, không chỉ bên ngoài mà cả bên trong, phải đúng là cách ly giữa gia đình với gia đình, "tuyệt đối tránh tình trạng chỉ chăng dây, gác hai đầu, còn người dân bên trong đi lại tự do".
Trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg, các tỉnh phải triển khai đồng bộ, vận hành tối đa công suất của máy, năng lực đội ngũ lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR để quét sạch các vùng còn có nguy cơ, chú trọng mẫu gộp 5, gộp 10. Từ đó, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ lấy mẫu, xét nghiệm thật bài bản, khoa học, nhuần nhuyễn từ lấy mẫu, quản lý thông tin, kết quả xét nghiệm... để sẵn sàng chi viện cho các tỉnh khác hay TPHCM theo điều động của Bộ Y tế.
Về điều trị, Phó Thủ tướng đề nghị các tỉnh phải sẵn sàng các trung tâm thu dung F0 ban đầu căn cứ vào kết quả xét nghiệm, nồng độ virus, tình trạng sức khoẻ để bố trí nhân viên y tế theo dõi sát, thăm hỏi, kịp thời chuyển ngay tuyến trên những trường hợp có dấu hiệu chuyển nặng. Đối với những F0 chưa có triệu chứng thì tạo điều kiện cho bà con sinh hoạt, vận động, thư giãn, bớt bức bách về tinh thần; tổ chức việc cấp thuốc Đông y theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Những cơ sở điều trị bệnh nhân chuyển nặng phải có hệ thống oxy tập trung, máy thở oxy cao áp (HFNC), thuốc men... sẽ giảm đáng kể nguy cơ bệnh sẽ nặng hơn, hạn chế tử vong.
Hệ thống các bệnh viện phải bảo đảm an toàn tối đa, tăng cường tần suất xét nghiệm sàng lọc định kỳ, những người có triệu chứng nghi nhiễm phải được xét nghiệm ngay.
Bảo đảm lái xe di chuyển thuận lợi, an toàn
Đối với việc kiểm soát lái xe đường dài, Phó Thủ tướng nêu rõ nguyên tắc khi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 thì chỉ cho lưu chuyển hàng hoá, người đang thực thi công vụ. Vì vậy, các địa phương phải tạo điều kiện tối đa để xét nghiệm COVID-19, bảo đảm lái xe di chuyển thuận lợi, an toàn. Tất cả các địa phương có DN vận tải hàng hoá đăng ký hoạt động phải có trách nhiệm quản lý và tổ chức xét nghiệm đội ngũ lái xe bằng xét nghiệm nhanh hoặc RT-PCR. Đối với những lái xe di chuyển liên tục, khi hết hạn giấy xét nghiệm thì đến đâu thì địa phương nơi đó có trách nhiệm tổ chức xét nghiệm bổ sung.
"Trong vùng 19 tỉnh, thành phố phía Nam thực hiện Chỉ thị 16 các xe vận tải vẫn phải có logo, mã QR nhận diện luồng xanh nội vùng, không buông lỏng", Phó Thủ tướng lưu ý.
Trong hoạt động sản xuất, các tỉnh phải giữ an toàn các khu công nghiệp, không được để bị "thủng".
Cụ thể, các DN phải thực hiện nghiêm các hướng dẫn phòng, chống dịch, lập danh sách công nhân làm việc (có địa chỉ, số điện thoại), thực hiện khai báo y tế điện tử, quản lý di chuyển của công nhân từ nơi ở đến nơi làm việc, hạn chế tiếp xúc...
Các DN có phương án bố trí lại ca, kíp gắn với khu vực lưu trú, ở trọ của công nhân. Các địa phương có thể sắp xếp lại theo hướng mỗi khu nhà trọ, sau khi đã làm sạch, là một ký túc xá cho một DN hay cụm DN gần nhau.
Phó thủ tướng gợi ý TP.HCM tập huấn dân tự lấy mẫu xét nghiệm nhanh Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định việc lấy mẫu xét nghiệm là đơn giản và TP.HCM có thể tập huấn để người dân tự lấy mẫu xét nghiệm nhanh, có sự giám sát của nhân viên y tế. Sáng 22/7, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cùng đoàn công tác làm việc với UBND quận 10 (TP.HCM) để tìm hiểu công...