Phó Thủ tướng: Tranh chấp BOT phải xử lý ngay
Phát biểu tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay 15.8, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, ngay từ khi dư luận bức xúc về các dự án đầu tư theo hình thức BOT, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành liên quan và các địa phương đánh giá lại các dự án giao thông BOT (có sự tham gia của Kiểm toán Nhà nước).
Nhiều nhà đầu tư BOT chủ yếu bằng vốn vay ngân hàng
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã tham dự phiên thảo luận của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về việc đầu tư, khai thác các công trình giao thông theo hình thức Hợp đồng Xây dựng-Kinh doanh-Chuyển giao (BOT) sáng nay, 15.8.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay 15.8.
Theo Phó Thủ tướng, sau khi UBTVQH có chương trình giám sát chuyên đề về đầu tư theo hình thức BOT ngành Giao thông, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ GTVT và các Bộ, ngành liên quan, các địa phương nghiêm túc báo cáo trên tinh thần khách quan, trung thực.
“Việc thực hiện giám sát chuyên đề của UBTVQH về thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng BOT là cần thiết và kịp thời”, Phó Thủ tướng khẳng định.
Kết quả giám sát cũng đã khẳng định, chủ trương huy động nguồn lực đầu tư theo hình thức BOT là đúng đắn, hiệu quả.
Đặc biệt, báo cáo giám sát đã chỉ rõ những tồn tại, hạn chế trong xây dựng chiến lược, quy hoạch, đặc biệt là kế hoạch hoá quan trình đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông, để phù hợp với khả năng cân đối nguồn lực của đất nước, trong đó có cả việc lựa chọn các dự án đầu tư ưu tiên còn chưa hợp lý; những tồn tại từ khâu chuẩn bị đầu tư (công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự án) đến công tác lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, xác định tổng mức đầu tư để làm cơ sở tính giá phí; việc lựa chọn nhà đầu tư (vẫn chủ yếu là chỉ định thầu); công tác huy động vốn; khâu thực hiện đầu tư (thời gian kéo dài, chất lượng một số công trình thấp); công tác khai thác, vận hành công trình (việc xác định vị trí các trạm thu phí chưa hợp lý, gây bức xúc cho người dân; việc định giá phí còn cao…).
Phó Thủ tướng nêu ví dụ cụ thể về việc đầu tư xây dựng, việc doanh nghiệp đặt trạm thu phí chưa hợp lý tại cầu Hạc Trì – Phú Thọ, gây ra bức xúc trong dư luận.
“Cầu Hạc Trì chất lượng còn tốt, khi đầu tư xây dựng cầu mới thì ngăn không cho người dân đi cầu cũ nữa. Câu hỏi đặt ra là đã thực sự cần thiết phải đầu tư cầu mới chưa? Nếu cầu cũ kém chất lượng là trách nhiệm của ai?” Phó Thủ tướng đặt câu hỏi.
Phó Thủ tướng nhất trí cao với những nguyên nhân các tồn tại, hạn chế đã được báo cáo giám sát của UBTVQH chỉ ra. Đó là: Hệ thống cơ sở pháp luật về đầu tư xây dựng theo hình thức PPP nói chung, hợp đồng BOT nói riêng chưa hoàn thiện; việc phối hợp thực hiện để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc còn chưa hiệu quả; còn thiếu kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng theo hình thức BOT; việc kiểm soát quá trình đầu tư xây dựng đến khai thác, sử dụng còn thiếu chặt chẽ; năng lực, kinh nghiệm và tính chuyên nghiệp của các nhà đầu tư còn nhiều hạn chế.
Video đang HOT
Nhiều nhà đầu tư thiếu vốn, nên chủ yếu dựa vào nguồn vốn ngân hàng; nguồn lực của nhà nước cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông còn nhiều khó khăn.
“Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được QH, TVQH quan tâm, ủng hộ, thường xuyên giám sát, kiểm tra để từ đó Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương kịp thời phát hiện những tồn tại, hạn chế nhằm kịp thời đưa ra các giải pháp khắc phục hiệu quả”, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nói.
Rà soát toàn bộ hệ thống trạm thu phí BOT
Phó Thủ tướng cho biết, ngay từ khi có dư luận bức xúc về các dự án đầu tư theo hình thức BOT, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ GTVT, Bộ Tài chính, các bộ, ngành liên quan và các địa phương phải đánh giá lại các dự án giao thông BOT (có sự tham gia của Kiểm toán Nhà nước) để chỉ rõ những mặt được, tồn tại hạn chế, những giải pháp khắc phục của hình thức này.
Các bộ, ngành đã khẩn trương tính toán lại và rà soát quyết toán của tất cả các dự án để tính lại thời gian thu phí, đến nay đã thực hiện xong với 54 dự án; rà soát lại toàn bộ hệ thống trạm thu phí để xử lý những bất cập, bố trí lại một số trạm thu phí cho hợp lý hơn. Chính phủ đã chỉ đạo triển khai thí điểm các trạm thu phí không dừng trên Quốc lộ 1A, Quốc lộ 14 để triển khai mở rộng.
Cùng với đó, Chính phủ đã yêu cầu các bộ ngành nhanh chóng rà soát để hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư xây dựng theo hình thức PPP. Cụ thể, sửa Nghị định về Hợp tác PPP, Nghị định về Lựa chọn nhà đầu tư Thông tư của Bộ Tài chính; Ban hành Thông tư của Bộ GTVT về các quy định trạm thu phí.
Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết Chính phủ sẽ tập trung thực hiện hàng loạt các giải pháp nhằm khắc phục hiệu quả những tồn tại, hạn chế trong thời gian qua, đồng thời phát huy hiệu quả của hình thức hợp đồng BOT trong phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng.
Theo đó, nhiệm vụ đầu tiên là phải tập trung rà soát lại chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của từng lĩnh vực (đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, hàng không…) của quốc gia, khu vực, thậm chí của các địa phương. Từ đó, kịp thời điều chỉnh, bổ sung, cập nhật các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch cho phù hợp với yêu cầu CNH-HĐH đất nước cũng như phù hợp với nguồn lực của nền kinh tế trong từng giai đoạn.
“Việc kế hoạch hoá đầu tư đang là khâu yếu nhất hiện nay, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến đầu tư phong trào, tràn lan, dàn trải, gây lãng phí nguồn lực”, Phó Thủ tướng nói.
Bên cạnh đó, Chính phủ, các Bộ, ngành cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội để hoàn thiện thể chế về đầu tư xây dựng (trong đó có nhiều luật liên quan như Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư, Luật XD, Luật Đất đai, Luật Xây Dựng, Luật GTVT, Luật BVMT…).
Đặc biệt, cần nhanh chóng xây dựng, ban hành Luật Đối tác Công – Tư, tạo hành lang pháp lý, môi trường thuận lợi để huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
Việc lựa chọn chính xác các dự án ưu tiên về phát triển kết cầu hạ tầng giao thông để đầu tư trong giai đoạn từ nay đến 2020 và chuẩn bị cho giai đoạn 2020-2030 cũng sẽ là một trong những nội dung cần tập trung triển khai.
“Từ nay đến 2020, phải cơ bản hoàn thành các tuyến cao tốc quan trọng từ Lạng Sơn đến Cà Mau. Từ 2020-2025 có thể làm một số đoạn ưu tiên của đường sắt tốc độ cao; sân bay quốc tế Long Thành. Cần phải xác định rõ thứ tự ưu tiên”, Phó Thủ tướng nói.
Công khai minh bạch trong lựa chọn nhà đầu tư
Một nhóm giải pháp khác cũng được Chính phủ ưu tiên chỉ đạo thực hiện là tăng cường kiểm soát chất lượng các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông vận tải từ khâu lập, thẩm định, quyết định đầu tư đến thực hiện đầu tư, khai thác…
“Yêu cầu đặt ra là phải tính đúng, tính đủ tổng mức đầu tư của từng dự án để làm cơ sở đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư, cơ sở để tính giá phí, bố trí trạm thu phí, thời gian thu phí… Nếu tính đúng, tính đủ thì sẽ có mức giá hợp lý, từ đó đảm bảo được quyền lợi của nhà nước, nhà đầu tư và đặc biệt là lợi ích của người dân”, Phó Thủ tướng phân tích.
Bên cạnh đó, phải công khai minh bạch trong việc lựa chọn nhà đầu tư.
“Chính phủ yêu cầu cầu phải đầu thầu công khai lựa chọn các nhà đầu tư đủ năng lực, đáp ứng tốt nhất các yêu cầu triển khai thực hiện dự án. Các nhà đầu tư nước ngoài khi quan tâm đầu tư các dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, ngoài tiêu chí chính sách, môi trường đầu tư phải minh bạch, rõ ràng, thường yêu cầu Chính phủ phải bảo lãnh doanh thu, bảo lãnh chuyển đổi ngoại tệ, bảo lãnh vay vốn…”.
Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, đây đều là các yêu cầu “quá sức” bởi quy định pháp luật hiện nay chưa cho phép, do đó doanh nghiệp cũng chưa thực sự “say”, thực sự mong muốn đầu tư dù nhìn thấy cơ hội. Để “tháo” điểm nghẽn này, Phó Thủ tướng kiến nghị Quốc hội cho thí điểm các chính sách để có thể thu hút các nhà đầu tư lớn của nước ngoài.
Ngoài ra, cần hoàn thiện chính sách huy động vốn của các tổ chức tín dụng cho phát triển hạ tầng giao thông; các chính sách đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước để hỗ trợ cho việc giảm thời gian thu phí của các dự án.
Chính phủ cũng sẽ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tăng cường việc kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện đầu tư; các địa phương đẩy nhanh tiến độ GPMB; quy hoạch các mỏ vật liệu xây dựng cho các dự án; có giải pháp hiệu quả để kiểm soát chất lượng công trình; Quản lý tốt công tác khai thác, sử dụng các công trình giao thông bằng hình thức BOT; quản lý việc thu phí, kiểm soát giá phí phù hợp; xử lý kịp thời tranh chấp giữa người dân và chủ đầu tư.
Theo Danviet
Bộ Giao thông ra 'tối hậu thư' với nhà đầu tư cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
Nhà đầu tư cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận được cho đã vi phạm hợp đồng, chậm tiến độ với dự án quan trọng.
Bộ Giao thông Vận tải vừa thông báo việc vi phạm hợp đồng BOT đầu tư cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận với các nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án.
Theo Bộ Giao thông, hiện nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án vẫn chưa có đủ 100% vốn chủ sở hữu và chưa ký được hợp đồng tín dụng; so với yêu cầu, 2 việc này đã bị chậm lần lượt là 7 tháng và 6 tháng.
Ngoài ra, doanh nghiệp dự án có khoản chi chưa rõ mục đích 80,4 tỷ đồng (chỉ với nội dung "rút tiền"), và cho một doanh nghiệp khác vay 120 tỷ đồng mà chưa giải trình làm rõ.
"Việc sử dụng vốn chủ sở hữu đã huy động với nội dung chi chưa rõ ràng và cho vay, trong khi không đáp ứng đủ kinh phí giải phóng mặt bằng theo yêu cầu của địa phương là không thực hiện đúng quy định, ảnh hưởng lớn đến tiến độ dự án", văn bản của Bộ Giao thông nêu.
Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận sẽ nối tiếp với cao tốc TP HCM - Trung Lương. Ảnh:Xuân Hoa
Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận là dự án quan trọng, tuy nhiên theo Bộ Giao thông, các yêu cầu của Bộ nhằm thúc đẩy việc triển khai dự án không được nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án thực hiện đầy đủ và kịp thời.
Do đó, Bộ Giao thông thông báo, nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án đã vi phạm hợp đồng; yêu cầu doanh nghiệp huy động đủ vốn chủ sở hữu đến cuối tháng 7 và ký hợp đồng tín dụng vay vốn trong vòng 2 tháng. Hết thời hạn này, Bộ Giao thông sẽ chấm dứt hợp đồng dự án nếu doanh nghiệp dự án không thực hiện yêu cầu.
Dự án cao tốc Trung Lương- Mỹ Thuận giai đoạn 1 thuộc địa bàn tỉnh Tiền Giang dài trên 51 km, thiết kế 6 làn xe. Dự án được đầu tư gần 15.000 tỷ đồng do 6 doanh nghiệp tham gia theo hình thức BOT. Dù được kỳ vọng sẽ rút ngắn thời gian lưu thông từ TP HCM đến các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của khu vực Tây Nam bộ, giảm tải cho quốc lộ 1, nhưng tiến độ dự án đang rất ì ạch, khó hoàn thành vào năm 2018 như dự kiến.
Mới đây, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các bên liên quan đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án này để hoàn thành vào năm 2019.
Đoàn Loan
Theo VNE
Phó Thủ tướng chỉ đạo đánh giá toàn diện tác động môi trường dự án nhận chìm Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 7732/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về việc nhận chìm vật, chất của Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng. Ảnh Internet Phó Thủ tướng giao Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chủ trì, phối hợp...