Phó thủ tướng: TP.HCM cần một khái niệm ‘bình thường mới’ khác

Theo dõi VGT trên

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng khái niệm “bình thường mới” tại TP.HCM phải khác với các địa phương còn lại, đặc biệt sau khi đạt miễn dịch cộng đồng.

“Mở rộng vùng xanh, khoanh chặt nhiều lớp vùng đỏ” là chiến lược được Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh nhiều lần với 19 tỉnh, thành phía Nam trong suốt 3 tuần áp dụng Chỉ thị 16.

Dù Thủ tướng và Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19 (Ban chỉ đạo) đã có định hướng rõ, thực tế áp dụng ở nhiều địa phương đã làm lộ ra những điểm yếu khiến kết quả chống dịch chưa như kỳ vọng. Thẳng thắn thừa nhận những hạn chế này, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ ra nhiều lỗ hổng và cho rằng đây là bài học kinh nghiệm quý báu đối với công tác chống dịch của Việt Nam.

Sau chuyến đi thăm 6 tỉnh phía nam Sông Hậu hôm 7-8/8, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19, chia sẻ với báo chí về khả năng chia 19 tỉnh, thành phố phía Nam thành 3 nhóm với các chiến lược chống dịch cụ thể.

sao số ca nhiễm vẫn tăng?

- Trong chuyến thăm 6 tỉnh vùng nam Sông Hậu vừa qua, Phó thủ tướng nhắc nhiều về xây dựng một vùng xanh khu vực này. Vì sao chúng ta có cách tiếp cận này?

- Một tháng trước, khi vào TP.HCM trực tiếp khảo sát, chúng tôi đã hình thành ngay chiến lược sơ bộ.

Tình hình TP.HCM rất khó khăn nên buộc phải khoanh lại bằng cách áp dụng Chỉ thị 16. Ngay sau đó, Ban chỉ đạo tính toán phải khoanh vùng rộng hơn xung quanh TP.HCM vì nếu không, cả khu vực sẽ lập tức “đỏ” rất nhanh vì lượng lớn người dân tìm cách từ TP.HCM tỏa ra. Do đó, toàn bộ 19 tỉnh, thành phía Nam buộc phải giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 dù nhiều địa phương chưa đến mức độ này.

Đúng như dự liệu ban đầu, vừa qua, tất cả địa phương báo cáo nếu không thực hiện Chỉ thị 16 thì tình hình bây giờ rất phức tạp.

Phó thủ tướng: TP.HCM cần một khái niệm bình thường mới khác - Hình 1

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi về công tác điều trị tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang. Ảnh: VGP/Đình Nam.

Bây giờ, Ban chỉ đạo đã tương đối điều chỉnh được định hướng chống dịch riêng cho vùng TP.HCM và một số địa bàn lân cận. Chiến lược chung là mở rộng thật chắc chắn các vùng xanh, đẩy các vùng đỏ co cụm lại, khoanh thật nhiều lớp, cố gắng để khu vực xanh có thể trở lại cuộc sống bình thường mới.

Cụ thể là thúc đẩy Bình Phước và các tỉnh vùng nam Sông Hậu củng cố vững chắc và hình thành vùng xanh bền vững, lâu dài để làm “vùng hậu cứ”. Từ đây, chúng ta tiếp tục mở rộng vùng xanh để bó chặt vùng đỏ TP.HCM lại. Còn trên địa bàn TP.HCM, phải giữ vững, mở rộng từng khu vực xanh.

- Đến nay, 19 tỉnh, thành phía Nam đã bước sang tuần giãn cách thứ 3 theo Chỉ thị 16, nhưng các ca bệnh vẫn tăng, nhiều tỉnh còn tăng nhanh. Nguyên nhân vì sao?

- Lãnh đạo các tỉnh, thành nơi tôi đến làm việc vừa qua đều nhận thấy một điều rằng nếu tất cả địa phương thực hiện Chỉ thị 16 nghiêm ngặt, ở tất cả cấp độ và không để lọt thì đương nhiên dịch bệnh sẽ không lan ra và tăng lên như vậy.

Nguyên nhân chính khiến số ca bệnh chưa giảm, một số nơi còn tăng là các tỉnh, huyện, thậm chí xã dù rất cố gắng, thực tế có chỗ chưa thực sự giãn cách người với người, nhà với nhà.

Ví dụ, lãnh đạo các địa phương đều phàn nàn là tại sao thực hiện Chỉ thị 16 rồi mà vẫn còn hàng chục, hàng trăm người dân tự phát lọt qua các chốt rồi tản về tỉnh, thành khác.

Phó thủ tướng: TP.HCM cần một khái niệm bình thường mới khác - Hình 2

Hàng nghìn người từ TP.HCM và các tỉnh, thành phía Nam đổ về quê những ngày cuối tháng 7. Ảnh: Minh Quý.

Chúng ta ghi nhận nỗ lực và chia sẻ khó khăn với địa phương. Địa bàn rất rộng, nhiều nơi đường sá đi lại rất khó kiểm soát. Nhưng cũng phải khẳng định đây là trách nhiệm cả tất cả cấp ủy Đảng, chính quyền, cũng như mọi người dân.

Nếu chúng ta làm nghiêm quy định giãn cách thì sau khoảng 2 tuần là thấy kết quả tương đối rõ rệt, thường sau tuần thứ 3 và cùng lắm là tuần thứ 4 sẽ kiểm soát tốt. Làm chặt thì có thể giữ được thời gian giãn cách ngắn, còn làm lỏng thì không còn cách nào khác là kéo dài giãn cách, hệ quả là kinh tế thiệt hại, người dân mệt mỏi.

Nếu tất cả cấp ủy, chính quyền cùng quyết tâm làm thật nghiêm thì những ngày giãn cách còn lại hoàn toàn có thể giúp kiểm soát tốt tình hình. Tôi không nói là sẽ hết sạch ca bệnh, nhưng điểm nóng sẽ được khoanh lại ở những nơi cụ thể, vây bằng nhiều lớp.

Còn cả khu vực sẽ hình thành được vùng xanh để làm hậu cứ, song song với tiếp tục kiểm soát dịch bệnh tại TP.HCM và vùng lân cận.

Giữ thật chắc vùng xanh

Video đang HOT

- Một vấn đề nổi lên trong thời gian áp dụng Chỉ thị 16 là dù cùng thực hiện phương châm “4 tại chỗ”, dường như không phải tỉnh nào cũng làm được?

- Phương châm “4 tại chỗ” được Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19 đặt ra từ hơn một năm trước. Nhưng đến nay, dễ thấy việc mua sắm vật tư thiết bị, chuẩn bị chỗ để cách ly tập trung, thu dung điều trị giữa các địa phương có sự khác nhau.

Dù đã nói phải xây dựng kịch bản để hướng tới tình huống xấu hơn, chỉ sau khi dịch tại TP.HCM bùng phát rất nặng, nhiều địa phương mới bắt đầu xây dựng kịch bản cao hơn. Đây là bài học kinh nghiệm.

Chỉ sau khi dịch tại TP.HCM bùng phát rất nặng, nhiều địa phương mới bắt đầu xây dựng kịch bản cao hơn. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam

Nếu chỉ có 1-2 địa phương nặng thì còn tập trung dồn sức hỗ trợ được như Bắc Ninh, Bắc Giang trước đây. Không thực hiện tốt “4 tại chỗ” và đặc biệt, nếu không thực hiện nghiêm ngặt giãn cách, để nhiều nơi cùng bị nặng thì sẽ không có lực lượng chi viện, lúc đó, hậu quả rất lớn.

Một thực tế khác là nhiều địa phương tập trung nguồn lực để dập các điểm nóng dịch, trong khi vùng xanh chưa được chú ý, dẫn đến tình trạng vùng xanh ngày càng bị thu hẹp, như tại TP.HCM.

Khi đợt dịch thứ 4 bùng phát, Thủ tướng và Ban chỉ đạo đều nhấn mạnh phải thực hiện quyết liệt cả 2 mũi – truy vết, khoanh vùng ổ dịch và giữ bằng được vùng an toàn. Tuy nhiên, nhiều nơi chưa chú ý lắm đến mũi thứ 2.

Nhiều nơi sau khi Ban chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc và nêu ra vấn đề này, địa phương đã bắt tay vào thực hiện. Nhưng sau một thời gian thấy vùng đỏ nóng quá thì lại nghiêng sức dồn sang các vùng nóng và quên mất một điều là để có thể dập được dịch ở vùng đỏ thì vùng xanh cũng phải thật vững chắc.

Tôi rất mừng vì gần đây, kể cả TP.HCM và các tỉnh phía Nam đã chú ý hơn đến mũi giữ vùng xanh. Điều rất đáng quý là tinh thần giữ vùng xanh không chỉ xuất phát từ chỉ đạo của tỉnh mà một số địa phương đã tự đứng lên, đăng ký và tổ chức để giữ cho cụm, ấp, xã của mình thành vùng xanh.

Phó thủ tướng: TP.HCM cần một khái niệm bình thường mới khác - Hình 3

Công tác tổ chức xét nghiệm giữa các địa phương rất khác nhau. Ảnh: Phạm Ngôn.

- Tổ chức xét nghiệm giữa các tỉnh, thành phố rất khác nhau. Thực tế có tỉnh dùng nhiều bộ xét nghiệm nhanh mà tình hình dịch vẫn không tốt hơn nơi khác. Hiện tượng này được giải thích thế nào?

- Xét nghiệm là vấn đề thuộc chuyên môn của ngành y tế và ngành y tế đã có hướng dẫn. Nhưng việc xét nghiệm đòi hỏi rất nhiều ở sự nhạy bén của địa phương gồm Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC), y tế, và lãnh đạo địa phương.

Điều tôi nhận thấy khi làm việc với các địa phương là nơi nào ngành y tế báo cáo và diễn nôm được các vấn đề chuyên môn với lãnh đạo tỉnh để chỉ đạo thật sát thì công tác chống dịch nói chung và việc xét nghiệm nói riêng ở đó hiệu quả hơn.

Điều quan trọng là địa phương phát huy sáng tạo để có biện pháp xét nghiệm hiệu quả. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam

Mục tiêu lớn nhất của chúng ta là phát hiện được F0, truy vết, xét nghiệm, bóc F0 ra khỏi cộng đồng. Nhưng có cách làm hiệu quả thì tiết kiệm hơn được cả về t.iền bạc và nhân lực. Còn nơi nào không chủ động, không căn cứ được vào thực tiễn của địa bàn, không phát huy được sáng tạo sát thực tiễn thì thường dùng rất nhiều xét nghiệm. Đây cũng là một kinh nghiệm.

Tôi đã yêu cầu ngành y tế cập nhật ngay hướng dẫn về xét nghiệm, địa bàn nào sử dụng công nghệ nào, loại xét nghiệm nào tùy vào tình hình diễn biến của dịch, tần suất cụ thể ra sao để hiệu quả và cố gắng tiết kiệm. Chống được dịch rồi nhưng tốn ít t.iền hơn thì vẫn tốt hơn.

Tuy nhiên, hướng dẫn của Bộ Y tế là khuôn mẫu chung cho cả nước. Điều quan trọng là địa phương phát huy sáng tạo để có biện pháp xét nghiệm hiệu quả.

Phó thủ tướng: TP.HCM cần một khái niệm bình thường mới khác - Hình 4

Nhiều địa phương chủ động, sáng tạo trong công tác điều trị nhằm giảm tỷ lệ bệnh nhân chuyển nặng. Ảnh: Việt Linh.

- Về công tác điều trị, theo ông, chúng ta cần rút kinh nghiệm gì?

- Phác đồ điều trị Covid-19 của Bộ Y tế là mô hình 3 tầng điều trị. Nhưng một số địa bàn cụ thể đã có cách vận dụng sáng tạo, phù hợp với tình hình.

Tôi nhận thấy nhiều nơi phân định người nhiễm không có triệu chứng riêng và không coi họ là người bệnh. Những người này được quản lý chặt, không để tiếp xúc, lây ra bên ngoài và được chăm sóc tốt, cung cấp dinh dưỡng, ăn ngủ tốt, có chỗ vận động thì sức khỏe tăng lên, tỷ lệ chuyển sang có triệu chứng giảm đi rất nhiều.

Ví dụ tại Củ Chi (TP.HCM) và một số nơi thì trong 100 người, chỉ 20 người có triệu chứng, còn 80 người sẽ tự khỏi. Nơi làm sáng tạo thì tỷ lệ này xuống dưới 10%, thậm chí có nơi rút xuống 5%. Còn nơi làm không tốt, để F0 có triệu chứng ở chung với người không triệu chứng, điều kiện chật chội, không gian kín, không có chỗ vận động thì tỷ lệ này có thể lên tới 30%.

Kinh nghiệm là cần phát huy sự sáng tạo của bên dưới. Muốn giảm tỷ lệ t.ử v.ong ở tầng điều trị trên cùng thì phải giảm ở tầng thấp nhất, sao cho không phải chuyển lên tầng trên. Đây là một trong những kinh nghiệm rất quý rút ra từ thực tiễn chống dịch vừa rồi.

Cố gắng giữa tháng 9 kiểm soát dịch phía Nam

- Làm thế nào để các tỉnh, thành cân bằng giữa việc vừa chống dịch vừa đảm bảo đời sống người dân, duy trì phát triển kinh tế?

- Mục tiêu kép được chúng ta xác định từ khi bắt đầu có dịch nhưng phải luôn luôn cân đối làm sao thực hiện tốt cả hai. Tuy nhiên, hai mục tiêu này nhiều lúc còn mâu thuẫn với nhau nên đây là vấn đề rất đau đầu.

Nếu giãn cách thật rộng, cứ có một ổ dịch là giãn cách ngay cả tỉnh hay toàn quốc thì đương nhiên chống dịch dễ hơn nhưng mục tiêu phát triển kinh tế ảnh hưởng nặng nề hơn. Còn nếu cố gắng giãn cách quy mô thật hẹp thì chống dịch sẽ vất vả hơn nhưng thiệt hại kinh tế nếu chống được dịch sẽ ít hơn.

Nhưng điều đặc biệt quan trọng là dù giãn cách ở quy mô rộng hay hẹp thì phải làm nghiêm thật sự. Nếu giãn cách mà bao vây vòng ngoài, bên trong để nguyên thì dịch sẽ lan bên trong, quy mô giãn cách nhỏ thì dịch lây lan ở khu vực nhỏ, quy mô giãn cách lớn thì dịch lan ở khu vực lớn.

Thủ tướng đã nhiều lần nói trong trường hợp có mâu thuẫn giữa mục tiêu kinh tế và bảo vệ tính mạng, tài sản, sức khỏe của nhân dân thì chống dịch phải nghiêng về phía bảo vệ sức khỏe nhân dân. Tùy từng địa phương, từng thời điểm cân đối giữa 2 mục tiêu này.

Nếu có mâu thuẫn giữa mục tiêu kinh tế và bảo vệ sức khỏe của nhân dân thì chống dịch phải nghiêng về phía bảo vệ sức khỏe nhân dân. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam

Thời điểm hiện nay, tôi cho rằng trên quy mô toàn quốc, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh thì trong thời gian ngắn phải nghiêng về phía chống dịch, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Chúng ta làm thật nghiêm thì sẽ có ách tắc về sản xuất lưu thông, đời sống của người dân bị ảnh hưởng, sinh hoạt bị xáo trộn. Nhưng làm nghiêm trong một thời gian ngắn còn hơn là làm không chặt, không nghiêm, để dịch tiếp tục lây lan dai dẳng thì sẽ rất khó khăn cho công tác chống dịch.

- Thời gian tới, chiến lược để giảm số lượng t.ử v.ong tại các vùng đỏ đậm đặc như TP.HCM là gì?

Trên phạm vi cả nước, chiến lược chung vẫn là làm sao ngăn chặn được dịch, giảm số người nhiễm. Một hệ thống y tế nói chung và hệ thống điều trị của Việt Nam nói riêng nếu quá nhiều người bị nhiễm, chắc chắn quá tải. Ngay lúc không có dịch, rất nhiều bệnh viện tuyến trên đã quá tải.

Thực tế phải thừa nhận ở TP.HCM vừa qua là khi số ca nhiễm tăng, các bệnh viện điều trị Covid-19 quá tải. Bộ Y tế đã chỉ đạo để xây dựng khẩn cấp thêm bệnh viện.

Nhưng một điều quan trọng không kém là phải làm sao tận dụng toàn bộ cơ sở y tế hiện có trên địa bàn, tập trung lực lượng để cứu chữa ngay từ khi người bệnh có triệu chứng nhẹ. Phương châm là “cao hơn một mức, sớm hơn một bước” với mục tiêu giảm tỷ lệ người nhiễm bệnh có triệu chứng và chuyển nặng.

Một số quận tại TP.HCM rất mạnh dạn và sáng tạo, tập trung điều trị ngay từ tuyến dưới (tầng 1). Trung tâm, bệnh viện dã chiến đã tăng cường oxy tập trung, máy thở oxy dòng cao (HFNC) để cứu chữa ngay từ tầng điều trị này. Đây là kinh nghiệm rất quý.

Phó thủ tướng: TP.HCM cần một khái niệm bình thường mới khác - Hình 5

Phó thủ tướng đặt mục tiêu kiểm soát dịch tại TP.HCM vào giữa tháng 9. Ảnh: Phương Lâm.

- Trước thực tế hiện nay, Chính phủ dự kiến bao giờ dịch ở khu vực phía Nam sẽ được kiểm soát?

- Khu vực 19 tỉnh, thành phía Nam phải chia làm 3 cấp độ.

Nhóm một là các tỉnh ở khu vực nam sông Hậu, phải hạ quyết tâm hết thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 sẽ kiểm soát tốt dịch bệnh trên quy mô từng tỉnh và cả khu vực. Kiểm soát tốt không có nghĩa là các tỉnh hết sạch ca bệnh mà phải kiểm soát tốt vùng xanh trong từng tỉnh. Những vùng còn các ổ dịch phải dồn lại, quây nhiều vòng, cả khu vực hình thành vành đai xanh vững chắc.

Nhóm thứ 2 là một số tỉnh còn lại (trừ TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An), chúng tôi cho rằng phải hạ quyết tâm 20 ngày nữa kiểm soát tốt dịch, tức là vùng xanh phải vững, dồn quy mô vùng phức tạp lại. Các tỉnh này có thể quy mô vùng đỏ sẽ lớn hơn nên phải khoanh lại nhiều lớp. Sau 20 ngày, mở rộng vùng này ra.

Nhóm thứ 3 là TP.HCM và một số khu vực của Đồng Nai, Bình Dương, Long An. Đồng Nai, Bình Dương và Long An phải đặt quyết tâm cố gắng cơ bản cuối tháng 8 kiểm soát được dịch. Chậm lắm thì phải cùng với TP.HCM để giữa tháng 9 kiểm soát được dịch bệnh trên cả vùng.

Với nhóm này, khái niệm kiểm soát tốt, kiểm soát được hơi khác các vùng khác.

Chúng ta phải đẩy mạnh tiêm vaccine và giữ vững, mở rộng vùng xanh bên trong địa phương và giữ thật chặt. Khôi phục sản xuất và đi lại của bà con một cách có điều kiện. Đừng quên là tiêm vaccine xong thì người được tiêm rồi vẫn có thể nhiễm bệnh và lây cho người khác. Vaccine chỉ có tác dụng giúp giảm tỷ lệ người bị bệnh nặng.

Như vậy, chúng ta phải có khái niệm “bình thường mới” ở khu vực này khác với bình thường mới của khu vực còn lại. Sau đó, khu vực của TP.HCM phải tạo một vành đai. Bên trong thì thực hiện theo bình thường mới giống như một số nước mở cửa dần trở lại sau khi đã bị nhiễm rất nặng và đạt được miễn dịch cộng đồng. Còn bình thường mới ở các khu vực bên ngoài sẽ tương tự như cả Việt Nam.

Ưu tiên vaccine cho TP.HCM để đạt miễn dịch cộng đồng

Dù địa phương nào cũng mong có vaccine sớm, tất cả đồng tình với tinh thần “tất cả hướng về TP.HCM” bởi lẽ TP.HCM và khu vực Đồng Nai, Bình Dương, Long An đang nhiễm rất nặng và sâu. Chính phủ đã thống nhất ưu tiên dồn vaccine cho khu vực này để đạt được miễn dịch cộng đồng sớm nhất.

Bộ Y tế được Chính phủ giao là đầu mối đàm phán nhập khẩu vaccine và đã ký số lượng lớn, đủ để miễn dịch cộng đồng cho toàn bộ nhân dân Việt Nam, mỗi người tiêm đủ 2 mũi. Nhưng vấn đề là vaccine về lúc nào thì chúng ta không chủ động được.

Tôi dự kiến đến cuối năm vaccine không thiếu, sẽ về rất nhiều. Nhưng trong vài tuần tới, theo Bộ Y tế báo cáo thì các lô được cam kết về rất ít.

Tinh thần là vaccine về đến đâu thì Chính phủ, Thủ tướng đã thống nhất ưu tiên tối đa cho TP.HCM. Ngày 9/8, khi vừa nhận lô 590.000 liều vaccine AstraZeneca, Bộ Y tế đã phân ngay cho TP.HCM 530.000 liều.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kiểm tra công tác phòng chống dịch tại An Giang

"Trước nguy cơ dịch bệnh còn tiềm ẩn trong cộng đồng, An Giang cần quyết liệt hơn nữa để làm sạch địa bàn cùng với các tỉnh trong khu vực hình thành vùng an toàn" - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.

Chiều 8/8, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 dẫn đầu đoàn công tác Trung ương đã khảo sát công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại An Giang.

Sau khi kiểm tra thực tế khu điều trị Covid-19 của Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cùng đoàn công tác Trung ương đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh An Giang về công tác phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh trong thời gian qua.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kiểm tra công tác phòng chống dịch tại An Giang - Hình 1

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng lãnh đạo tỉnh An Giang kiểm tra thực tế khu điều trị Covid-19 của Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang.

Báo cáo nhanh tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình cho biết, tổng số trường hợp mắc Covid-19 trên địa bàn tỉnh này tính từ ngày 15/4 đến nay là 531 trường hợp (có 3 trường hợp tái dương tính), trong đó có 47 trường hợp nhập cảnh. Đã điều trị khỏi 184 trường hợp.

Số trường hợp cách ly tập trung hiện còn quản lý là 2.877 người; cách ly tại nhà 4.657 trường hợp.

Trên địa bàn tỉnh có tổng số 14 cơ sở được sử dụng làm khu điều trị bệnh nhân Covid-19, gồm: 4 Bệnh viện tuyến tỉnh và 10 Trung tâm Y tế tuyến huyện.

Đến nay, An Giang đã trang bị 3 hệ thống xét nghiệm Realtime RT-PCR tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang, Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh tại thành phố Châu Đốc và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, với năng lực xét nghiệm khoảng 1.200 mẫu đơn/ngày.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kiểm tra công tác phòng chống dịch tại An Giang - Hình 2

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cùng đoàn công tác Trung ương có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh An Giang về công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Bên cạnh đó, An Giang được Bộ Y tế phân bổ 4 đợt vắc xin phòng Covid-19 tổng số 126.000 liều. Tỉnh đã tiếp nhận và triển khai tiêm cho các đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết số 21 của Thủ tướng Chính phủ.

Về việc thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, nhìn chung đa số người dân đã ý thức được sự nguy hiểm của dịch bệnh, tin tưởng vào chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nước, tự giác thực hiện giãn cách, hạn chế ra đường không cần thiết.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo tỉnh An Giang kiến nghị Chính phủ hỗ trợ thêm các trang thiết bị (máy giúp thở HFNC, máy tạo ô-xy...), bộ KIT xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR, trang phục phòng hộ cá nhân...

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kiểm tra công tác phòng chống dịch tại An Giang - Hình 3

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu ý kiến chỉ đạo tại buổi làm việc về công tác phòng, chống dịch bệnh tại An Giang.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 biểu dương tinh thần chủ động, nỗ lực phòng, chống dịch của chính quyền và nhân dân tỉnh An Giang trong thời gian qua.

Phó Thủ tướng nhận định: An Giang đã có những cách làm sáng tạo trong công tác phòng, chống dịch, đồng thời tiếp tục thực hiện tốt giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ nhằm quyết tâm khống chế, đẩy lùi dịch bệnh trong cộng đồng.

Trước nguy cơ dịch bệnh còn tiềm ẩn trong cộng đồng, Phó Thủ tướng lưu ý An Giang phải quyết liệt hơn nữa để làm sạch địa bàn cùng với các tỉnh trong khu vực hình thành vùng an toàn.

Đặc biệt, phải mạnh dạn, sáng tạo hơn nữa trong việc kết hợp xét nghiệm nhanh, xét nghiệm RT-PCR mẫu gộp mới có thể tăng tần suất rà soát, sàng lọc diện rộng; trong điều trị người nhiễm Covid-19 (F0), cần phân loại, tách F0 nhẹ, không triệu chứng ở khu riêng, các trường hợp nặng thì cần tập trung điều trị.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bão số 4 đổ bộ vào Quảng Bình - Quảng Trị chiều nay, mưa rất lớn ở 4 tỉnh
12:30:34 19/09/2024
Tin bão số 4 khẩn cấp: Gió giật cấp 10, cách Đà Nẵng hơn 200km
06:28:53 19/09/2024
Bão số 4 áp sát miền Trung, sắp đổ bộ Quảng Bình - Quảng Trị
08:32:54 19/09/2024
Lo sợ lở núi trong đêm, Quảng Trị di dời khẩn cấp hơn 80 hộ dân
22:55:43 19/09/2024
Khoảnh khắc cảnh sát ứng cứu 8 thuyền viên bị chìm tàu giữa biển
06:43:55 19/09/2024
Cháy lớn tại xưởng in giấy ở Hà Nội
20:34:17 19/09/2024
'Rốn lũ' Tân Hóa ngập tới 2m, hàng trăm hộ dân lên nhà phao tránh trú
14:26:33 20/09/2024
Bão số 4 tác động rất rộng, tuyệt đối không xem nhẹ gió cấp 8
12:41:34 19/09/2024

Tin đang nóng

Nghỉ hưu, tôi về làm bảo vệ ở công ty con trai, được trả 5 triệu đồng/tháng nhưng phải chấp thuận một yêu cầu: Ai nghe xong cũng phẫn nộ
19:20:06 20/09/2024
Fan Kpop "nổi điên" với sân khấu đạo nhái của Anh Trai Say Hi
22:29:48 20/09/2024
Quế Vân mất hết công việc sau vụ ồn ào từ thiện tại Hà Nội
21:20:53 20/09/2024
NSND Thế Hiển: Người đàn ông 4 đời vợ, sức khỏe hiện nguy kịch, phải thở oxy
19:00:58 20/09/2024
Bị cáo Trương Huệ Vân ân hận vì giúp sức cho cô ruột chiếm đoạt t.iền của dân
22:17:04 20/09/2024
NTK Thái Công công bố chính thức kết hôn với bạn trai Huy Yves sau 10 năm đồng hành
19:09:08 20/09/2024
Xôn xao hình ảnh khác lạ của "người hùng" U23 Việt Nam Vũ Văn Thanh: Góc nghiêng hốc hác không thể nhận ra
20:30:07 20/09/2024
Thần đồng âm nhạc Charlie Puth và chuyện tình ái trước khi lấy thanh mai trúc mã
19:32:10 20/09/2024

Tin mới nhất

Tàu cá b.ị đ.âm chìm, 12 thuyền viên được cứu vớt, 2 người mất tích

21:38:33 20/09/2024
Ngày 20/9, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có công văn đề nghị các đơn vị liên quan khẩn trương ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn thuyền viên tàu cá BV-99778 TS bị tàu hàng nước ngoài đ.âm chìm trên vùng biển Côn Đảo.

3 mẹ con bị lũ cuốn khi qua cầu tràn ở Nghệ An

21:35:52 20/09/2024
Trên đường về nhà, 3 mẹ con ở xã Tường Sơn (huyện Anh Sơn, Nghệ An) bị nước lũ cuốn trôi. 2 người con kịp thời được cứu sống, còn người mẹ đang mất tích.

Tài khoản bỗng nhận được 660 triệu đồng, tài xế taxi lập tức tìm cách trả lại

21:30:37 20/09/2024
Chiều 20/9, Công an phường Nguyễn Nghiêm (TP Quảng Ngãi) cho biết, một tài xế taxi đã đến trụ sở Công an phường, nhờ tìm chủ nhân của số t.iền 660 triệu đồng chuyển nhầm vào tài khoản ngân hàng của anh để trả lại.

Quảng Bình: Mưa lớn sau bão số 4, ngập nặng ở thượng nguồn sông Gianh

15:45:45 20/09/2024
Hàng chục hộ dân ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình) bị ngập sâu do mực nước thượng nguồn sông Gianh dâng cao, phải sơ tán đến nơi an toàn.

Đưa cần cẩu cỡ lớn vớt nhịp cầu Phong Châu dưới sông Hồng

14:23:52 20/09/2024
Lực lượng chức năng đang đẩy nhanh tiến độ trục vớt và tìm kiếm n.ạn n.hân mất tích sau vụ sập cầu Phong Châu (tỉnh Phú Thọ).

Cô giáo ở Thanh Hóa bị cành cây trong sân trường đè trúng đã qua cơn nguy kịch

14:01:35 20/09/2024
Giám đốc Trung tâm giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Hà Trung, ông Mai Việt Dũng thông tin: Đến trưa nay (20-9) cô giáo Th đã được chuyển ra Bệnh viện Việt Đức Hà Nội điều trị và cô đã qua cơn nguy kịch.

Hà Tĩnh có mưa lớn, di dời nhiều người dân đến nơi an toàn

12:29:47 20/09/2024
Chính quyền địa phương các cấp đã huy động tổ chức đoàn thể khắc phục trước mắt thiệt hại do thiên tai gây ra để ổn định đời sống người dân. Hiện tại, diễn biến mưa lớn thất thường gây ngập lụt cục bộ ở nhiều địa phương.

Quảng Bình: Cảnh báo người dân không đi qua ngầm tràn ngập sâu, nước chảy xiết

12:22:57 20/09/2024
UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu các lực lượng chức năng, địa phương tuyên truyền để người dân tuyệt đối không đi qua các ngầm tràn này.

Nỗ lực 'hồi sinh' vùng trồng đào Nhật Tân sau bão lũ

12:21:05 20/09/2024
Vậy mà mưa bão vừa qua làm nhiều gốc đào ngập úng, thối rễ đã được gia đình ông nhổ đi, phơi khô để đốt bỏ, còn một số cây đang được chăm sóc với mong muốn được cây nào hay cây đó, giảm bớt thiệt hại.

Cây rừng gãy đổ làm mẹ con thương vong tại Lâm Đồng

12:14:56 20/09/2024
Trên đường đi làm vườn, 3 người trong gia đình tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, đi cùng xe máy, bất ngờ bị cây rừng ngã đổ đè trúng làm 2 mẹ con thương vong.

Vụ sập cầu Ngòi Móng: Sở Giao thông Vận tải Hòa Bình báo cáo nguyên nhân

10:59:13 20/09/2024
Liên quan đến vụ sập cầu Ngòi Móng ở Hòa Bình, Sở Giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Hòa Bình vừa có văn bản báo cáo UBND tỉnh về sự cố công trình xây dựng trong quá trình khai thác sử dụng tại cầu Ngòi Móng.

Quảng Nam: Mưa lớn gây thiệt hại tại huyện miền núi Nam Trà My

20:39:19 19/09/2024
Tuyến đường ĐH5 đi Trà Vân bị sạt 2 điểm (tại khu vực làng ông Sinh và làng ông Bích) sạt taluy dương đất đá tràn xuống đường, hiện chỉ lưu thông bằng xe máy, xe ô tô chưa lưu thông được.

Có thể bạn quan tâm

Cha con 'đại gia' điện gió miền Tây lãnh án vì hành vi l.ừa đ.ảo

Pháp luật

23:49:35 20/09/2024
Chỉ đạo cấp dưới lập khống hồ sơ 2 hạng mục của dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác, chiếm đoạt hơn 7 tỷ đồng, cha con đại gia điện gió miền Tây lãnh án 14 năm tù.

Nico Williams dính vận đen

Sao thể thao

23:36:43 20/09/2024
Nico Williams dính chấn thương và buộc phải dùng nạng sau chiến thắng 2-0 của Athletic Bilbao trước Leganes ở trận đấu sớm thuộc vòng 6 La Liga rạng sáng 20/9 (giờ Hà Nội).

Đồ nhựa hay đồ thủy tinh đựng thực phẩm có hại hơn? Rất nhiều người hiểu sai

Sáng tạo

23:25:45 20/09/2024
Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ và nhiều nghiên cứu khác đã chỉ ra một trong những nguyên nhân có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu và ung thư, đó là dùng đồ nhựa trong việc ăn uống, cụ thể như:

Mẹ ruột Kasim Hoàng Vũ bật khóc: "Tôi mong trời đất soi xét lại"

Sao việt

23:13:31 20/09/2024
Tôi là mẹ mà còn khâm phục Kasim, chưa bao giờ Kasim gọi cho tôi than đau, than cực, than khổ. Kasim còn là người con rất có hiếu - mẹ Kasim Hoàng Vũ nói.

Công bố 5 Chị đẹp tiếp theo nhập cuộc: MisThy - Ngọc Thanh Tâm và 1 học trò "quay lưng" với Thu Phương!

Tv show

23:03:22 20/09/2024
Tối 20/9, chương trình Chị Đẹp Đạp Gió công bố 5 mỹ nhân tiếp theo là Ngọc Thanh Tâm, MisThy, Maitinhvi, Kiều Anh và vận động viên Châu Tuyết Vân sẽ xuất hiện để tranh tài trong mùa 2.

"Xôi lạc bánh khúc đây" bất ngờ xuất hiện trên show truyền hình Hàn Quốc

Nhạc quốc tế

22:42:46 20/09/2024
Giai điệu Xôi lạc bánh khúc đây được idol người Việt Hanbin mang lên sân khấu khiến người hâm mộ không khỏi tự hào.

Triệu Lệ Dĩnh đón tin vui

Sao châu á

22:39:00 20/09/2024
Truyền thông Hoa ngữ mới đây đưa tin, nữ diễn viên Triệu Lệ Dĩnh vừa được bổ nhiệm giữ chức Phó chủ tịch Hiệp hội Phim ảnh của tỉnh Hà Bắc.

Hé lộ sân khấu chứng kiến Tuấn Hưng "kết đoàn" với Duy Mạnh: BTC đã tính cả chuyện diễn dưới mưa!

Nhạc việt

22:36:44 20/09/2024
Đêm nhạc của Duy Mạnh và Tuấn Hưng sẽ tổ chức vào tối 21/9 ở Tam Đảo. Sơ đồ bán vé và chỗ ngồi cũng đã được đăng tải với tổng cộng 7 hạng vé được bán ra cho đêm nhạc này.

Giải mã loạt chi tiết đáng chú ý nhất 'The Crow'

Phim âu mỹ

22:01:04 20/09/2024
Sau 30 năm kể từ phiên bản đầu tiên kinh điển, thương hiệu The Crow chính thức trở lại với dự án phim mới, được lấy cảm hứng từ chính truyện gốc của James O Barr.

Cô gái 19 t.uổi đeo mặt nạ 1 tỷ đồng trong bộ phim đang gây "sốt" phòng vé Việt là ai?

Hậu trường phim

21:56:46 20/09/2024
19 t.uổi nhưng đã dắt túi nhiều vai diễn gây dấu ấn trong lòng khán giả, nữ diễn viên trẻ này hứa hẹn sẽ mang đến nhiều sắc màu mới cho làng điện ảnh Việt trong tương lai.

Độc lạ: Tặng váy ngủ xuyên thấu, tất lưới và áo cô dâu cho vùng lũ, CĐM cạn lời

Netizen

21:29:52 20/09/2024
Những ngày qua, người dân khắp nơi đều đang hướng về đồng bào chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ. Bên cạnh quyên góp t.iền mặt, nhu yếu phẩm thì một số cá nhân còn ủng hộ cả những bộ trang phục.