Phó Thủ tướng: Tiền lương với công chức tăng cao hơn tốc độ tăng giá
Báo cáo việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn do Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày có nội dung về rà soát, đánh giá và chấn chỉnh tổ chức bộ máy, biên chế.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Từ 2011 đến nay đã có 3 lần điều chỉnh lương cơ sở, 2 lần tăng phụ cấp công vụ”.
Phó Thủ tướng khẳng định, việc cải cách chế độ công vụ, công chức đã được tích cực triển khai, phấn đấu đến năm 2015 phê duyệt đề án vị trí việc làm của 70% các cơ quan, đơn vị, tiếp tục thực hiện thi tuyển, thi nâng ngạch công chức theo nguyên tắc cạnh tranh, thí điểm thi tuyển công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý.
Công tác tinh giản biên chế sẽ tuân theo nguyên tắc không làm tăng nhưng cũng không… giảm biên chế, bảo đảm tuyển dụng mới không quá 50% số công chức ra khỏi biên chế; 50% số biên chế còn lại bổ sung cho lĩnh vực cần tăng.
Về tiền lương, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khái quát, từ 2011 đến nay đã 3 lần điều chỉnh tăng lương cơ sở, 2 lần tăng phụ cấp công vụ với mức điều chỉnh cao hơn tốc độ tăng giá.
Ông Phúc cũng nhắc việc tại kỳ họp này, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua việc điều chỉnh tăng 8% đối với lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công và tiền lương đối với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang có thu nhập thấp (hệ số lương từ 2,34 trở xuống) từ 1/1/2015.
Chính phủ cũng đã thành lập Ban Chỉ đạo TƯ về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công, chỉ đạo xây dựng Đề án cải cách chính sách tiền lương đến năm 2020. Tuy nhiên, do khó khăn trong việc bố trí nguồn để thực hiện nên Chính phủ sẽ tiếp tục hoàn thiện và trình Đề án vào thời điểm thích hợp.
Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, Chính phủ nhắc đến việc xây dựng Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, trình Quốc hội tại kỳ họp này. Chính phủ cũng chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy và học; đổi mới công tác thi, kiểm tra, đánh giá, nhất là đối với kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia và tuyển sinh cao đẳng, đại học; tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng giáo viên.
Cơ quan điều hành, quản lý lĩnh vực cũng tiếp tục rà soát điều chỉnh và tổ chức lại mạng lưới trường đại học, cao đẳng đến năm 2020 phù hợp với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực cả nước, vùng và địa phương. Đổi mới công tác xây dựng chương trình đào tạo với sự tham gia của nhà quản lý, người sử dụng lao động; xây dựng và công bố chuẩn đầu ra từng ngành đào tạo. Bảo đảm sự phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp; chú trọng hướng nghiệp, tư vấn lựa chọn ngành nghề cho học sinh.
Kiểm soát chặt chẽ việc nâng cấp, thành lập trường đại học, trường cao đẳng và mở ngành đào tạo mới; chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo gắn với thị trường lao động. Thực hiện nghiêm công tác hậu kiểm đối với các cơ sở đào tạo. Tăng cường kiểm tra giám sát việc xây dựng và đầu tư cơ sở vật chất, phát triển đội ngũ giảng viên.
Vấn đề bảo đảm an toàn nợ công, nợ Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc báo cáo, đến cuối năm 2013, nợ công bằng 54,2% GDP, nợ Chính phủ 42,3% GDP; dự kiến cuối năm 2014 nợ công khoảng 60,3% GDP, nợ Chính phủ 46,9% GDP, nằm trong giới hạn cho phép theo quy định .
Thời gian tới, Phó Thủ tướng quả quyết, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo quản lý chặt chẽ nợ công; tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay. Cơ cấu lại nợ công theo hướng tăng tỷ lệ vay trong nước với thời hạn dài hơn, lãi suất thấp hơn . Kiểm soát chặt chẽ việc trả nợ đối với các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh và thu nợ đối với các khoản vay về cho vay lại. Bố trí nguồn từ ngân sách nhà nước trong giới hạn theo quy định và sử dụng Quỹ tích lũy trả nợ để bảo đảm trả nợ đúng hạn. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, tăng cường quản lý nợ công gắn với đổi mới cơ cấu ngân sách nhà nước theo hướng lành mạnh, tích cực.
Video đang HOT
Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 nợ công khoảng 60,2% GDP, nợ Chính phủ khoảng 46,6% GDP, bảo đảm trong giới hạn an toàn cho phép theo quy định.
Cũng trong lĩnh vực kinh tế, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc báo cáo thêm việc 10 tháng qua, đã tái cơ cấu được 119 doanh nghiệp (trong đó có 100 doanh nghiệp được cổ phần hoá). Nhà nước đã thoái vốn được trên 3.500 tỷ đồng, cao hơn 3,6 lần so với 2013.
DNNN được xác định chỉ tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt, thiết yếu và quốc phòng an ninh. Nhà nước quản lý chặt chẽ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp, sử dụng đúng mục đích theo quy định. Hầu hết các tập đoàn, tổng công ty nhà nước làm ăn có lãi, vốn chủ sở hữu được bảo toàn và phát triển, đóng góp vào ngân sách nhà nước tăng.
Thời gian tới, Chính phủ khẳng định chỉ đạo tiếp tục hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh tái cơ cấu, tập trung vào cổ phần hóa, thoái vốn ngoài ngành, nâng cao năng lực quản trị, hiệu quả hoạt động; tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh.
Mục tiêu phấn đấu đặt ra là đến cuối năm 2015 hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa 432 doanh nghiệp.
P.Thảo
Theo Dantri
Nghề nào đang có lương "khủng" nhất Việt Nam?
Phi công, tiếp viên hàng không và quản lý nhân sự... vẫn luôn là những ngành nghề cho mức thu nhập "khủng" nhất Việt Nam năm 2014.
Có Tổng giám đốc ngân hàng lương 6-7 tỷ đồng/năm.
1. Phi công:
Theo bảng lương 5 năm từ 2008 đến 2013 được Vietnam Airlines (VNA) công bố gần đây nhất, mức lương năm 2013 của phi công bình quân đạt 74,8 triệu đồng/tháng. Mức này đã giảm 4,5 triệu đồng so với năm 2012, và 6,7 triệu đồng so với năm 2011.
Lương tháng của phi công và tiếp viên Vietnam Airlines.
Tuy vậy, ở thời điểm hiện tại, mức lương nói trên của nghề phi công cho VNA vẫn là con số đáng mơ ước với nhiều người. Nhưng theo ý kiến của nhiều người, mức lương "khủng" nói trên tương xứng với áp lực, khối lượng và tính chất của công việc điều khiển máy bay. Không những phải đối mặt với áp lực của người "nắm giữ" tính mạng của hàng trăm hành khách, phi công còn là nghề đầy rủi ro, yêu cầu độ tập trung, trình độ cao. Trước đó, họ phải trải qua một quá trình khá dài và khắc nghiệt để rèn luyện nghề.
2. Tiếp viên hàng không:
Thu nhập bình quân của tiếp viên hàng không luôn gây sự tò mò của mọi người. Trong thông tin công bố gần đây của VNA, mức lương dành cho tiếp viên hàng không từ năm 2008 đến 2013 đã tăng lên đáng kể. Nếu như năm 2008, lương tháng của những tiếp viên là 9,8 triệu đồng, thì đến 2013 đã tăng lên 18,7 triệu đồng/người/tháng. Con số kỷ lục đạt được là 19,2 triệu đồng vào năm 2012.
Tiếp viên hàng không tại Việt Nam luôn có mức lương cao nhất.
Cũng như phi công, tiếp viên hàng không là nghề "đi quanh năm" trên máy bay. Tuy nhiên, áp lực của nghề này có phần thấp hơn so với những người làm nghề phi công. Cùng với lương tháng cố định, tiếp viên hàng không cũng có cơ hội có thêm thu nhập từ việc buôn bán hợp pháp các loại hàng hoá xách tay. Tuy nhiên, nghề tiếp viên không hào nhoáng như nhiều người vẫn tưởng, mà khá vất vả và phải làm việc xa nhà, không cố định giờ giấc. Bù lại, cơ hội thăng tiến của nghề này tương đối nhanh. Do vậy, tính đến thời điểm hiện tại, ngoài mức lương tương đối hấp dẫn, tương xứng với đặc thù nghề nghiệp thì những cơ hội trong nghề cũng là một trong các yếu tố khiến không ít bạn trẻ đam mê trở thành tiếp viên hàng không.
3. Nhân viên cao cấp tại khách sạn:
CEO người nước ngoài tại khách sạn cao cấp có mức lương 210 - 320 triệu đồng/tháng.
Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, hiện trong nước có khoảng 5.000 khách sạn 3-5 sao nhưng hầu hết các khách sạn đình đám nhất, nằm ở vị trí đẹp nhất đều phải thuê công ty nước ngoài quản lý. Với 10.000-15.000 USD/tháng (tương đương 210-320 triệu đồng/tháng) là mức lương trung bình của CEO người nước ngoài của một khách sạn cao cấp tại Việt Nam.
4. Sếp ngân hàng:
Có Tổng giám đốc ngân hàng lương 6-7 tỷ đồng/năm.
Đã có một khảo sát về tình hình lương của các CEO ngân hàng, trong đó "khủng" nhất là lương của một CEO ngân hàng thương mại cổ phần nằm trong top 10 tới 1 triệu USD/năm, tức hơn 20 tỷ đồng. Một số CEO ở các ngân hàng lớn hưởng lương từ 4,8 - 7 tỷ đồng/năm, còn các CEO khác cũng thu nhập trên dưới 2 tỷ đồng mỗi năm.
Và có Tổng giám đốc ngân hàng lương 6 - 7 tỷ đồng/năm là chia sẻ của một sếp ngân hàng ở TP HCM khi cổ đông chất vấn về mức thù lao của Hội đồng quản trị tại ĐHCĐ thường niên 2014 của ngân hàng này tổ chức mới đây.
5. Quản lý nhân sự , dịch vụ tài chính kỹ thuật
Mức lương được trả cao nhất hiện nay thuộc về doanh nghiệp hoạt động tại TP HCM, trong lĩnh vực công nghệ sinh học, cho vị trí giám đốc kinh doanh với mức lương 161 triệu đồng/tháng. Còn tại Hà Nội, mức lương cao nhất được dành cho vị trí giám đốc nhân sự của một tập đoàn sản xuất, với mức 147 triệu đồng/tháng. 3 lĩnh vực được trả lương cao nhất trong quý II/2013 bao gồm: dịch vụ tài chính - kỹ thuật, bán hàng và tiếp thị. Riêng tại TP HCM, lĩnh vực bán hàng và tiếp thị được trả lương cao nhất. Ngoài ra, dựa theo Bảng thống kê mức lương/tháng tại từng vị trí trong ngành nhân sự dựa theo Salary Guide 2014 (Cẩm nang lương bổng 2014) của tập đoàn Adecco cho thấy nhân sự đang là một những nghề có tiềm năng lương "khủng" ở Việt Nam.
Bảng thống kê mức lương/tháng tại từng vị trí trong ngành nhân sự dựa theo Salary Guide 2014 (Cẩm nang lương bổng 2014) của Tập đoàn Adecco.
Hiện nay, một sinh viên mới ra trường làm ngành nhân sự có thể tìm được việc làm với mức lương tối thiểu 5 triệu đồng/tháng, cấp trưởng phòng được trả hơn 1.000 USD/tháng và các vị trí giám đốc nhân sự có thể có thu nhập từ 2.500 đến 3.000 USD/tháng. Thậm chí những tập đoàn lớn của nước ngoài đang trả lương 4.000 USD/tháng cho vị trí này tại Việt Nam. Điều này cho thấy, nghề nhân sự đã xác lập được vị trí quan trọng không thể thiếu cho sự phát triển của doanh nghiệp.
6. Nhân viên dầu khí:
Nhân viên dầu khí có mức thu nhập 16,2 triệu đồng/tháng.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương năm 2011, thu nhập bình quân của nhân viên PetroVietnam là 16,2 triệu đồng mỗi tháng, cao nhất trong số 17 tổng công ty và tập đoàn của Nhà nước. Và cho đến nay mức thu nhập này vẫn luôn cao và dầu khí luôn là một nghề "hot".
Theo Kiến Thức
"Tăng lương mà không đuổi kịp tăng giá thì còn khổ hơn" Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sỹ Kiêm cho rằng tăng lương mà không giảm lạm phát thì vô nghĩa. Nhiều đại biểu Quốc Hội cho rằng, không thể trì hoãn thêm việc tăng lương hết năm nay qua năm khác. Nếu không làm cho người lao động có đời sống bảo đảm để tái sản xuất sức lao động thì...