Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình làm việc tại Lâm Đồng
Chiều 20-12, đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với Tỉnh ủy Lâm Đồng.
Đồng chí Đoàn Văn Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã báo cáo với Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cùng đoàn công tác về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2019.
Những năm qua, tỉnh Lâm Đồng đã ban hành, chỉ đạo thực hiện nhiều nghị quyết, chương trình, kế hoạch phát triển vùng dân tộc thiểu số. 5 năm gần đây, tổng nguồn vốn đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt 3,49 nghìn tỷ đồng. Các dự án có vốn đầu tư ngoài ngân sách vào vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là 5,8 nghìn tỷ đồng.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình làm việc với tỉnh Lâm Đồng
Vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều thay đổi, khởi sắc, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo các Bộ cũng đã giải đáp những kiến nghị, đề xuất về nguồn vốn của tỉnh Lâm Đồng trong việc đầu tư, nâng cấp QL27, QL55, đèo Bảo Lộc, đường Trường Sơn Đông… Về bố trí nguồn vốn sắp xếp, quy hoạch tái định cư trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Video đang HOT
Đồng chí Nguyễn Xuân Tiến, Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng báo cáo với Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình và đoàn công tác
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã biểu dương và đánh giá cao những kết quả mà tỉnh Lâm Đồng đã đạt được trong năm qua. Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng đã có những tiến triển rõ nét, tỉ hộ hộ nghèo giảm mạnh qua từng năm; Giáo dục đào tạo được chú trọng; Khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe được quan tâm; Đời sống vật chất và tinh thần của bà con ngày càng được cải thiện…
Tuy nhiên, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số phần lớn vẫn còn gặp khó khăn, chưa bắt kịp được sự phát triển chung; Nguy cơ tái nghèo cao; Vẫn tồn tại di dân tự do; Tình trạng xuống cấp hệ thống giao thông trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số….
Phó Thủ tướng biểu dương những kết quả mà tỉnh Lâm Đồng đã đạt được trong năm qua
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cũng đã chỉ ra những điều kiện thuận lợi của tỉnh Lâm Đồng trong việc phát triển kinh tế, như có TP Đà Lạt là nơi nghỉ dưỡng hàng đầu cả nước và nổi tiếng khu vực; Thế mạnh về phát triển nông nghiệp công nghệ cao; Có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào như cao lanh, bô xít…
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đề nghị tỉnh Lâm Đồng bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; Tiếp tục quan tâm, trú trọng phát triển trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Nỗ lực ngăn chặn tình trạng di dân tự do; Mở rộng kết nối với các vùng; Đẩy mạnh giải pháp phòng chống dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi; Đảm bảo công tác bảo vệ và phát triển rừng; Làm tốt công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực; Giải quyết dứt điểm các vụ khiếu nại tố cáo, không để phát sinh điểm nóng…
Về các đề xuất của UBND tỉnh Lâm Đồng trong việc cải tạo, nâng cấp một số quốc lộ trên địa bàn và bố trí nguồn vốn để thực hiện các dự án, Phó Thủ tướng Trường Hòa Bình giao cho các bộ, ngành xem xét, phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng xây dựng kế hoạch, ưu tiên nguồn để thực hiện trong thời gian sớm nhất, trong đó có nguồn vốn để sắp xếp tái định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đam Rông.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình trao 50 triệu đồng của Báo CAND cho 50 sinh nghèo vượt khó Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS huyện Lạc Dương
Cũng trong dịp này, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã trao 50 triệu đồng Quỹ bảo trợ học sinh dân tộc thiểu số, học sinh nghèo báo CAND cho 50 sinh nghèo vượt khó Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS huyện Lạc Dương và 50 triệu đồng của Ủy Ban dân tộc của Quốc hội cho 50 gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Mê Linh, huyện Lâm Hà.
Tối ngày 20-12, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình dự lễ khai mạc Festival hoa Đà Lạt năm 2019 tại quảng trường Lâm Viên.
Khắc Lịch
Theo CAND
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế lĩnh vực pháp luật
Ngày 2-11, tại Trụ sở Chính phủ, đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực, Trưởng Ban chỉ đạo tổng kết Chỉ thị số 39-CT/TW của Ban Bí thư ngày 9-12-2009 về hợp tác quốc tế lĩnh vực pháp luật, đã chủ trì hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chỉ thị này.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình chủ trì hội nghị. Ảnh: VGP
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh cho biết, các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp đã được triển khai thực hiện trên cơ sở bám sát 5 nguyên tắc, định hướng của Chỉ thị số 39. Từ năm 2009 đến năm 2019, thực hiện định hướng chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, trên cơ sở các định hướng, nguyên tắc hợp tác quốc tế được xác định tại Chỉ thị số 39, các cơ quan, tổ chức, địa phương đã tích cực triển khai đàm phán, đề xuất ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về pháp luật và tư pháp, trong đó có các điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự, hình sự, dẫn độ, chuyển giao người bị kết án phạt tù giữa Việt Nam và các nước trên thế giới. Đàm phán, xây dựng và triển khai các chương trình, dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nhấn mạnh, việc tổng kết Chỉ thị 39 có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh chúng ta đang tổng kết Nghị quyết 48-NQ/TW về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam định hướng đến năm 2020. Kết quả tổng kết này góp phần vào việc đề xuất với cấp có thẩm quyền định hướng, chính sách công tác đối ngoại, cải cách hành chính, cải cách tư pháp trong tình hình mới. Nhiều kết quả khi thực hiện Chỉ thị 39 góp phần hỗ trợ cả về nguồn lực và kinh nghiệm trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật, bạn bè quốc tế cũng hiểu rõ hơn hệ thống pháp luật Việt Nam, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước. Phó Thủ tướng đề nghị tiếp tục chủ động hội nhập quốc tế, hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp và đủ bản lĩnh để hội nhập có hiệu quả.
* Cùng ngày, UBMTTQ TPHCM tổ chức Hội thi tuyên tuyền pháp luật qua hình thức sân khấu hóa. Các đội đem đến nhiều tiểu phẩm vui tươi, đặc sắc tập trung tuyên truyền về những nội dung cốt lõi của Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 19-10-2018 của Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM về thực hiện Cuộc vận động "Người dân thành phố không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch và giảm ngập nước" và Chỉ thị số 23-CT/TU về "Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố".
Phát biểu tại hội thi, Chủ tịch UBMTTQ TPHCM Tô Thị Bích Châu nhấn mạnh, thời gian qua, nhiều địa phương đã thành lập các câu lạc bộ, tổ, nhóm tuyên truyền pháp luật với hình thức sân khấu hóa ở địa bàn dân cư. Nhiều nội dung về tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước được sân khấu hóa qua các tiểu phẩm vui, có tác động đến các tầng lớp nhân dân ý thức chấp hành pháp luật, tích cực tham gia các phong trào thi đua, các cuộc vận động xã hội do UBMTTQ TPHCM phát động. Hội thi giúp đội ngũ cán bộ mặt trận các cấp và các tổ chức thành viên hệ thống MTTQ giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và kỹ năng nghiệp vụ về phổ biến giáo dục pháp luật đến người dân.
Kết quả, giải nhất thuộc về đội UBMTTQ quận Thủ Đức, giải nhì thuộc về đội UBMTTQ quận 9 và giải 3 thuộc về đội UBMTTQ quận Tân Bình.
PHAN THẢO - HOÀI NAM
Theo SGGP
Nhà kính tác động thế nào đến cảnh quan, môi trường TP. Đà Lạt? Bên cạnh những lợi ích trong phát triển nông nghiệp 4.0 thì nhà màng, nhà kính còn có những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan tại TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) gây tăng nhiệt độ và lũ cục bộ, đẩy lùi mảng xanh. Sáng 17/10, tại TP. Đà Lạt, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật...