Phó Thủ tướng “thúc” các bộ ngành tập trung cho Diễn đàn kinh tế thế giới
Khẳng định Diễn đàn kinh tế thế giới là một trong những hoạt động đối ngoại quan trọng của Việt Nam trong năm 2018, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương, nỗ lực hết sức, tập trung nguồn lực, bảo đảm tổ chức Hội nghị thành công về mọi mặt.
Chiều 9/8, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh chủ trì cuộc họp với các Bộ, ngành liên quan về công tác chuẩn bị, tổ chức Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF ASEAN), sẽ diễn ra tại Hà Nội từ ngày 11-13/9.
Tại cuộc họp, Ban Tổ chức Hội nghị và các bộ, ngành, địa phương liên quan đã rà soát tổng thể, kỹ lưỡng công tác chuẩn bị cho Hội nghị WEF ASEAN, nhất là nội dung, chương trình, sự tham dự của lãnh đạo cấp cao tại Hội nghị, công tác lễ tân, vật chất hậu cần, tuyên truyền, văn hóa, an ninh, y tế nhằm bảo đảm tổ chức thành công Hội nghị WEF ASEAN về mọi mặt.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh chủ trì cuộc họp
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định Hội nghị WEF ASEAN là một diễn đàn lớn và có uy tín trong khu vực, thu hút sự tham dự của lãnh đạo cấp cao các nước trong khu vực, các tổ chức quốc tế và đông đảo lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu thế giới.
Đây là một trong những hoạt động đối ngoại quan trọng của nước ta trong năm 2018, góp phần tích cực củng cố, nâng cao hơn nữa vị thế đất nước; quảng bá mạnh mẽ Việt Nam, tạo cơ hội cho các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp tiếp cận và mở rộng hợp tác với các tập đoàn hàng đầu, nắm bắt các ý tưởng mới, xu thế phát triển của thế giới và khu vực.
Phó Thủ tướng cho biết, lãnh đạo Đảng và Nhà nước quan tâm, coi trọng ý nghĩa nhiều mặt của Hội nghị WEF ASEAN, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương liên quan chuẩn bị tốt cho Hội nghị này. Phó Thủ tướng chỉ đạo việc tổ chức Hội nghị WEF ASEAN cần bảo đảm đạt hiệu quả tổng thể về chính trị, đối ngoại, kinh tế, văn hóa; tổ chức trọng thị, chu đáo mọi mặt, nội dung, tuyên truyền, lễ tân, an ninh, vật chất, hậu cần.
Video đang HOT
Lãnh đạo Chính phủ nhấn mạnh, quá trình chuẩn bị cho Hội nghị WEF ASEAN đã đi vào giai đoạn khẩn trương, Ban Tổ chức và các bộ, ngành, địa phương liên quan phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, quyết liệt, khẩn trương, nỗ lực hết sức, tập trung nguồn lực cho hoàn tất công tác chuẩn bị Hội nghị nhằm bảo đảm tổ chức Hội nghị thành công về mọi mặt.
Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu các Bộ ngành tập trung mọi nguồn lực chuẩn bị cho WEF ASEAN
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đề nghị các bộ, ngành, địa phương liên quan cần tranh thủ Hội nghị WEF ASEAN để quảng bá mạnh mẽ tiềm năng, lợi thế, môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy hợp tác với các tập đoàn hàng đầu và các đối tác; chỉ đạo Ban Tổ chức phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, liên quan làm nổi bật hình ảnh và dấu ấn của Việt Nam tại Hội nghị.
Với chủ đề “ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng công nghiệp lần thứ 4″, WEF ASEAN sẽ có gần 60 phiên thảo luận, Hội nghị là diễn đàn để các nhà lãnh đạo và các doanh nghiệp hàng đầu thế giới và khu vực chia sẻ ý tưởng, chính sách, biện pháp về phát triển khởi nghiệp, tranh thủ cơ hội cũng như hợp tác giải quyết các vấn đề CMCN 4.0 đặt ra cho các nước ASEAN và khu vực.
Hội nghị dự kiến sẽ có khoảng 800 – 1.000 đại biểu tham dự. Đến nay, lãnh đạo cấp cao của hầu hết các nước ASEAN và một số nước trong khu vực, các tổ chức quốc tế lớn và đông đảo lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu thế giới đã khẳng định tham dự.
Đây là cơ hội tốt để các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp Việt Nam quảng bá mạnh mẽ kinh tế Việt Nam, tiềm năng, cơ hội hợp tác đầu tư kinh doanh, kết nối và thúc đẩy hợp tác với các tập đoàn hàng đầu thế giới có tiềm lực về thị trường, tài chính và công nghệ cao.
Châu Như Quỳnh
Theo Danviet
Phó Thủ tướng: "Bây giờ các huyện không muốn thoát nghèo"
Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, các Bộ cần tiếp tục hoàn thiện khung khổ thể chế, trong đó đôn đốc để sớm ký văn bản liên quan đến xác định huyện nghèo. "Cần lập hội đồng bỏ phiếu đàng hoàng, vì tình trạng bây giờ các huyện không muốn thoát nghèo" - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Chiều nay (28/2), tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia - đã chủ trì Phiên họp của Ban chỉ đạo để đánh giá về các kết quả trên và đặt ra mục tiêu tiếp theo của năm 2018, tiến tới thực hiện thành công mục tiêu của cả giai đoạn 2016- 2020.
Năm 2017, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững đã đạt được những kết quả toàn diện, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ giao. Cả nước có 34,4% số xã đạt chuẩn nông thôn mới trong khi chỉ tiêu là 31%. Tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 1,51% trong khi chỉ tiêu Quốc hội giao năm 2017 giảm từ 1,3-1,5%.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: "Không để tồn tại tâm lý không muốn thoát nghèo như một số nơi hiện nay".
Phó Thủ tướng cho rằng, kết quả nổi bật là hoàn thiện khung khổ văn bản pháp lý cho cả giai đoạn 2016- 2020 với bộ tiêu chí mới về nông thôn mới, tiếp cận đa chiều về giảm nghèo bền vững và theo kế hoạch đầu tư công trung hạn; bộ máy chỉ đạo điều hành hoàn thiện, thông suốt từ trung ương tới địa phương; nhiều cách làm mới, mô hình hay gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, biến đổi khí hậu và phát triển sinh kế bền vững,...
Cả nước huy động được gần 400.000 tỷ đồng (vốn nhà nước, đóng góp của tổ chức, doanh nghiệp, nhân dân, vốn tín dụng ngân hàng)- con số rất cao so với nhiều năm trước cho 2 chương trình này trong năm 2017, tạo ra nguồn lực lớn để hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.
Trong năm 2018, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị các Bộ là thành viên Ban chỉ đạo, các địa phương quán triệt phương châm: "Chủ động, quyết tâm, sáng tạo, quyết liệt, hiệu quả" trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.
Trong đó, Phó Thủ tướng nhấn mạnh: "Với khung khổ pháp lý chung mà Chính phủ ban hành thì bài học chủ động rất quan trọng đối với thực tiễn sinh động và với nhân dân, các địa phương, đồng thời đặt lên trên hết là tính hiệu quả trong thực hiện, đầu tư".
Phó Thủ tướng đề nghị các bộ tiếp tục hoàn thiện khung khổ thể chế, trong đó đôn đốc để sớm ký văn bản liên quan đến xác định huyện nghèo.
"Cái này đã trên bàn của Thủ tướng. Chúng tôi rất thận trọng. Còn 1 huyện cuối cùng là huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) bằng điểm với huyện khác, nếu đưa anh ấy vào thì phải đưa cả anh kia, mà trước đây các cơ quan xét duyệt chúng tôi không chấp nhận, yêu cầu anh Dung (Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - PV) về lập hội đồng bỏ phiếu đàng hoàng, vì tình trạng bây giờ các huyện không muốn thoát nghèo" - Phó Thủ tướng nói rõ.
Phiên họp của Ban chỉ đạo để đánh giá về các kết quả trên và đặt ra mục tiêu tiếp theo của năm 2018.
Lãnh đạo Chính phủ nêu quan điểm "có vào, có ra", muốn bổ sung vào danh sách huyện nghèo thì phải có huyện thoát khỏi danh sách này. Phó Thủ tướng khẳng định, số đưa ra khỏi danh sách huyện nghèo không phải cắt ngay các chính sách, chế độ mà tiếp tục cho hưởng ít nhất 3 năm, đến hết nhiệm kỳ.
Trong năm nay, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức các hội nghị chuyên đề để thúc đẩy phát triển hạ tầng, mô hình sản xuất các khu vực bãi ngang ven biển, nhân rộng các mô hình nông thôn mới kiểu mẫu; hoàn thành xây dựng tiêu chí huyện nghèo mới để khuyến khích các địa phương vươn lên thoát nghèo, không để tồn tại tâm lý không muốn thoát nghèo như một số nơi hiện nay.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Lào và Campuchia là hai nước có tầm quan trọng đặc biệt đối với Việt Nam Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh nhấn mạnh: Lào và Campuchia là hai nước láng giềng có tầm quan trọng đặc biệt đối với an ninh, ổn định và phát triển của Việt Nam, quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam với hai nước bạn đã được dày công vun đắp bởi nhiều thế hệ....