Phó thủ tướng Thái Lan từ chức vì bê bối hối lộ
Lãnh đạo đảng cầm quyền Yongyuth Wichaidit chiều nay rút lui khỏi nội các, vì một vụ bê bối liên quan tới cáo buộc nhận hối lộ và lo ngại gây ra hậu quả chính trị cho chính phủ.
Phó Thủ tướng Thái Lan Yongyuth Wichaidit vừa quyết định từ chức chiều nay. Ảnh: BangkokPost
“Tôi quyết định từ chức phó thủ tướng và bộ trưởng nội vụ”, AFP dẫn lời Yongyuth phát biểu chiều nay. Ông nói thêm rằng quyết định sẽ có hiệu lực từ ngày 1/10. Tuy nhiên, ông Yongyuth vẫn tiếp tục giữ cương vị Chủ tịch đảng Vì nước Thái và là nghị sĩ của đảng này tại quốc hội.
Video đang HOT
Ông Yongyuth, 70 tuổi, hôm 13/6 bị Ủy ban Chống Tham nhũng Quốc gia Thái Lan (NACC) kết tội phê chuẩn trái phép vụ bán lô đất thuộc sở hữu của hoàng gia cho một nhà phát triển sân golf hồi năm 2000. Khi đó, ông còn là phó thư ký thường trực bộ nội vụ. Tuy nhiên, ông bác bỏ cáo buộc này và vẫn đang theo đuổi vụ việc.
Đảng Vì nước Thái (Puea Thai) cho biết ông Yongyuth quyết định từ chức để giảm căng thẳng trong chính phủ, trong bối cảnh sự chia rẽ phe phái tiếp tục gây ra những bất ổn trên chính trường Thái Lan.
Theo Bangkok Post, ông Yongyuth hiện đảm nhận vị trí quyền thủ tướng trong thời gian Thủ tướng Yingluck Shinawatra đi Mỹ dự kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Căng thẳng chính trị đã tác động tiêu cực lên quốc gia này, kể từ năm 2006, khi thủ tướng Thái Lan bấy giờ là Thaksin Shinawatra bị lật đổ trong một cuộc đảo chính.
Theo VNE
Giả vờ dọa thật
Phát biểu của Chủ tịch đảng cầm quyền AKEL Andros Kyprianou không loại trừ khả năng CH Síp ra khỏi nhóm các nước dùng đồng euro (eurozone) chẳng khác gì một quả bom trên chính trường châu Âu. Gần như ngay sau đó, Chủ tịch quốc hội Stefanos Stefanou đã bác bỏ khả năng CH Síp rời EU và eurozone. Tuy vậy, tác động tâm lý và chính trị trong phát biểu của ông Kyprianou không hề suy giảm.
Phát biểu trên phản ánh tình hình khó khăn của chính phủ CH Síp và hàm ý cả sự răn đe EU theo kiểu "Trạng chết chúa cũng băng hà" nhất là khi nước này đang là Chủ tịch luân phiên EU.
Theo đó, nếu bị ép quá thì CH Síp phải suy tính lại xem có nên ở trong EU và eurozone nữa hay không. Sự ra đi nếu có sẽ tạo tiền lệ và hiệu ứng lây lan, kéo theo vài thành viên nữa gia tăng sức ép để khỏi phải đáp ứng những điều kiện tài chính ngặt nghèo của EU hoặc cũng ra khỏi eurozone, dẫn tới sự tan vỡ đồng tiền chung.
EU không có lựa chọn nào khác ngoài cứu đồng euro và duy trì eurozone bằng mọi giá nên cũng phải cứu CH Síp bằng mọi giá. Ngược lại, nước này cũng chỉ có thể dựa vào EU. Cho nên ở đây là chuyện CH Síp giả vờ nhưng EU không thể không coi đó là dọa thật. Một khi đã vỡ nợ thì việc là thành viên EU và eurozone đâu còn quan trọng đối với người dân CH Síp. Khi đó, họ cũng đâu còn quan tâm đến số phận của EU, eurozone và đồng tiền chung. CH Síp chơi trò tâm lý và biến EU, eurozone và đồng euro thành con tin trong đàm phán về điều kiện cứu trợ mà rồi cũng sẽ đi tới thỏa hiệp thôi.
Theo TNO
Thành viên quốc hội... 19 tuổi Một cô gái mới 19 tuổi nhưng giành được một ghế trong quốc hội Uganda, trở thành nhà làm luật trẻ tuổi nhất của quốc gia Đông Phi này. Proscovia Oromait, mới 19 tuổi và đang chuẩn bị vào đại học, đã đứng ra tranh cử đại diện cho khu vực miền đông Uganda nhằm lấp vào chiếc ghế quốc hội còn trống...