Phó Thủ tướng Thái Lan muốn tình nguyện thử vaccine Covid-19
Phó Thủ tướng Anutin đã bày tỏ mong muốn là người đầu tiên ở Thái Lan được tiêm thử nghiệm vaccine Covid-19.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Y tế Thái Lan, ông Anutin Charnvirakul tình nguyện là người đầu tiên được tiêm thử nghiệm vaccine phòng ngừa virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 do Thái Lan tự sản xuất.
Bộ trưởng Giao thông Thái Lan Saksayam Chidchob cho biết, khi Thủ tướng Prayut Chan-o-cha hỏi trong một cuộc họp với các tình nguyện viên, Phó Thủ tướng Anutin đã bày tỏ mong muốn là người đầu tiên ở Thái Lan được tiêm thử nghiệm vaccine Covid-19.
Giám đốc Viện vaccine quốc gia Thái Lan Nakorn Premsri cho biết, vaccine mRNA do Viện vaccine quốc gia, Cục khoa học y học và Trường đại học Chulalongkorn hợp tác nghiên cứu phát triển ngay từ khi dịch Covid-19 bùng phát. Loại vaccine này đã được thử nghiệm thành công trên chuột và đang tiếp tục thử nghiệm trên khỉ từ ngày 23/5 vừa qua. Nếu các thử nghiệm trên động vật thành công, loại vaccine này sẽ tiếp tục được thử nghiệm lâm sàng trên người trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt.
Phó Thủ tướng Anutin sẽ là tình nguyện viên đầu tiên được tiêm thử nghiệm loại vaccine này. Tiếp đó, Thái Lan sẽ tiêm thử nghiệm cho 800.000 tình nguyện viên có độ tuổi 29 đến 39 vì đây là nhóm có tỷ lệ nhiễm Covid-19 cao nhất tại nước này, tiếp theo là các nhóm nguy cơ khác như người cao tuổi, người có bệnh lý nền.
Phó Thủ tướng Anutin cho rằng nếu các bước thử nghiệm cho kết quả thuận lợi, loại vaccine phòng Covid-19 của Thái Lan sẽ bắt đầu được sản xuất đại trà vào năm 2021 và người dân ở các thành phố lớn sẽ là những người đầu tiên được tiêm chủng./.
Video đang HOT
Thái Lan: Hạn hán và xâm nhập mặn ảnh hưởng nặng nề đến người dân
Theo dự báo của Cục Khí tượng Thái Lan, hạn hán ở nước này sẽ lên đến đỉnh điểm trong tháng Một và Hai và sẽ tiếp tục kéo dài cho tới tháng Năm trước khi có mưa vào tháng Sáu.
Cảnh khô hạn trên cánh đồng ở Bang Pla Ma, tỉnh Suphanburi, Thái Lan. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, mực nước sông Mekong tại tỉnh Nong Khai ở vùng Đông Bắc Thái Lan đã giảm xuống còn 1,83m hôm 9/1, thấp hơn điểm tràn nước trên bờ 10,37m.
Truyền thông sở tại cho biết so với thời điểm này năm 2019, mực nước sông Mekong hiện nay ở Nong Khai thấp hơn 2m, làm xuất hiện những bãi cát trên lòng sông.
Cùng thời điểm này, nông dân địa phương cũng đang phải đối mặt với tình trạng hạn hán. Một số nông dân đã phải sử dụng các đường ống dài để bơm nước sông vào ruộng.
Chiều dài của các đường ông có khi lên tới gần 1km tùy thuộc vào khoảng cách giữa sông Mekong và trang trại.
Việc sử dụng máy bơm và đường ống dài đã làm tăng chi phí trồng trọt do phải dùng nhiên liệu chạy máy bơm gần như cả ngày.
Trong khi đó, tình trạng xâm nhập mặn tại sông Chao Phraya đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới canh tác lúa ở tỉnh Ayutthaya ở miền Trung Thái Lan.
Hầu hết các cánh đồng lúa đều đang bị khô héo, trong khi Chính phủ Thái Lan cấm nông dân sử dụng nước từ hai con sông Chao Phraya và Pasak để trồng lúa trái vụ từ ngày 20/1.
Tình trạng hạn hán vốn đang gây khó khăn cho nông dân dự kiến sẽ trở nên tồi tệ thêm khi nước các sông Pasak và Chao Phraya được dùng để ngăn chặn tình trạng xâm nhập mặn, làm ảnh hưởng tới nước sinh hoạt của các cư dân ở thủ đô Bangkok và khu vực lân cận do chủ yếu dùng nước từ nhà máy nước Samlae.
Cục Thủy lợi Hoàng gia Thái Lan (RID) hiện đang thực hiện các hoạt động được gọi là "búa nước" để làm tăng dòng chảy trên sông Chao Phraya nhằm đẩy lùi nước biển xâm nhập từ Vịnh Thái Lan do nước mặn đang làm ảnh hưởng tới nhà máy nước sạch Samlae ở tỉnh Pathum Thani.
Để thực hiện biện pháp "búa nước," cơ quan quản lý các nhà máy nước đô thị phải hạ thấp mực nước trong khu vực Samlae, trong khi RID xả nước thượng nguồn để đẩy nước biển trở lại Vịnh Thái Lan.
Theo Phó Giám đốc Cơ quan quản lý các nhà máy nước đô thị Raksak Suriyahan, nhà chức trách đã thành công trong việc đẩy nước biển lùi ra khỏi nhà máy nước Samlae từ 5-6km.
Tuy nhiên, các quan chức cũng đang khuyến cáo người dân về việc nước biển sẽ thâm nhập thêm trong hai đợt triều cường vào các ngày 13-14/1 và 26-27/1.
Theo kế hoạch, các cơ quan hữu quan của Thái Lan sẽ chuyển khoảng 500 triệu m3 nước từ sông Mae Klong vào sông Chao Phraya để cải thiện chất lượng nước.
Bên cạnh đó, các quan chức Thái Lan này cũng đang triển khai các dự án khoan 3 giếng ở Bang Khen, Min Buri và Lat Brabang thuộc Bangkok để phục vụ hơn 15.000 hộ gia đình.
Theo dự báo của Cục Khí tượng Thái Lan (TMD), hạn hán ở nước này sẽ lên đến đỉnh điểm trong tháng Một và Hai, và sẽ tiếp tục kéo dài cho tới tháng Năm trước khi có mưa vào tháng Sáu.
Những khu vực được dự báo chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ là 43 tỉnh ở các khu vực miền Bắc, miền Trung và Đông Bắc./.
Theo Ngọc Quang (TTXVN/vietnamplus.vn)
Thái Lan cách ly thêm một du khách Trung Quốc nghi bị viêm phổi lạ Du khách người Trung Quốc hiện đang được cách ly theo dõi và điều trị tại Viện các bệnh truyền nhiễm Bamrasnaradura tỉnh Nonthaburi. Ngày 9/1, thêm một du khách nữ người Trung Quốc đến thủ đô Bangkok, Thái Lan từ thành phố Vũ Hán đã bị cách ly do bị sốt, đưa số trường hợp nghi ngờ nhiễm virus bí ẩn tại...