Phó Thủ tướng: Tăng cường hợp tác quốc tế để quản lý rừng bền vững
Bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên là nhiệm vụ quan trọng nhất của chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bên vững, được Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh khi phát biểu kết luận Hội nghị về bảo vệ, phát triển rừng diễn ra ngày 17/3 tại Nghệ An.
Phó Thủ tướng: “Cần giao công tác bảo vệ, phát triển rừng cho doanh nghiệp và người dân, đảm bảo tất cả diện tích rừng có chủ quản lý cụ thể”.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh những mục tiêu đặt ra như nâng cao năng suất chất lượng và phát huy giá trị của từng loại rừng để tăng giá trị rừng trên đơn vị diên tích. Cùng với đó, góp phần đáp ứng các yêu cầu về giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; tạo việc làm tăng thu nhập, cải thiện sinh kế cho người dân gắn với tiến trình xây dựng nông thôn mới; đảm bảo quốc phòng – an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, nhiệm vụ cụ thể trước mắt là phải tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để bảo vệ rừng và phát triển ngành lâm nghiệp.
“Khẩn trương rà soát, nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, đặc biệt là ban hành, thực thi các sáng kiến tài chính mới để tạo thêm nguồn lực cho phát triển ngành lâm nghiệp, cụ thể: chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với các cơ sở công nghiệp, du lịch sinh thái và nuôi trồng thủy sản, bồi hoàn giá trị hệ sinh thái rừng”, Phó Thủ tướng yêu cầu.
Nhiệm vụ trọng tâm thứ hai là phải nâng cao chất lượng công tác lập và quản lý thực hiện quy hoạch rừng và đất lâm nghiệp. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương sớm hoàn thiện việc rà soát, đánh giá quy hoạch tổng thể rừng cấp quốc gia và cấp vùng, xác định rõ lâm phận ổn định, nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong công tác theo dõi giám sát, cập nhật hiện trạng, diễn biến tài nguyên rừng.
“Các địa phương tổ chức rà soát thực trạng quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp, kịp thời điều chỉnh những bất hợp lý, thống nhất giữa quy hoạch rừng trên bản đồ và trên thực địa”, Phó Thủ tướng nói.
Bên cạnh đó, phải gắn quy hoạch phát triển rừng với tái cấu trúc ngành lâm nghiệp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của ngành lâm nghiệp. Phó Thủ tướng nhấn mạnh “Cả nước, mỗi địa phương phải xác định các sản phẩm lâm nghiệp chủ lực để tập trung bảo vệ, phát triển, đầu tư một cách bền vững”.
Phó Thủ tướng trao đổi với các đại biểu tham dự hội nghị về hướng phát triển kinh tế lâm nghiệp
Một yêu cầu quan trọng cũng được Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh là làm sao tạo động lực để huy động sự tham gia của toàn xã hội vào bảo vệ, quản lý, phát triển và khai thác rừng có hiệu quả.
Theo đó, nhà nước trước hết phải đảm bảo bố trí đủ ngân sách trung ương và địa phương, để đầu tư bảo vệ rừng đồng thời tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế xã hội tham gia công việc này, thông qua việc giao hoặc cho thuê rừng, áp dụng với tổ chức, cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình, cá nhân.
“Giao công tác bảo vệ, phát triển rừng cho doanh nghiệp và người dân, đảm bảo tất cả diện tích rừng có chủ quản lý cụ thể, tạo điều kiện tích tụ đất lâm nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu chủ yếu bằng phương thức liên kết, liên doanh trồng rừng và doanh nghiệp chế biến”, Phó Thủ tướng nói.
Việc tổ chức sản xuất lâm nghiệp phải được thực hiện theo chuỗi sản phẩm từ trồng rừng, thu mua nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Các cơ quan quản lý nhà nước phải có cơ chế chế khuyến khích việc hình thành các doanh nghiệp quy mô vừa và lớn ở từng vùng kinh tế; lấy các doanh nghiệp làm động lực nhằm liên kết chuỗi sản xuất đối với mỗi sản phẩm chủ lực, nhất là sản phẩm xuất khẩu.
Video đang HOT
Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay, phải tăng cường hợp tác quốc tế để đẩy mạnh công tác quản lý rừng bền vững.
Cơ quan quản lý nhà nước cần triển khai hiệu quả, chặt chẽ việc cấp chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn của Việt Nam phù hợp với quy định, thông lệ của quốc tế. Cùng với đó, chuẩn bị các điều kiện, hoàn thành việc đàm phán, ký kết các hiệp định chung với EU và các hiệp định song phương với các nước có tiềm năng để mở cửa thị trường cho thương mại, xuất nhập khẩu lâm sản.
“Đặc biệt coi trọng thị trường nội địa, nhưng phải luôn lấy thị trường khu vực và quốc tế làm mục tiêu để nâng cao sức cạnh tranh, phát triển các sản phẩm ngành lâm nghiệp”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Một yêu cầu quan trọng khác cũng được Phó Thủ tướng nhấn mạnh đối với công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng đó là phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật bảo vệ, phát triển rừng. Thông qua công tác tuyên tuyền để nâng cao sự hiểu biết trong nhân dân về các giá trị to lớn của rừng, trách nhiệm của xã hội, các cấp ủy Đảng, các ngành, các cấp, các thành phần kinh tế xã hội trong việc bảo vệ và phát triển rừng.
Theo Dantri
Phó Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo phòng chống bão tại Hải Phòng, Quảng Ninh
Thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ là chỉ đạo của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đối với chính quyền và nhân dân Hải Phòng trong việc đối phó với bão số 7... Tại Quảng Ninh, Phó Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu bảo đảm an toàn cho du khách.
Chiều nay, ngày 18/10, Phó Thủ Tướng Trịnh Đình Dũng đã có buổi làm việc, kiểm tra công tác phòng chống, ứng phó bão số 7 tại Hải Phòng. Tại đây, Phó Thủ tướng đã yêu cầu lãnh đạo thành phố Hải Phòng thực hiện phương châm "4 tại chỗ" (lực lượng tại chỗ, đảm bảo chỉ huy tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ -pv) để ứng phó với thiên tai.
Cùng đó, Phó Thủ tướng yêu cầu, các cơ quan chức năng nhanh chóng hoàn tất việc kêu gọi các tàu, thuyền đang hoạt động trong vịnh Bắc Bộ vào nơi trú tránh; hướng dẫn, sắp xếp các tàu thuyền đã về đất liền neo đậu đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, đối chiếu thực tế, các địa bàn cấm biển với mọi phương tiện để tránh mọi thiệt hại nếu có bão.
Nhiều khu công nghiệp cho công nhân nghỉ để tập trung thu hoạch hoa màu (ảnh chụp tại Kiến Thụy chiều 18/10: Thái Nga)
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, đây là cơn bão di chuyển nhanh, diễn biến phức tạp nên các địa phương ven biển không thể chủ quan.
Thành phố Hải Phòng hiện đã cơ bản hoàn tất công tác chuẩn bị phòng chống bão số 7. Hôm nay, mọi cuộc họp đã được hoãn để tập trung chống bão.
Người dân chằng buộc mái nhà trước bão ( ảnh chụp tại Đại Hợp, Kiến Thụy)
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng kiểm tra công tác phòng chống bão ở Hải Phòng
Thành phố đã giao cho các địa phương, kể từ 15h ngày hôm nay, 18/10 phải di dân đến nơi an toàn, đặc biệt là khẩn trương di dời người dân ra khỏi vùng xung yếu, trũng thấp và các khu nhà tạm của các làng chài.
Theo báo cáo của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố, tính đến 17h ngày 18/10, đã có hơn 3.000 phương tiện, gần 500 lồng bè đang hoạt động được chằng buộc, neo đậu tại nơi tránh trú bão. Việc nhanh chóng đưa hoa màu từ đồng về nhà cũng được tập trung lực lượng triển khai. Lãnh đạo cơ quan chức năng và Bộ chỉ huy quân sự Hải Phòng cũng đã trực tiếp xuống đồng thu hoạch lúa chạy bão cùng bà con nông dân.
Ông Nguyễn Văn Tùng, chủ tịch UBND TP Hải Phòng xuống đồng thu hoạch lúa cùng nông dân chạy bão số 7
Không chủ quan với diễn biến của bão số 7, UBND thành phố Hải Phòng dự kiến huy động hơn 40.000 người, 1.000 xe ô tô các loại, hơn 500 tàu, xuồng và nhiều nhu yếu phẩm khác để trực bão.
18h tối nay, thông báo cho học sinh các cấp của Hải Phòng nghỉ học trong ngày mai đã được phát ra. Tại các chợ của Hải Phòng người dân đã nhanh chóng mua thêm thực phẩm để đề phòng mưa gió kéo dài.
Tin từ Huyện đảo Bạch Long Vĩ lúc 20h tối nay cũng cho biết, tại huyện đảo hiện có gió cấp 9, giật cấp 10, cấp 11 và có mưa.
Tại huyện đảo Cát Hải có hơn 500 du khách đã được huyện bố trí phương tiện về đất liến an toàn.
Tại Quảng Ninh, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã nhấn mạnh việc đảm bảo an toàn cho du khách tại cuộc họp trực tiếp vào lúc 19h tối nay (18/10), tại trụ sở UBND tỉnh Quảng Ninh với các địa phương của tỉnh về công tác phòng chống cơn bão số 7 (tên quốc tế là Sarika).
Toàn bộ các phương tiện tàu bè được đưa về nơi tránh trú an toàn. Riêng những chiếc thuyền nan được đưa lên bờ
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng nhận định, theo dự báo, đây là cơn bão khá mạnh, nếu các địa phương không chủ động, quyết liệt trong công tác phòng chống thiệt hại sẽ rất lớn.
Theo UBND tỉnh, tính đến 16h ngày 17/10 tỉnh đã thông tin và kêu gọi được toàn bộ 8079/8079 tàu cá các loại về neo đậu an toàn tại các khu tránh trú. Tỉnh Quảng Ninh cũng đã có lệnh nghiêm cấm các tàu, thuyền ra khơi vào sáng ngày 18/10, riêng tàu du lịch tham quan Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long lệnh cấm rời bến bắt đầu từ 12h ngày 18/10.
Lực lượng vũ trang huyện đảo Bạch Long Vĩ đưa người dân từ nơi nguy hiểm về nơi an toàn
Lực lượng vũ trang đã phối hợp với các cơ quan chức năng tỉnh di chuyển 423 khách du lịch (trên các đảo Cô Tô, Quan Lạn, Minh Châu) vào bờ an toàn. Đến thời điểm hiện nay tại các khu du lịch biển đảo còn 15 khách du lịch. Huyện Vân Đồn và Cô Tô đã chỉ đạo các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tổ chức đón tiếp, bố trí nơi ăn, nghỉ, chu đáo an toàn đối với các du khách còn ở lại các đảo.
Tin từ huyện đảo Cô Tô lúc 20h tối nay cho biết, tại đây có mưa nhỏ, gió cấp 6 đến cấp 7, huyện đã di dời 120 người dân từ các nhà bè, thuyền, khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn trên địa bàn huyện.
Nhà cửa người dân được chằng chống cẩn thận
Cấm hoạt động tuyến tàu Lý Sơn - Sa Kỳ
Trước diễn biến bão số 6 và bão HAIMA, UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có công điện khẩn chỉ đạo các đơn vị chủ động đối phó với bão; đồng thời cấm biển đối với các loại tàu thuyền, trong đó cấm hoạt động tuyến tàu cao tốc từ cảng Sa Kỳ ra đảo Lý Sơn và ngược lại từ chiều ngày 17/10.
Lường trước nguy cơ "bão chồng bão", hầu hết các du khách ra đảo Lý Sơn đã trở vào đất liền an toàn, tránh tình trạng mắc lại trên đảo Lý Sơn dài ngày do bão số 7 và bão HAIMA.
Cấm hoạt động tuyến tàu cao tốc Sa Kỳ - đảo Lý Sơn chờ đến khi hết bão.
Theo báo cáo của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, toàn tỉnh có 5.444 tàu cá với 33.806 ngư dân đánh bắt trên biển, hiện chỉ còn 455 tàu cá với 5.109 ngư dân hoạt động trên biển.
Trong đó, hoạt động đánh bắt ở quần đảo Hoàng Sa 04 tàu với 35 ngư dân (hiện đang trên đường chạy về đất liền), hoạt động vùng biển Trường Sa 175 tàu với 3.275 ngư dân, vùng biển phía Nam 164 tàu cá với 910 ngư dân, vùng biển phía Bắc với 39 tàu, 363 ngư dân, chủ yếu đánh bắt ở vùng biển các tỉnh Quảng Bình, Đà Nẵng, Huế... Hiện tại, Bộ đội Biên phòng tỉnh đang duy trì thông tin, hướng dẫn các tàu vào bờ để tránh bão.
Hồng Long
Thu Hằng - Hải Sâm - Tuấn Hợp
Theo Dantri
Lũ chưa rút, hàng ngàn dân leo nóc nhà chờ tiếp tế Mưa lớn kết hợp việc thuỷ điện xả lũ quá nhanh, hàng nghìn hộ dân nơi đây trở tay không kịp. Nước ngập ngang mái nhà, toàn xã bị cô lập dân phải leo nóc nhà chờ tiếp tế...", ông Phan Đình Hùng - Chủ tịch UBND xã Hương Giang (Hương Khê - Hà Tĩnh) cho biết. Theo ông Hùng, toàn xã Hương...